Bản tin ngày 23-2-2019
Tin Biển Đông
Báo Pháp Luật TP HCM đưa tin: Trung Quốc ‘lén’ tập trận tại Biển Đông. Bài báo cho biết: Lực lượng hỗn hợp của quân đội Trung Quốc gồm hải quân, không quân và tên lửa vừa thực hiện chuỗi 20 cuộc tập trận kéo dài 34 ngày ở Biển Đông và vùng Trung Tây Thái Bình Dương thuộc biên chế của Hạm đội Nam Hải.
Hải quân của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLAN) tuyên bố, “nhiều tàu chiến mới của Trung Quốc gồm tàu khu trục trang bị tên lửa dẫn đường Hefei, tàu hộ tống tên lửa Yuncheng, tàu đổ bộ Changbaishan và tàu tiếp liệu Honghu đã tham gia đợt tập trận”.
Đáp lại, Hải quân Mỹ và Anh cũng vừa tổ chức tập trận ở Biển Đông, phía Mỹ triển khai tàu chở dầu tiếp liệu USNS Guadalupe, còn Hải quân Hoàng gia Anh huy động tàu hộ vệ HMS Montrose để tham gia cuộc tập trận hậu cần và an ninh hàng hải. Đây là cuộc tập trận chung lần thứ hai trong năm 2019 của hải quân Mỹ và Anh ở vùng biển này, diễn ra ngày 18/2. Báo Dân Trí có bài: Mỹ – Anh tập trận lần hai trên Biển Đông trong hai tháng.
Trung tá Conor O’Neill, sĩ quan chỉ huy tàu HMS Montrose, cho biết: “Việc chúng tôi có thể thực hiện đợt huấn luyện này và cuộc diễn tập tiếp liệu sau đó là bằng chứng cho thấy mối quan hệ gần gũi giữa hải quân Mỹ và hải quân Hoàng gia Anh”.
RFI bàn về khả năng tàu sân bay Anh và Pháp tuần tra Biển Đông: Viễn ảnh xa vời. Theo đó, trong năm 2019, sân bay Pháp Charles-de-Gaulle chỉ dự kiến hoạt động ở Ấn Độ Dương và ghé Singapore, chứ không đến Biển Đông. Còn “việc Anh Quốc quyết định triển khai tàu sân bay qua Biển Đông không phải là đơn giản, và trong ngắn hạn, hàng không mẫu hạm Mỹ sẽ chưa có bạn đồng hành trên Biển Đông”.
Mời đọc thêm: Quân đội Trung Quốc bật mí về dàn chiến hạm “khủng” đang tập trận ở Biển Đông (Infonet). – Hải quân Anh, Mỹ tập trận huấn luyện chung trên Biển Đông(VOA). – Mỹ – Anh phối hợp, Trung Quốc tập trận lớn trên biển Đông (TP). – Tàu sân bay Pháp sắp được triển khai tới Ấn Độ – Thái Bình Dương (ANTĐ). – 3 nguyên nhân chính để Biển Đông 01 thành công(PT).
Trước ngày Hội nghị Thượng đỉnh Trump – Kim
Trang Đời Sống và Pháp Luật có bài: Hé lộ 4 ưu tiên hàng đầu của Tổng thống Trump trong hội nghị thượng đỉnh với Triều Tiên. Theo đó, “những mục tiêu chính trong hội nghị thượng đỉnh lần 2 về cơ bản giống với mục tiêu tại hội nghị trước đó ở Singapore năm 2018”. Tuy nhiên, Tuyên bố chung sau hội nghị lần đó “không có những điều khoản thi hành cụ thể, khiến các cuộc đàm phán song phương sau đó rơi vào bế tắc”.
Bài báo cho biết: “Các nhà phê bình sau đó cho rằng ông Trump đã quá nhượng bộ nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un”, nên bán đảo Triều Tiên vẫn chưa có hiệp ước hòa bình và Bình Nhưỡng vẫn không có hành động phi hạt nhân hóa rõ ràng.
GS Phạm Quang Tuấn viết chuyện biếm: Tiên đoán thành quả của cuộc họp thượng đỉnh Trump-Kim. “Về nước, Kim tung quân đội và võ khí nguyên tử tấn công Nam Hàn. Miền Nam thua, hàng triệu người Nam Hàn tỵ nạn chạy khắp thế giới. Mỹ cấm vận vài năm, nhưng CHXHCN Triều Tiên thống nhất sống lai rai nhờ đem thiết bị từ miền Nam sang đổi lấy viện trợ của Trung Cộng, và vài tỷ kiều hối mỗi năm. Mỹ bèn xoay qua ve vãn CHXHCN Triều Tiên để tách nước này ra khỏi quỹ đạo Trung Cộng. ODA, FDI đổ vào ào ào. Bắt đầu cải tổ kinh tế (thị trường định hướng XHCN) mà không sợ bị lật đổ. Phép mầu đã đến...”
RFA viết: Người dân Hà Nội và Hội nghị Thượng đỉnh Trump-Kim. Một thanh niên chia sẻ lý do người dân TP Hà Nội trông chờ Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ – Triều: “người ta còn thấy thông tin hạm đội hay tàu chiến của Mỹ đến gần các đảo đá ở Hoàng Sa mà quân đội Trung Quốc không dám tấn công hay làm gì thì đấy giống như hành động vuốt mặt vậy. Mặc dù người dân Việt Nam không dám lên tiếng, nhưng khi thấy ai đó đánh hộ hay khiêu khích hộ mình thì họ rất vui”.
VOA bàn về khu tưởng niệm liệt sĩ Triều Tiên – Chứng tích sự tham chiến của Triều Tiên trong chiến tranh VN. Những người CS thường phê phán chính quyền Việt Nam Cộng Hòa để “nước ngoài” vào gây chiến, nhưng chính họ cũng đã để lính Liên Xô, Trung Quốc và Triều Tiên vào tác chiến trên lãnh thổ Việt Nam. Tháng 9/1966, “Hà nội chấp thuận đề nghị của Bình Nhưỡng gửi 3 liên phi đội không quân hợp lại thành một trung đoàn không quân trang bị với 30 máy bay”.
Mời đọc thêm: TT Trump và Lãnh tụ Kim sẽ gặp riêng tại Hà Nội — TT Trump và Lãnh tụ Kim sẽ gặp riêng tại Hà Nội (VOA). – Thăng trầm lịch sử quan hệ Mỹ – Triều(VNN). – Trump-Kim 2: Số phận của những quan chức ngoại giao Bắc Hàn đào tẩu(BBC). – Mỹ và Nhật Bản thống nhất tiếp tục duy trì trừng phạt Triều Tiên (VTC).
– Thượng đỉnh Hà Nội và giấc mơ đường sắt nối bán đảo Triều Tiên với toàn châu Á(VnEconomy). – ‘Lực sĩ’ C-130 Hercules không quân Mỹ đáp xuống sân bay Nội Bài (TP). – ‘Bản sao’ Tổng thống Donald Trump – Chủ tịch Kim Jong-Un đến Hà Nội, nhiều người vây quanh (TN).
Phe nhóm Lê Thanh Hải lật ngược thế cờ?
Thông Tấn Xã VN đưa tin: Báo điện tử Người Tiêu Dùng bị rút giấy phép hoạt động 3 tháng. Báo điện tử Người Tiêu Dùng bị rút giấy phép hoạt động 3 tháng, bị phạt hành chính 65 triệu đồng và bị yêu cầu “cải chính, xin lỗi đối với thông tin sai sự thật”. Tờ báo này bị phạt vì đăng bài này, dù sau đó đã gỡ bỏ: Nhiều cấp dưới bị bắt giam và kỷ luật nặng, bao giờ ông Lê Thanh Hải và Lê Hoàng Quân “vào lò”?
Báo Người Tiêu Dùng chính là một trong các báo có những bài phê phán mạnh nhất, nhắm vào phe nhóm Lê Thanh Hải, Lê Hoàng Quân, Nguyễn Văn Đua, Tất Thành Cang… vào lúc chiến dịch “đốt lò” của Tổng – Chủ Trọng vẫn còn tiếp diễn ở miền Nam. Bài viết nói trên của báo Người Tiêu Dùng được đăng chỉ 1 ngày sau khi ông Tất Thành Cang bị cách chức Ủy viên Trung ương, Phó bí thư TP.HCM, lúc đó nhiều người nghĩ rằng không chỉ “Sáu Cang” mà cả “Hai Nhựt”, “Ba Đua”…. đều sẽ sớm vào lò.
Tuy nhiên, nhà văn Lưu Trọng Văn lưu ý một chuyển biến quan trọng khi đó: Trong phiên họp bỏ phiếu kỷ luật Tất Thành Cang của Hội nghị Trung ương CSVN, “chỉ 64% ủng hộ cách chức Cang”, nghĩa là khoảng 36% Ủy viên Trung ương tỏ thái độ đứng về phe “Hai Nhựt”. Từ lúc thông tin này xuất hiện tới nay, chiến dịch “đốt lò” ở miền Nam và cuộc điều tra sai phạm Thủ Thiêm hầu như không tiến thêm được bước nào.
Thông thường, quan chức bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhận xét là “sai phạm rất nghiêm trọng” (như ông Đinh La Thăng), sau khi bị cách các chức vụ trong đảng, sẽ bị khai trừ đảng để công an tạm giam và khởi tố. Tuy nhiên, phe “đốt lò” chỉ cách hầu hết các chức vụ lớn trong đảng của ông Tất Thành Cang, rồi không làm gì thêm nữa. Gần 2 tháng sau khi ông Lưu Trọng Văn cung cấp thông tin trên, báo Người Tiêu Dùng chính thức bị trừng phạt.
RFA có bài: Báo Người Tiêu Dùng bị đình bản 3 tháng vì hỏi “Bao giờ Lê Hoàng Quân vào lò?” Bài báo cho biết: Bà Đặng Thị Kim Hiền, Tổng biên tập báo Người Tiêu Dùng “khẳng định không có ý kiến và không ký biên bản vi phạm hành chính”. Gần 2 tháng sau khi bài viết nói trên của báo Người Tiêu Dùng được đăng, Bộ TT&TT mới nhận định bài báo “sai sự thật gây ảnh hưởng nghiêm trọng”, thì mọi người đều hiểu sự tình đằng sau quyết định xử phạt vi phạm hành chính này.
Facebooker Nguyễn Thùy Dương có clip nhận định: Đình chỉ 3 tháng báo Người Tiêu Dùng là đúng hay sai:
Mời đọc thêm: Báo Người Tiêu Dùng bị rút giấy phép hoạt động 3 tháng, phạt 65 triệu (LĐ). – Báo điện tử Người tiêu dùng bị đình bản ba tháng (VNE). – Báo điện tử Người tiêu dùng bị đình bản 3 tháng(PLTP). – Đụng’ đến cựu ủy viên Bộ Chính trị, báo mạng bị đình chỉ 3 tháng (VOA).
Hoa Vi và âm mưu của Trung Quốc nhằm thao túng hạ tầng mạng VN
TS Nguyễn Ngọc Chu viết: Biết Huawei là gián điệp mà vẫn rước vào là có tội với Tổ Quốc. Theo ông Chu, Huawei không chỉ đơn giản là công ty cung cấp dịch vụ mạng viễn thông, mà còn là công cụ phục vụ cho các hoạt động tình báo của Bắc Kinh. “Mức độ gián điệp của Huawei ghê gớm đến nỗi Mỹ phải sợ, châu Âu phải sợ”, đảng Dân Chủ và Cộng Hòa ở Mỹ bất đồng với nhau về rất nhiều mặt nhưng hầu như đồng ý về chủ trương không hợp tác với Huawei và các quốc gia sử dụng thiết bị của công ty này.
Tuy nhiên, lãnh đạo CSVN “vẫn mời chào Huawei. Huawei khẳng định là đối tác lớn của các ‘đại gia’ CN Viễn Thông hàng đầu của Việt Nam. Không những được mời chào, Huawei còn được ưu ái chỉ định nhiều gói thầu”.
Kỹ sư Phạm Phú Khải viết: Tình báo và truyền thông trong nền an ninh quốc gia. Bài viết bàn về thủ đoạn của Bắc Kinh trên “chiến trường” internet: “Vào cuối năm 2017, sau cuộc kết hợp điều tra của hai cơ quan truyền thông ABC và Fairfax mà đã phơi bày những âm mưu tình báo và xâm nhập Trung Quốc lên chính trường và xã hội Úc”, Ông Duncan Lewis, Tổng GĐ cơ quan hữu trách tình báo của Úc, đã cảnh báo chính phủ liên bang, “cần phải rất ý thức về khả năng can thiệp của nước ngoài vào các trường đại học của Úc”.
Công văn được cho là của công an Gia Lai về vụ Huawei là công văn giả, báo Tuổi Trẻ đưa tin: Công an Gia Lai bác tin được tặng điện thoại Huawei. Trước đó, trên mạng xã hội xuất hiện một công văn gửi từ Phòng an ninh kinh tế, Công an tỉnh Gia Lai đến Cục Thuế tỉnh này, với nội dung cảnh báo khi sử dụng điện thoại của Huawei. Thượng tá Trần Ngọc Anh, người phát ngôn Công an tỉnh Gia Lai khẳng định rằng công văn đó là giả.
Mời đọc thêm: Mỹ tuyên bố không hợp tác với các quốc gia dùng thiết bị Huawei(MTG). – Mỹ ra “tối hậu thư” cho các đồng minh về Huawei (DT). – Mỹ sẽ không hợp tác với các nước sử dụng thiết bị Huawei(ICTNews). – Cảng Trung Quốc cấm cửa than Úc: Đòn sốc trả đũa liên quan Huawei? (NLĐ). – Người Trung Quốc mua điện thoại Huawei vì lòng tự hào, nỗi lo cho Samsung và Việt Nam (VN Biz). –Công an Gia Lai lên tiếng về thông tin được tặng điện thoại Huawei (Sputnik).
Sai phạm tại dự án Gang thép Thái Nguyên
Các báo “lề đảng” tiếp tục phê phán các sai phạm ở dự án nhà máy thép đã khiến hàng ngàn tỉ ngân sách trở thành đống sắt vụn. Sau khi nêu đích danh Bộ Công thương và Tập đoàn luyện kim Trung Quốc, ngày 22/2/2019, các báo gọi tên Ngân hàng phát triển Việt Nam (VDB). Báo Thanh Niên đặt câu hỏi: Ngân hàng VDB sai phạm gì tại dự án gang thép nghìn tỉ ‘đắp chiếu’?
Rủi ro cho VDB ở dự án ngàn tỉ: “Đến nay, VDB vẫn chưa thực hiện được việc cơ cấu nợ gốc và lãi cho TISCO. Hàng tháng, VDB vẫn thông báo thu nợ, tính lãi phạt và đang xếp tín dụng của TISCO vào nợ xấu nhóm 5. Đến thời điểm 31/5/2018, TISCO đang nợ VDB 1.573 tỉ đồng”. Trước đó, VDB đã giải ngân 757 tỉ đồng trái quy định cho các nhà thầu dự án.
Báo Tiền Phong đặt câu hỏi về những khuất tất ở Dự án gang thép Thái nguyên: Ðội vốn nghìn tỷ vì Bộ Công Thương can thiệp bất thường? Theo bài viết, chính do đề xuất của Bộ Công Thương, “với việc phụ trách trực tiếp của Thứ trưởng thời đó là ông Lê Dương Quang, TISCO đã được phép tăng tổng mức đầu tư từ 3.843 tỷ đồng lên 8.104 tỷ đồng”.
Mời đọc thêm: Toàn văn kết luận thanh tra DA mở rộng sản xuất giai đoạn 2- Cty Gang thép Thái Nguyên (Infonet). – Đến bao giờ Gang thép Thái Nguyên mới trả nổi khoản nợ hàng nghìn tỷ đồng? — Gang thép Thái Nguyên sai phạm hàng loạt, ế hơn 18 triệu cổ phiếu (VTC). – Cái chết từ những “bệ đỡ” dễ dàng (TBKTSG). – Dự án “đắp chiếu” của gang thép Thái Nguyên: Bộ muốn giữ, doanh nghiệp muốn đi (TT). – Dự án 8.100 tỷ 10 năm hoang tàn, ‘chim đầu đàn’ gãy cánh(VNN).
Các vụ “ăn” đất
Tổng Thanh tra Chính phủ ở Hà Nội đề nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công an thanh tra việc mua bán 10 cơ sở đất “vàng” ở Đà Nẵng, theo RFA. Theo kết luận của TTCP, từ năm 2010 đến năm 2016, chính quyền TP Đà Nẵng “đã thực hiện việc chuyển đổi 52 cơ sở nhà đất thuộc thành phố quản lý sang mục đích khác”.
Trong 10 cơ sở đất “vàng” bị điểm mặt, có “4 cơ sở nhà đất theo quy định phải tổ chức bán đấu giá quyền sử dụng đất, nhưng UBND TP Đà Nẵng lại ký hợp đồng cho thuê và ngay sau đó làm thủ tục bán lại cho bên thuê”.
Chuyện ở xã Vạn Phúc, huyện Thanh Trì: Hàng nghìn m2 đất nông nghiệp bị sử dụng sai mục đích, trang Tài Nguyên và Môi Trường đưa tin. Theo đó, hàng ngàn m2 đất nông nghiệp ở đây đã bị Công ty Mạnh Hoàng biến thành “bãi tập kết xe và xây dựng các công trình nhà xưởng, nhà điều hành của công ty mà không được cấp phép”.
Bài báo cho biết: Khu đất này “được quây tôn kín mít, chỉ có một cửa ra vào lúc nào cũng có bảo vệ ngồi trông coi. Phía bên trong khu đất, hàng nghìn m2 được đổ bê tông để làm sân và nhiều công trình xây dựng kiên cố rộng từ vài chục đến hàng trăm m2 nằm rải rác”.
Chuyện ở xã Kroong, TP Kon Tum: Lãnh đạo xã lấy đất công bán trái phép cho người thân, theo báo Người Lao Động. Có 16 lô đất công ở xã này “nằm trong diện bố trí tái định cư di dân lòng hồ thủy điện, nhưng chính quyền xã đã đem bán trái phép và người mua hầu hết là người thân cán bộ xã”.
Mời đọc thêm: Đắk Nông: Khởi tố nhiều cán bộ của một huyện do vi phạm về quản lý đất đai (TN&MT). – Khởi tố 4 cán bộ vụ cấp quyền sử dụng đất trái phép cho vợ cựu Bí thư (VOV). – Khởi tố 4 cán bộ xác nhận hồ sơ cấp 15 ha đất cho vợ bí thư huyện(Zing). – Khởi tố 4 cán bộ huyện cấp đất ưu ái cho quan huyện — Khởi tố 4 cán bộ xã “bán đất như bán rau”, gây thiệt hại 14 tỷ đồng (LĐ).
Cố ý làm trái
Báo Thanh Tra đặt câu hỏi về chuyện vừa xảy ra ở quận Hà Đông, Hà Nội: UBND phường Vạn Phúc bất tuân Luật Báo chí? Trước đó, các nhà báo đã hẹn lịch làm việc về những sai phạm trong quản lý, sử dụng ngân sách, quản lý đất đai và đầu tư xây dựng, “có nguy cơ gây thất thoát ngân sách hàng trăm triệu đồng và có dấu hiệu ưu ái, dung túng, bao che của lãnh đạo UBND phường Vạn Phúc cho một số tổ chức, cá nhân”.
Bài báo cho biết: “Chúng tôi hết sức bất ngờ với cách làm việc của những người có trách nhiệm nơi đây khi không tiếp và cũng không cung cấp thông tin dù phóng viên đã trình đầy đủ thẻ nhà báo, giấy giới thiệu đến làm việc”.
Công an tỉnh Cà Mau yêu cầu xác minh vụ cán bộ công an chửi thề, thách thức dân, theo báo Một Thế Giới. Trước đó, ông N.V.B “đến gặp và nói chuyện với ông Nguyễn Bê Sil, cán bộ Công an huyện Đầm Dơi xoay quanh vấn đề tranh chấp đất, nhưng bị ông này chửi thề, thách thức”.
Mời đọc thêm: Xử lý nghiêm cán bộ nhũng nhiễu, tiêu cực trong quản lý vốn đầu tư công (SGGP). – Xử nghiêm cán bộ bảo kê cho băng nhóm hoạt động tín dụng đen(Zing). – Cán bộ làm việc vì ai? — Bịt kẽ hở trong xử lý kỷ luật cán bộ, công chức(DT).
“Buôn thần bán thánh” ở Việt Nam
VTC đưa tin: Lật tẩy chiêu trò mua thần bán thánh lừa hàng nghìn người mê muội tại chùa Hương. Theo đó, Công an TP Hà Nội vừa “bắt quả tang 6 người có hành vi lợi dụng mê tín dị đoan để lừa đảo tại lễ hội chùa Hương”. Nhóm người này “tự dựng lên điểm tham quan suối tiên và mắt rồng”, khi du khách đến đây, họ sẽ “giới thiệu về một bể nước được gọi là suối tiên… Nếu rửa mặt, rửa tay chân thì mát mẻ cả năm, có người còn tin nên đã mang về để uống vì tin rằng chữa bách bệnh”.
Báo Tổ Quốc có bài: Đừng biến lễ thiêng thành trò lố lăng. PGS. TS Trần Lâm Biền bình luận về các “lễ hội” dung tục, bạo lực: “Với những hành động như đánh nhau, tranh cướp lộc ngay tại lễ thì tôi nghĩ là không có lễ gì cả, chỉ có hội thôi. Mà hội kiểu bát nháo như thế thì cũng chẳng phải là truyền thống của dân tộc”.
Mời đọc thêm: Giáo hội Phật giáo yêu cầu không trục lợi: Các chùa thực hiện thế nào? (LĐ). – Du khách ngỡ ngàng việc lập trạm “BOT” chặn lối lên chùa Đồng(ANTĐ). – Thượng tọa Thích Nhật Từ: Làm nghề cúng sao là tà mạng, gây tạo nỗi sợ hãi (GĐ&XH). – Giáo hội Phật giáo Việt Nam hướng tới lễ cầu an không mê tín dị đoan (NNVN). – Xem bói thời 4.0: Các “con nhang đệ tử” tan nhà nát nghiệp vì nhẹ dạ cả tin (ĐS&PL).
Bất ổn ở các chung cư VN
Công ty Thuận Việt cắt điện nước, doạ niêm phong căn hộ của cư dân New City, VTC đưa tin. Ngày 22/2/2019, người dân tại dự án chung cư này cho biết, Công ty Thuận Việt đã “ngang nhiên cắt điện nước tại các căn hộ của họ, đồng thời thông báo đến ngày 23/2 sẽ niêm phong căn hộ”.
Một người dân kể: “Chúng tôi đã trình báo sự việc đến UBND phường Bình Khánh (quận 2) và được phía UBND phường can thiệp bằng cách mở cuộc họp giữa cư dân và đại diện chủ đầu tư Thuận Việt. Tại cuộc họp, UBND phường yêu cầu Thuận Việt cấp lại điện nước”. Tuy nhiên, công ty này khẳng định họ vẫn sẽ niêm phong các căn hộ trong ngày 23/2/2019.
Mời đọc thêm: Cư dân New City kêu cứu: Chính quyền vào cuộc quyết liệt — Cư dân New City kêu cứu: Thuận Việt “bêu tên” khách vi phạm có đúng? (VNHN). – Lùm xùm tại chung cư Bảo Sơn: Khởi tố vụ án “cố ý làm hư hỏng tài sản” (LĐ).
BOT: Tiếp tục móc túi dân
Báo Người Lao Động đặt câu hỏi: Chủ đầu tư BOT Cai Lậy nói gì về kế hoạch thu phí trở lại? Công ty TNHH Đầu tư Quốc lộ 1 Tiền Giang cho biết, họ sẽ cùng với UBND tỉnh Tiền Giang tổ chức họp báo ngày 25/2/2019 để công bố ngày thu phí trở lại ở BOT Cai Lậy. Bài viết lưu ý: Trước đó, Bộ Giao thông đề xuất và Chính phủ đã đồng ý “phương án giữ nguyên vị trí trạm BOT Cai Lậy như hiện nay”, chỉ giảm giá vé nhưng tăng thời gian thu phí tới 15 năm 9 tháng (trước đây chỉ 7 năm).
Mời đọc thêm: Chủ đầu tư BOT Cai Lậy nói gì về kế hoạch thu phí trở lại (Zing). – Đoàn thanh tra “tìm” ra doanh thu của BOT TPHCM – Dầu Giây bao nhiêu? (LĐ). – Giải quyết vấn đề BOT nhìn từ trạm Cai Lậy (KT&ĐT). – Đề xuất tăng phí BOT Đại Yên để tránh rủi ro tài chính với ngân hàng (MT&ĐT).
Nông nghiệp VN: Vẫn ám ảnh “giải cứu”
Trang Pháp Luật TP HCM đặt câu hỏi về chuyện Thủ tướng yêu cầu ‘giải cứu’ cấp tốc lúa gạo miền Tây: Rồi sao nữa? Bài báo cho biết: “Cú sốc ngược đầu năm 2019 nổ ra khi lúa ngoài đồng chờ thu hoạch mà liên tục rớt giá, nông dân không bán được, doanh nghiệp kêu thiếu vốn không tổ chức thu mua… nhiều người cho rằng do thị trường xuất khẩu gạo gặp khó, thời điểm đầu năm chưa có nhiều đơn hàng xuất khẩu”.
Chính phủ VN “chữa cháy” bằng cách mua gấp 8 ngàn tấn lúa và 20 ngàn tấn gạo. Tuy nhiên, bài viết cảnh báo rằng, “ngân sách không thể tiếp tục đổ ra để cấp bù lãi suất cho doanh mua tạm trữ như trước”.
Mời đọc thêm: Ai đang ngồi trên đống lửa?(FB Vũ Kim Hạnh/TD). – Giá trứng gia cầm giảm hơn 40%, người chăn nuôi thua lỗ(NA). – Quảng Ngãi: Cháy lớn thiêu rụi hơn 2ha mía sắp thu hoạch (TH&PL). – Giá hồ tiêu thấp kỷ lục, dân không dám trồng mới (SGGP). – Cà phê, hồ tiêu cùng giảm giá (TGTT). – Vì sao cà Thượng Lộc rớt giá thảm, chỉ còn 2.000đ/kg?! (HT). – Tuyên Quang: 81 ha lúa bị ốc bươu vàng hại(NNVN).
Giáo dục VN: Vẫn đầy tiêu cực
Zing đưa tin: Trường chi sai hàng trăm triệu đồng tiền của giáo viên. Ngày 22/2/2019, ông Phạm Xuân Vinh, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Krông Pắk, Đắk Lắk, xác nhận rằng, trường THCS 719 đã tổ chức dạy thêm cho 100% học sinh trái quy định của Bộ GD&ĐT. Lãnh đạo trường “thu hơn 417 triệu đồng từ dạy thêm nhưng chỉ trả cho giáo viên đứng lớp 175 triệu đồng. Số tiền còn lại, nhà trường chi vào mục đích không đúng”.
Ông Vinh nói thêm: “Xác minh các nội dung phản ánh của giáo viên cho thấy đúng sự thật. Phòng đã yêu cầu trường THCS 719 phải trả lại số tiền còn thiếu cho những giáo viên này”.
Cái giá rẻ mạt của bằng cấp ở VN qua lời một nhân viên của Luận Văn Việt: “Bên anh làm tất cả luận văn, luận án từ Thạc sĩ đến Tiến sĩ…”, theo báo Giáo Dục Việt Nam. Một sinh viên ĐH Quốc gia chia sẻ: “Ngay từ năm 2 tôi và các bạn trong lớp đã nhận làm thuê luận án, luận văn. Do chuyên ngành chúng tôi học là tiếng Anh cho nên những đơn hàng về bài dịch, bài tham luận hay luận án tiếng Anh rất nhiều. Làm luận án, luận văn tiếng Anh thì giá tất nhiên sẽ cao hơn so với luận án tiếng Việt”.
Mời đọc thêm: Một trường học giữ tiền đứng lớp của giáo viên trái quy định (LĐ). – Yêu cầu trả lại hàng trăm triệu đồng tiền đứng lớp của giáo viên (CAND). – Nhà trường mà trung thực, tử tế thì người đời làm sao biết sự thật — Học thêm càng nhiều, gánh nặng đè lên vai phụ huynh càng lớn (GDVN). – Kỷ luật nhiều cán bộ vụ 84 học sinh nhập viện sau khi súc miệng bằng fluor (CL). – Kỷ luật cán bộ sau vụ học sinh nhập viện khi súc miệng bằng dung dịch Fluor (Bnews).
***
Thêm một số tin: Ba dân biểu Mỹ đề nghị ông Trump nêu vấn đề nhân quyền với VN(BBC). – Dự trữ bắt buộc có phải thuốc chữa cho ngành ngân hàng Việt Nam? — Thêm người Việt bị bắt ở nước ngoài do phạm pháp (RFA). – ‘Đưa quan hệ Đối tác chiến lược tiếp tục phát triển sâu rộng’: Lại dối trá! (VNTB). – Ban Bí thư ra chỉ thị về rà soát, sàng lọc đảng viên (TN).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét