Bài đăng nổi bật

Nhân sự chủ chốt cấp cao

  Nhân sự chủ chốt cấp cao. BCT đã có phương án chính thức về nhân sự chủ chốt trình trung ương đảng, dự kiến trung ương họp vào ngày 16-18 ...

Thứ Hai, 23 tháng 7, 2018

Một xã hội bị ngu dân hóa (Phần 2)


Một xã hội bị ngu dân hóa (Phần 2)

GS Lê Hữu Khóa
23-7-2018
Tiếp theo phần 1
Độc-tà-bạo-tham-xảo-bất 
Một chế độ ngu dân hóa luôn được tổ chức ngay trong trứng nước của nó bằng các hệ bất chính liên kết nhau qua các chính sách từ giáo dục tới văn hóa, từ xã hội tới truyền thông, từ chính trị tới ngoại giao, từ công an tới quân đội. Trong không gian chuyên chính để chuyên quyền, độc tài để độc quyền:
– Hệ độc, lấy độc đảng để thâu tóm mọi quyền lực, các từ ngữ dân chủ tập trung chỉ là xảo ngữ không có nội dung dân chủ và không có có nội chất dân bầu. Độc đảng sinh ra độc tài, lấy độc quyền để độc trị, cho ra đời một quái thái độc hại là độc tôn, tức là nó chỉ thấy nó, không thấy ai khác, mà ai muốn làm khác sẽ bị nó truy, muốn ngược nó sẽ bị nó hại, muốn chống nó sẽ bị nó giếtChính vì độc quyền trong tà quyền, nên nó phải dùng ngu dân để che lấp chính quyền chân chính, chính thể chân thực, chính pháp công minh.
– Hệ tà, nơi mà tà quyền tới từ tà tâm, một loại âm binh đội nhân dạng để đưa nhân cách vào tà đạo, nhân phẩm vào tà thuật, lấy vô minh để diệt kiến thức, lấy vô tri để giết tri thức, lấy vô giác để vùi tuệ giác, từ đó lấy ngu dân để chế tác ra quái thai vô cảm. Chính cái vô cảm của ai chết mặc ai để đẻ ra quái thai của luân lý trong cái vô tình bây chết mặc bây, và triết học luân lý khi phối hợp cùng chính trị học đã phân tích được cái ác luôn đi đôi với cái ngu. Xã hội học giáo dục khi song hành cùng nhân học chính trị đã đi xa hơn nữa khi chứng minh được là tà quyền dùng cái ác để cai trị trong ngu dân, rồi dùng cái ngu là kết quả của nó để biến cái ngu thành cái ác. Tà quyền dùng ngu dân để điều kiện hóa các nạn nhân của nó rồi biến các nạn nhân này cũng ác như nó để truy diệt đồng loại, đồng bào của chính mình.
– Hệ bạo, khi độc và tà nhập làm một làm ra hệ bạo (bạo quyền, bạo động, bạo hành) sẽ tới để củng cố chế độ ngu dân trị, được bảo kê bởi bạo quyền của độc đảng, hỗ trợ cho bạo động qua đàn áp, khủng bố, bắt bớ, ám hại, thủ tiêu, song hành cùng bạo hành của cả một hệ thống công an trị. Không có một chế độ ngu dân hóa nào không qua hệ bạo này trong lịch sử của nhân loại, gieo rắt sự sợ hải đi cùng với tra tấn dã man, gây tâm lý hoảng hốt qua trấn áp kiểu man tính, thí mạng nhân dân như thí mồi cho dã thú.
– Hệ tham (tham quan, tham ô, tham nhũng) nơi mà tà quyền dùng bạo lực để ôm giữ tư lợi của bọn lãnh đạo qua quyền lợi làm nên động cơ mờ ám cho quyền lực để tổ chức một chế độ ngu dân hóa. Từ đó bòn rút tài nguyên đất nước, bóc lột sinh lực dân tộc, cùng lúc hủy mọi sức đề kháng tạo nên phản đối trong quần chúng, phản kháng trong xã hội. Để qua đó tham quan lộng quyền trong tham ô, rồi tiếp tục tham quyền để tham nhũng. Muốn giữ kiếp sâu dân mọt nước thì phải biến nhân kiếp thành kiếp tằm ăn dâu, suốt ngày đêm tham quyền để gặm nhấm và vơ vét cho tới cạn kiệt tiền của và sinh lực của dân tộc.
– Hệ xảo, nơi mà tà quyền đi sâu vào tà đạo của hệ xảo (xảo quyệt, xảo thuật, xảo ngôn), từ hệ thống giáo dục tới cơ cấu xã hội đều bị điều chế bởi các chính sách xảo quyệt, lấy dối trá để diệt sự thật, dùng xảo thuật của cơ chế, của hành chính, của quyền lực để giết chân lý, dùng xảo ngôn để hủy lẽ phải. Hệ xảo (xảo quyệt, xảo thuật, xảo ngôn) là thượng nguồn của mọi chính sách ngu dân hóa, là guồng máy để điều động các âm binh của nó ,từ công an tới quân đội, từ định chế tới hành chính, là phản xạ hằng ngày của chính quyền khai thác tà quyền để bạo quyền vì tham quyền.
– Hệ bất, luôn là hệ đôi (vì chúng là quái thai sinh đôi), trong đó hệ bất (bất tài, bất tín, bất lực) thứ nhất luôn song hành cùng hệ bất (bất lương, bất chính, bất trung) thứ hai, để giật dây quần chúng cùng bạo quyền làm cách mạng. Nhưng khi cách mạng thành công thì một sớm một chiều bất chính với đất nước, bất trung với dân tộc, và bất lương trước tiền đồ tổ tiên, đang hằng ngày bị Tàu tặc gây ra bao Tàu nạn, với bao hệ lụy Tàu họa. Và ngày qua ngày, tà quyền lộ ra sự bất tài trong quản lýsự bất tín xem thường niềm tin nên sẵn sàng vứt bỏ lòng tin của nhân dânvà sự bất lực trong các chính sách phát triển đất nước, đưa dân tộc ra khỏi nghèo nàn lạc hậu.
Xảo ngu tráo thực
Khi nghiên cứu về hậu quả của các chính sách ngu dân hóa do các chế độ độc tài, không có văn minh của dân chủ và văn hiến của nhân quyền, thì khoa học xã hội và nhân văn đưa ra các khám phá chính xác về các hậu nạn của ngu dân. Tại đây phân tâm học, được hỗ trợ trực tiếp bởi tâm lý học và tâm thần học, đã phân tích tác động của các chính sách ngu dân hóa lên cộng đồng, tập thể, cá nhân từ não trạng tới ngữ pháp, từ hành vi tới ngữ văn, từ truyền thông xã hội tới đối thoại thường nhật, qua đó ngu dân đeo đẳng trên tư duy của các nạn nhân hai thái độ sống trái ngược nhau: tự ti và tự kiêu, nơi mà mặc cảm song hành một cách lạ lùng với sự tự mãn.
– Lao động giỏi, học giỏi, nói chung là tự thấy mình giỏi hơn người, hơn nhân loại trung bình, đây là câu chuyện tự tuyên truyền, tự ngu dân để tự ngộ độc tư duy của chính mình bằng một loại tự kiêu không đủ hùng lực để khách quan hóa nó thành công thức để thuyết phục người khác, trong một đất nước mà lãnh đạo không có được một sáng kiến để phát triển đưa dân tộc ra khỏi nghèo nàn lạc hậu, như các quốc gia láng giềng có cùng môt nôi văn hiến tam giáo đồng nguyên như Việt Nam: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan. Một dân tộc bị khổ sai hóa tri thức bởi bạo quyền độc tài không có một sáng chế gì để vượt thoát và vượt thắng nhục kiếp của mình. Một xã hội bị âm binh hóa bởi tà quyền công an trị, không có cơ hội sáng tạo từ khoa học, kỹ thuật tới sáng tác nghệ thuật, từ kinh tế, thương mại tới văn hóa, giáo dục. Không có hệ sáng (sáng kiến, sáng chế, sáng tạo) mà tự vỗ ngực để tự khen mình là giỏi hơn thiên hạ thì đúng là đối tượng của phân tâm học để được phân tâm trong dạng “tự mãn để tự diệt”.
Còn chuyện học giỏi thì không khó giải thích vì giáo dục học và xã hội học môi trường đã phân giải rõ: nếu có cùng một môi trường văn minh phát triển, thì người Việt học không thua gì các dân tộc khác (và cũng không hơn gì các dân tộc khác), biết khiêm tốn để thấu nhúng nhường, có sáng suốt để giữ tỉnh táo là một thái độ sống vừa văn minh, vừa thông minh. Còn nếu Việt tộc vì sống hằng ngày bằng một hệ thống giáo dục hiện nay học giả-thi giả-bằng giả, mà mỗi kỳ thi đều có trường hợp nâng điểm qua hối lộ kiểu kỳ thi trung học của tỉnh Hà Giang, thì tự kiêu là giỏi thì đúng là “ngu hóa điên”.
Riêng tự ti là một dân tộc hiện nay phải làm lao nô ngay trên đất nước mình cho các doanh nghiệp, công nghiệp ngoại quốc, nhất là cho Tàu hoạn đang lũng đoạn kinh tế, đang ô nhiễm môi trường của đất nước, rồi phải vong thân trong lưu vong của xuất khẩu lao động để làm nô tỳ, nô bộc cho các nước láng giềng, thì hay biến tự ti thành khởi điểm để đi tìm tự do bằng cách dẹp tà quyền! Rồi dùng tự do đó biến thành tự tin để thay đời đổi kiếptheo hướng thăng hoa của tự chủ trong sáng kiến để tự lập trong sáng tạo. Muốn dẹp xóa tự ti-tự kiêu (vô duyên vì vô lý) thì chỉ có cách là dùng hệ sáng (sáng kiến, sáng chế, sáng tạo) để lập ra phương trình tự do-tự tin-tự chủ-tự lập, từ đó chôn vùi luôn kiếp nạn nhân của một chế độ ngu dân hóa.
– Quốc phòng và công an, khi tự mình tự ti là một dân tộc nhược tiểu, tức là vừa yếu vừa nhỏ, nhưng lại tự kiêu là có một quân đội giỏi hạng nhất thế giới, có công an cũng giỏi loại hàng đầu thế giới. Tự ti là một loại mặc cảm mình ở thế thấp, nhỏ, nghèo, khókhông bằng ai, đây là môt loại cảm nhận chưa chắc là đúng, trong các so sánh các dữ kiện khách quan giữa các quốc gia có các mẫu số chung như mình. Còn riêng tự kiêu, thì rất dễ phân tích, để phân giải theo kiểu khổng học vô trương bất tín (không thấy không tin), thấy rồi mới tin; và khi thế giới thấy rõ Tàu tặc chiếm biển đảo của Việt Nam mà quân đội Việt Nam lại cúi đầu-khoanh tay-quỳ gối để Tàu nạn tác yêu tác quái, thì quân đội loại này không hề giỏi hạng nhất thế giới, và nói theo liêm sỉ quốc phòng chỉ là hạng “quèn”. Còn công an thì hoàn toàn không hề giỏi loại hàng đầu thế giới, khi mà thế giới chỉ một sớm một chiều, chứng minh là công an được vừa bộ trưởng bộ công an cùng các tướng tá công an đã bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, với tất cả chứng nhân, chứng từ, chứng cớ là tên này không hề ra đầu thú. Và phân giải theo liêm sỉ an ninh, thì công an Việt Nam chỉ là loại “ngu hóa xuẩn” mà thôi! Khi làm một chuyện chui rút-bắt cóc-chuồn trốn tại Đức để rồi thành tội đồ tầm quốc gia đeo án quốc phạm, tạo quốc nhục cho một quốc thể trước công pháp quốc tế.
– Du lịch, ẩm thực, nơi mà người khách du lịch phải nghe các luận điệu “ngu từ loạn chữ” của những kẻ đang tuyền truyền nhưng thật ra là đang giết du lịch Việt bằng các tuyên bố thẳng thừng nhưng vô cớ: “nước Việt Nam đẹp nhất! Ẩm thực Việt ngon nhất!”. Loại tuyên bố “ếch nằm đáy giếng” này tới từ ngu dân của “thưa ông, tôi ở (dại) bụi này!”, không thấy người mà chỉ thấy ta vì chỉ biết ta mà chưa hề được biết người. Cảnh quang đất nước Việt đẹp chớ không hề là “đẹp nhất!”, ẩm thực việt loại ngon chớ không hề là “ngon nhất!”, vì thế giới bàng quan (vì khách quan) không hề xếp loại “nước Việt Nam đẹp nhất! Ẩm thực Việt ngon nhất!”. Muốn thoát khỏi hệ lụy của ngu dân thì phải nói đúng để làm đúng. Muốn thoát khỏi các hậu nạn của một quá trình quá dài làm nạn nhân trong một chế độ tà quyền dùng ngu dân hóa để cai trị dân tộc thì phải đưa phản xạ khiêm tốn vào tư duy để có hành vi khiêm nhường trong cách ứng xử để biết khiêm kính trước nhân loại luôn có nhân tri cao hơn, rộng hơn, sâu hơn nhân trí một quốc gia, dù là quốc gia hiện đại nhất hiện nay. Hiểu được hệkhiêm (khiêm tốn, khiêm nhường, khiêm kính) là đã có bước đầu tiên thoát khỏi kiếp bị ngu dân hóa.
Đây chỉ là vài thí dụ mắt thấy tai nghetrong nghiên cứu, điều tra, điền dã thực địa của dân tộc học và xã hội học, hãy cùng nhau nhân lên các loại thí dụ khác để hiểu, thấu, nhận, cảm các hậu nạn của ngu dân trong xã hội việt, con người Việt hiện nay, chỉ là nạn nhân của một chế độ tà quyền lấy ngu để xóa khôn. Hãy sử dụng luôn triết học phân tích là hậu thân của hiện tượng luận để khách quan hóa các hậu nạn ngu dân:
  • Ngu dân hóa để còng tay kiến thứcrồi lao lý hóa kiến thức
  • Ngu dân hóa để xiết não tri thức rồi nô lệ hóa tri thức
  • Ngu dân hóa để vắt óc ý thức rồi khổ sai hóa ý thức
  • Ngu dân hóa để cầm tù nhận thứcrồi hình sự hóa nhận thức
  • Ngu dân hóa để vùi dập tâm thức rồi lưu vong hóa tâm thức
  • Ngu dân hóa để truy diệt tỉnh thứcrồi vong thân hóa tỉnh thức.
Một chế độ liêm chính, một chính quyền liêm sỉ phải có hệ thức (kiến thức, tri thức, ý thức, nhận thức, tâm thứctỉnh thức) này, nếu không có hệ thức thì chỉ là tà quyền với tà thuật thấp hèn của các chính sách ngu dân hóa. Trong lúc chờ đợi văn minh của dân chủ, văn hiến của nhân quyền, thì hãy dùng mô thức của hệ thức này để “dụng thức loại ngu”, để tìm “minh quân”, “minh chủ”, “minh chúa” cứu rỗi Việt tộc ra khỏi kiếp bị ngu dân hóa.
***
Lê Hữu Khóa: Giáo sư Đại học Lille* Giám đốc Anthropol-Asie*Chủ tịch nhóm Nghiên cứu Nhập cư Đông Nam Á* Cố vấn Chương trình chống Kỳ thị của UNESCO – Liên Hiệp Quốc * Cố vấn Trung tâm quốc tế giáo khoa Paris.*Thành viên hội đồng khoa học Viện nghiên cứu Đông Nam Á* Hội viên danh dự nhóm Thuyết khác biệt, Học viện nghiên cứu thế giới.
Các bạn có thể tìm hiểu thêm các lập luận qua nghiên cứu của VÙNG KHẢ LUẬN (trang thầy Khóa) qua www.facebook.com/vungkhaluan/
____
Mời đọc lại các bài khác của tác giả: Thư gởi tuổi trẻ của Việt tộc  —  Thư gởi các đảng viên của ĐCSVN: Trả lại thẻ đảng để nhận lại nhân phẩm Việt!  —  Thư gởi các ủy viên Bộ Chính trị đảng CSVN  —  Thư gởi các đại biểu Quốc hội: Cúi đầu bấm nút, rồi cúi đầu quỳ gối!  —  Thư gởi các Bộ trưởng của chính phủ: Chạy chức hay chạy dân? —  Thư gởi các nhà lãnh đạo tương lai của Việt tộc: Lãnh đạo nhận nhân lý, nhập nhân trí  —  Một xã hội bị tàu nạn hóa (Phần 1)  —  Một xã hội bị tàu nạn hóa (Phần 2)  — Một xã hội bị tàu nạn hóa (Phần 3) —  Một xã hội bị âm binh hóa (Phần 1)  —  Một xã hội bị âm binh hóa (Phần 2)  —  Một xã hội bị khổ sai hóa (Phần 1) —  Một xã hội bị khổ sai hóa (Phần 2)  — Một xã hội bị ngu dân hóa (Phần 1)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét