Bài đăng nổi bật

Nhân sự chủ chốt cấp cao

  Nhân sự chủ chốt cấp cao. BCT đã có phương án chính thức về nhân sự chủ chốt trình trung ương đảng, dự kiến trung ương họp vào ngày 16-18 ...

Thứ Năm, 1 tháng 8, 2019

Tin Biển Đông ngày 1-8-2019

Tin Biển Đông ngày 1-8-2019

BTV Tiếng Dân
Cũng xin nhắc lại, hôm 11/7, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình đi thăm và làm việc với Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển. Lúc đó người dân không hề biết gì về vụ căng thẳng ngoài Bãi Tư Chính, bởi ông Phúc không hề mở miệng về vụ này. Ngày hôm sau, dân chúng mới biết tin này, không phải từ báo “lề đảng’, mà từ bài báo đăng trên South China Morning Post ngày 12/7/2019.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Phó TT Trương Hòa Bình thăm lực lượng CSB ngày 11/7. Ảnh: Reuters.
Dù biết lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam đang đối đầu căng thẳng với Trung Quốc ngoài Bãi Tư Chính, ông Phúc không hề lên tiếng phản đối kẻ xâm lược. Nhưng tám ngày sau khi thăm lực lượng Cảnh sát biển VN về, ngày 19/7, Văn phòng Chính phủ ông Phúc có công văn, kêu gọi các địa phương “nghiên cứu chính sách kinh tế của Trung Quốc”:
Công văn Văn phòng Chính phủ “nghiên cứu chính sách kinh tế của Trung Quốc”. Nguồn: Viet-studies
***
Diễn đàn Khu vực ASEAN sẽ khai mạc ở Bangkok ngày 2/8. Nhà nghiên cứu gốc Việt kỳ vọng: Mỹ và quốc tế cần thúc ép Trung Quốc dừng tạo sóng trên Biển Đông, báo Một Thế Giới đưa tin. Nhà nghiên cứu Hai Hong Nguyen, Đại học Công nghệ Queensland, Úc, nói: “Vai trò của Mỹ là không thể chối cãi và rất quan trọng, và họ cần thúc ép Trung Quốc mạnh hơn. Cộng đồng quốc tế cũng cần làm thế. Tất cả các nước đòi chủ quyền cần quốc tế hóa vấn đề này”.
Phát ngôn của Campuchia nhắm vào Mỹ: Giữa lúc căng thẳng, người phát ngôn chính phủ Campuchia nói biển Đông vẫn ổn định, “người ngoài” đừng viện cớ tự do hàng hải để gây rối, trang Trí Thức Trẻ đưa tin. Ông Phay Siphan, phát ngôn viên chính phủ Campuchia trả lời Tân Hoa Xã, nói rằng, tình hình ở biển Đông là ổn định, nếu không có sự can thiệp từ bên ngoài. 
Ông Phay Siphan nói: “Những người bên ngoài [khu vực] không nên tiếp tục khuấy động rắc rối ở biển Đông dưới danh nghĩa tự do hàng hải. Bất kỳ sự can thiệp nào từ bên thứ ba hoặc người ngoài sẽ không chỉ ảnh hưởng đến nỗ lực chung của Trung Quốc và các nước ASEAN, mà còn khơi dậy đối đầu trên biển Đông“.
Cùng tung hứng với Campuchia, ông Vương Nghị ‘nhắn nhe’ các nước ngoài châu Á không ‘gây chia rẽ về Biển Đông’. Còn ông La Tân, tùy viên quân sự Trung Quốc nói ‘không đe dọa bất cứ nước nào’.  Trung tướng Ngô Minh Tiến, Phó Tổng tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, thì muốn “vun đắp cho tình hữu nghị bền lâu… đó không chỉ là tâm nguyện của nhân dân và quân đội Việt Nam và Trung Quốc mà còn là tâm nguyện, khát vọng của thế giới văn minh ngày nay“.
Báo Thời Đại đặt câu hỏi: 35 tàu Trung Quốc hộ tống Hải Dương 8 trên Biển Đông? Nguồn tin từ trang Economic Times của Ấn Độ cho biết, hiện có tổng cộng 35 tàu hộ tống tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 của Trung Quốc, làm thành đội tàu xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trên Biển Đông. Việt Nam cũng đã trao đổi, thông báo sự xâm phạm nghiêm trọng nêu trên với Ấn Độ cùng nhiều nước khác.
Bên cạnh Ấn Độ, Việt Nam cũng đã trao đổi với Mỹ, Nga, Úc và một số nước khác, bày tỏ quan ngại về hành động gây hấn của Trung Quốc khi đe dọa các hoạt động khai thác thăm dò dầu khí trong vùng biển Việt Nam, trong đó có sự tham gia của công ty Nga và công ty Ấn Độ trong nhiều năm qua.
Ngày 31/7/2019, Philippines gửi công hàm phản đối Trung Quốc đưa hơn 100 tàu áp sát đảo Thị Tứ, VnExpress đưa tin. Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin xác nhận thông tin này, sau khi ông nhận được khuyến nghị từ ông Hermogenes Esperon, Cố vấn An ninh Quốc gia Philippines, về phản ứng trước sự kiện Trung Quốc tiếp tục điều nhiều tàu cá đến khu vực gần đảo Thị Tứ, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam hiện do Philippines kiểm soát.
Trước đó, ông Esperon thông báo, nhiều tàu cá Trung Quốc xuất hiện gần đảo Thị Tứ trong tháng 2 và tháng 7: “Có rất nhiều tàu cá Trung Quốc ở đó. Họ đến với số lượng kỷ lục là 61 tàu vào ngày 8/2. Tuy nhiên đến ngày 24/7, con số này đã lên đến 113”. Hiện do có áp thấp nhiệt đới vừa mạnh lên thành bão ở Biển Đông nên các tàu này đã tạm rút.
Trước đó, VnExpress dẫn lời ông Bill Hayton, chuyên gia Biển Đông: Trung Quốc chép lỗi sai của bản đồ Anh để tạo ‘đường 9 đoạn’. Ông Hayton cho biết, Trung Quốc chỉ bắt đầu quan tâm đến Hoàng Sa từ năm 1909. Đầu tháng 6/1909, Trung Quốc bắt đầu khảo sát Hoàng Sa và nêu yêu sách với quần đảo. Nhiều năm sau đó, Trung Quốc không quan tâm và có bất cứ hành động gì thể hiện “chủ quyền” với quần đảo này, thậm chí Trung Quốc còn coi Hoàng Sa là cái “bẫy chết người”, thường xuyên làm đắm tàu thuyền nước ngoài.
Đến tháng 7/1933, Trung Quốc lập nên một danh sách 132 đảo mà nước này cho là của mình ở Biển Đông. Danh sách này được sao chép và biên dịch hoàn toàn từ tiếng Anh, từ một bản đồ thuỷ Văn về Biển Đông do người Anh vẽ năm 1906. “Trung Quốc vô tình sao chép cả các lỗi và nhầm lẫn từ Bản đồ Thuỷ Văn của người Anh mà không hay biết”.
BBC đưa tin: Nhật Bản phản đối việc gây căng thẳng ở Biển Đông. Trả lời câu hỏi của BBC Tiếng Việt về trở ngại liên quan tới hoạt động của giàn khoan Hakuryu-5 và kế hoạch tới đây sau khi Chính phủ Việt Nam thông báo gia hạn thời gian hoạt động của giàn khoan này tại Lô 06.1, Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho biết: “Chính phủ Nhật Bản tin rằng vấn đề liên quan đến Biển Hoa Nam (Biển Đông) có liên quan trực tiếp đến hòa bình và ổn định trong khu vực, và là mối quan ngại chính đáng của cộng đồng quốc tế bao gồm Nhật Bản”.
_______

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét