Bài đăng nổi bật

Nhân sự chủ chốt cấp cao

  Nhân sự chủ chốt cấp cao. BCT đã có phương án chính thức về nhân sự chủ chốt trình trung ương đảng, dự kiến trung ương họp vào ngày 16-18 ...

Thứ Năm, 28 tháng 2, 2019

"CÔNG TY NHÀ CHÙA" VÀ "GIAI CẤP PHÚ TĂNG"

"CÔNG TY NHÀ CHÙA" VÀ "GIAI CẤP PHÚ TĂNG"


“Công ty nhà chùa” và “giai cấp… phú tăng”? 

Bùi Hoàng Tám
Thứ Sáu 22/02/2019 - 02:25

Nếu "đối đầu" với tôn giáo là một sai lầm thì buông lỏng vai trò quản lý Nhà nước, để tôn giáo "lộng hành" cũng là một sai lầm nghiêm trọng.  

Việt Nam hiện có 16 tôn giáo được nhà nước công nhận là Phật giáo, Công giáo, Cao đài, Hòa hảo, Tin lành, Hồi giáo, Bửu Sơn, Kỳ hương, Tứ ân, Hiếu nghĩa... Người viết bài này tôn trọng mọi tôn giáo, tuy nhiên, ít nhiều vẫn nghiêng về Phật giáo bởi tổ tiên từ ngàn năm qua theo tôn giáo này nên cảm tính là khó tránh khỏi. 

Song gần đây, không khỏi đôi chút buồn lòng bởi đã và đang xuất hiện những hiện tượng không đẹp, trái với giáo lý Phật giáo ở một số nơi, số chỗ. Đặc biệt là xuất hiện hiện tượng gọi là "Công ty nhà chùa, thị trường thần thánh, doanh nhân sư sãi, tầng lớp phú tăng" làm ảnh hưởng tới giáo lý tốt đẹp của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. 

Với tư cách một Phật tử, người viết bài này xin đề nghị Chính phủ yêu cầu các cơ quan chức năng báo cáo về việc này đồng thời đề ra một số giải pháp, cụ thể là: 

Một, hạn chế các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này bởi hiện, đã và đang xuất hiện hiện tượng một số doanh nghiệp “nhúng tay” quá sâu, thậm chí coi đây như một “thị trường màu mỡ”. 

Thứ hai, với chức năng quản lý, Nhà nước cần có những qui định chặt chẽ để đưa các hoạt động này vào khuôn khổ theo qui định của luật pháp. 

Thứ ba, cần có qui chế để giám sát nguồn kinh phí thuộc lĩnh vực này một cách có lý, có tình, có tôn trọng tín ngưỡng nhưng cũng có kỉ cương. Tất cả mọi nguồn thu đều phải được minh bạch qua sự giám sát của Nhà nước. 

Thứ tư, tuyên truyền, vận động, thuyết phục nhân dân tín ngưỡng nhưng không u mê, lú lẫn... để bị lợi dụng. Đặc biệt là với lễ dâng sao, giải hạn vốn không có trong giáo lý Phật giáo Việt Nam hiện đang là vấn đề nhức nhối. 

Thứ năm, đề nghị Giáo hội Phật giáo Việt Nam không chỉ thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của mình theo qui định mà còn mong muốn Giáo hội chung tay, góp sức truyên truyền, vận động sư sãi và Phật tử đi tiên phong trong lĩnh vực này. 

Thứ sáu, yêu cầu bắt buộc cán bộ, đảng viên thực hiện đúng chính sách về tôn giáo của Đảng, Nhà nước và làm gương. 

Nếu "đối đầu" với tôn giáo là một sai lầm thì buông lỏng vai trò quản lý Nhà nước, để tôn giáo "lộng hành" cũng là một sai lầm nghiêm trọng. 

Những biện pháp trên chính là giữ gìn sự trong sạch, linh thiêng của Phật giáo, một tôn giáo hiện có số tín đồ đông nhất và lâu đời nhất tại Việt Nam.  

Được biết, Ban Tôn giáo Chính phủ đã có văn bản gửi các địa phương cũng như gửi Giáo hội Phật giáo Việt Nam, trực tiếp trao đổi với lãnh đạo Giáo hội xung quanh phản ánh của dư luận, báo chí nhằm tránh những lệch lạc trong lĩnh vực này. 

Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch Giáo hội cũng vừa có văn bản gửi Ban trị sự GHPGVN các tỉnh, thành phố đề nghị thực hiện nghi lễ trang nghiêm, tiết kiệm, tránh mê tín dị đoan… và khẳng định dâng sao, giải hạn không phải là nghi lễ của Phật giáo.  

Bộ Văn hóa, Thể thao, Du lịch cũng có văn bản đề nghị chấn chỉnh hoạt động dâng sao, giải hạn. 

Đây là những việc làm cần thiết, kịp thời để góp phần làm lành mạnh môi trường văn hóa tâm linh của dân tộc. 

Mọi hoạt động trong đời sống xã hội đều phải tuân thủ pháp luật và chịu sự quản lý của Nhà nước. 
Bùi Hoàng Tám

14 nhận xét :

  1. Lễ hội triền miên , thương mại hóa lễ hội , những hành vi phản văn hóa tại các lễ hội ( giải hạn , cướp ấn , giết súc vật ...) được biện minh là đặc sản ... cùng với đạo đức xã hội xuống cấp thảm hại ; Gây cảm tưởng thời nay " Âm thịnh dương suy ".
    Nội dung bài báo này thật hay và rất cần thiết để những người và cơ quan quản lý quan tâm , giải quyết triệt để tình trạng vô tổ chức hiện nay .
    Trả lời
    Trả lời
    1. Tay Quyết ấy sư gì mà sư, có mà sư hổ mang.
  2. Sao lại "giáo lý tốt đẹp của Giáo hội Phật giáo Việt Nam"? Phải là 'Giáo lý tốt đẹp cao quý của Đức Phật' chứ, thưa tác giả?
    Trả lời
    Trả lời
    1. Tay Thích Thanh Quyết...toán là một trùm Mafia, chuyên kinh doanh nhà chùa.
  3. Tăng ni như anh Quyết kể cũng lãi! Trên quốc hội anh đăng đàn anh nổ, răn dạy con dân; Về PK anh hốt bộn tiền, Một ngày mấy chục ngàn con nhang x 200k x...bằng mấy chục tỷ! (Ai thiếu tiền là không có được). Thu nhập thế chả phú tăng là gì! 
    Trả lời
  4. Bọn buôn thần bán thánh chuyện ngiệp lại gặp đúng giai đoạn con người đang "vỡ oà" cuốn vào vòng mê tín dị đoan cực kì và quan chức lại đang quyết liệt tranh nhau đớp hít thì quả là ngư ông đắc lợi .
    Người mê tín dị đoan là người kiến thức căn bản thấp kém . Hay còn là loại người sống không chủ kiến ai sao mình vậy . Loại này chỉ giỏi bị nắm đầu để phục tòng .Vãi !
    Trả lời
  5. Cấp đất tràn lan để xây tượng đài, xây chùa kinh doanh là sự phát triển lệch lạc. Đó là xâm phạm tài nguyên Quốc gia, làm đảo lộn môi trường sống tự nhiên, cổ súy niềm tin u mê, lú lẫn cho nhân dân hòng dễ bề bóc lột. Nó cũng làm hao hụt nguồn vốn để phát triển công, nông nghiệp và làm hao mòn lòng tin ở những người hiểu biết về sự lãnh đạo của Đảng. Các nhà kinh doanh nói thì rất hay nhưng tất cả chỉ vì lợi nhuận. Các lãnh đạo mới là người phạm tội lớn để cho hiện trạng này xả ra tràn lan. Báo chí có cũng vô tác dụng vì ngay cả VTV còn liên tục gián tiếp tung hô chùa to chuông lớn là gì. Những việc này làm người dân chúng tôi rất bất bình chẳng lẽ Đảng và Nhà nước, Chính phủ không biết sao. Đất nước còn nghèo, cần nguồn vốn để dựng xây và phát triển khoa học thì lại làm ngơ, thậm chí tiếp tay cho những việc nhảm nhí phản khoa học này. Tôi luôn không yên tâm một điều là Tổng bí thư nói gì cũng hay nhưng tại sao bao nhiêu việc tày trời xả ra hàng ngày thì Tổng bí thư không hề có chỉ đạo dẹp yên mà cứ để tái diễn mãi. Đằng sau các dự án này là oan khuất của dân, là lợi ích của các nhà đầu tư và bọn quan tham đấy. Không ngăn chặn những sai trái này thì chiến dịch chống tham nhũng của Đảng sẽ thất bại và chỉ làm trò cười cho thiên hạ mà thôi.
    Trả lời
  6. "Gần mực thì đen" nhà chùa chơi với cq thì sớm muộn gì cũng thành tham nhũng!
    Trả lời
    Trả lời
    1. Vâng, đúng là gần mực thì đen, gần đèn thì chói mắt. Làm sư làm sãi mà không lo tu tỉnh, không lo sống từ bi hỉ xả mà cứ giao du với lũ tham quan, phản động thì cũng hư hỏng mà thôi. Đấy, như Thích Thanh Quyết đấy, dân đang chửi tốc mả nhà nó lên. Hắn là sư nhưng cũng là trùm tổ chức buôn thần bán thánh, là con buôn chính trị có gốc gác nhà chùa.
  7. dậy đĩ vén váy
    Trả lời
  8. Nhờ Thích Thanh Quyết mà chùa Phúc Khánh trở thành nơi kinh doanh ăn nên làm ra với bài dâng sao giải hạn. Ông ấy cũng "có công" thổi bùng tệ mê tín dị đoan từ thủ đô đến Quảng Ninh, từ Hà Nam lên Vĩnh Phúc,... Nhờ tài buôn thần bán thánh nên ông cũng mua được đến 2 khóa đại biểu quốc hụi. Đúng là thời mạt pháp!
    Trả lời
  9. Nhìn hiện tượng nhà nước cho phép các cty kinh doanh xây dựng các ngôi chùa lớn ai cũng nghĩ là ưu ái cho Phật giáo. Nhưng thực chất là không phải như vậy:
    1. Xây chùa rồi bán vé cho người vào chiêm bái là kinh doanh tôn giáo. Chùa là nơi tôn nghiêm để phật tử chiêm bái và tu học, không phải để kinh doanh du lịch.
    2. Tổ chức các lễ hội không đúng với giáo lý đức Phật để kinh doanh vì lợi nhuận thực chất là đưa người ta đến mê tín, làm sai lệch giáo lý của đức Phật gây ra nhiều hiểu lầm và làm xấu đạo Phật. Đó không phải là chủ trương của những bậc tu hành chân chính.
    3. Nhà nước đã thiếu chính xác khi đánh đồng các tôn giáo (có giáo lý) và các tín ngưỡng dân gian nên mới cho rằng nước ta có 16 tôn giáo được nhà nước công nhận. Chính sự thiếu chính xác này đã gây ra sự nhiễu loạn tín ngưỡng hiện nay.
    4. Đạo Phật hành hoạt trên nền tảng giáo lý của Đức Phật chứ không có giáo lý nào là của Giáo hội Phật Giáo Việt Nam
    Trả lời
  10. Nghe đồn, khg biết có thật khg, "xư / me xừ" này là thượng tá Côn an.
    Trả lời
  11. Tư tưởng của Phật giáo truyền thống là từ bỏ vật chất. Còn cái gọi là "Phật giáo" hiện nay ở Việt Nam lại đi ngược lại - tiền là tôn chỉ.
    Thuc tế là, rất nhiều sư cỡ bự bắt buộc phải vào đảng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét