Bài đăng nổi bật

Nhân sự chủ chốt cấp cao

  Nhân sự chủ chốt cấp cao. BCT đã có phương án chính thức về nhân sự chủ chốt trình trung ương đảng, dự kiến trung ương họp vào ngày 16-18 ...

Thứ Sáu, 22 tháng 2, 2019

Chỉ số tự do kinh tế 2019 của Việt Nam tăng hạng

Chỉ số tự do kinh tế 2019 của Việt Nam tăng hạng

RFA
2019-02-22
Email
Ý kiến của Bạn
Share
Ảnh minh họa chụp tại Cảng Hải Phòng, Việt Nam.
Ảnh minh họa chụp tại Cảng Hải Phòng, Việt Nam.
Reuters
Chỉ số tự do kinh tế năm 2019 (Index of Economic Freedom) của Việt Nam vừa được tăng lên hạng thứ 128 trên thế giới.
Mạng BizHub trích thông tin vừa nêu từ báo cáo của Heritage Foundation công bố hôm 21/2/2019.
Theo đó, điểm số của Việt Nam được cải thiện thêm 2,2 điểm, đạt 55,3 điểm so với năm ngoái. Nguyên nhân có sự gia tăng này là nhờ vào ‘sức khỏe’ tài khóa, tự do đầu tư và môi trường pháp lý.
Theo Heritage Foundation, tự do kinh tế là quyền cơ bản của mỗi con người để kiểm soát lao động và tài sản của chính mình. Trong một xã hội tự do về kinh tế, các cá nhân được tự do làm việc, sản xuất, tiêu thụ và đầu tư theo bất kỳ cách nào họ muốn, trong khi chính phủ cho phép lao động, vốn và hàng hóa được tự do di chuyển.v.v…
Chỉ số bao gồm 12 yếu tố định lượng và định tính, được phân thành bốn loại bao gồm luật pháp, quy mô chính phủ, hiệu quả điều tiết kinh tế và thị trường mở, tại 186 quốc gia.
Chỉ số cho thấy nền kinh tế Việt Nam mở rộng với tốc độ rất nhanh trong năm 2018 và sẽ được hưởng lợi từ căng thẳng thương mại Trung Quốc - Hoa Kỳ.
Heritage Foundation cũng cho biết, để tiếp tục tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, Việt Nam sẽ cần cải cách các doanh nghiệp nhà nước, giảm thâm hụt ngân sách, tăng tính minh bạch trong kinh doanh và tăng cường công nhận quyền sở hữu tư nhân.
Việt Nam cũng cần củng cố thể chế để làm cho chế độ điều tiết hiệu quả hơn, thu hẹp bộ máy quan liêu và làm cho nó minh bạch hơn, củng cố hệ thống tư pháp để thúc đẩy tự do kinh tế.
Chỉ số này dự kiến sẽ là một công cụ hữu ích cho nhiều đối tượng, bao gồm các học giả, nhà hoạch định chính sách, nhà báo, sinh viên, giáo viên và những người trong kinh doanh và tài chính, những người có thể sử dụng chỉ số trong nghiên cứu, chính sách công, kinh doanh và vận động để phân tích 186 nền kinh tế trên toàn thế giới.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét