Bài đăng nổi bật

Nhân sự chủ chốt cấp cao

  Nhân sự chủ chốt cấp cao. BCT đã có phương án chính thức về nhân sự chủ chốt trình trung ương đảng, dự kiến trung ương họp vào ngày 16-18 ...

Thứ Bảy, 30 tháng 6, 2018

Luật cho ai?


Luật cho ai?

30-6-2018
Ông Lê Văn Danh, Phó tổng giám đốc Tổng công ty phát điện 3 (Genco3 – thuộc EVN), cho biết EVN đang có kiến nghị lên Chính phủ và Bộ Công an “đưa Trung tâm nhiệt điện Vĩnh Tân vào diện bảo vệ an ninh đặc biệt”. Ông Nguyễn Ngọc Hai – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận đồng ý với kiến nghị này. Đây là nội dung cuộc họp của UBND tỉnh Bình Thuận cùng các đơn vị chủ thầu tại Trung tâm nhiệt điện Vĩnh Tân (Huyện Tuy Phong) bàn công tác bảo vệ môi trường. (Trích TNO)
Thông tin này quá bất ngờ!
Vì sao một cụm nhiệt điện được dân “chỉ mặt, đặt tên” là nguồn xả thải lại được “vào diện bảo vệ an ninh đặc biệt”? Tại sao trách nhiệm giám sát phát thải không được nhắc đến? Chi phí “bảo vệ an ninh đặc biệt” từ thuế dân hay doanh nghiệp gánh? Và dù là chi phí cho ai gánh thì việc “bảo vệ đặc biệt” một dự án tai tiếng là điều hết sức bất thường.
Cũng là doanh nghiệp, một công ty ở Bình Dương bị giang hồ cầm xăng vào xưởng đốt máy khi đưa vào sản xuất. Lý do là sản phẩm của họ vượt trội so với các sản phẩm cùng loại của thị trường. Báo cơ quan chức năng thì được vận động viết nội dung cháy do… chập điện để bảo vệ thành tích địa phương.
Đại biểu Quốc hội Phạm Thị Minh Hiền từng đặt vấn đề về việc phải chăng có luật cho quan và luật cho dân. Tình trạng oan sai của các vụ án và việc người dân chịu án nặng khi giật mũ hay giật bánh mì so với việc nhiều quan chức ra tòa án nhẹ hều. Có lẽ vị đại biểu này nên bổ sung thêm ý kiến có lẽ có luật cho doanh nghiệp tai tiếng và doanh nghiệp khác chăng?
Vĩnh Tân sẽ còn “nóng”! Ngoài chuyện “bảo vệ an ninh đặc biệt” mới nêu còn cả việc lãnh đạo Bình Thuận chưa bao giờ đối thoại với dân trong những ngày dân biểu tình mà chỉ có các chỉ đạo xử lý nghiêm. Ngoài ra, các thông tin của một số nhà báo rằng do các con nghiện xúi giục dân biểu tình càng khiến người dân nơi đây bức xúc.
Một đứa em quê ở Bình Thuận khóc qua điện thoại với tôi: “Sao họ có thể viết về dân quê em như những kẻ tội phạm và nghiện ngập. Làm gì có chuyện con nghiện thuyết phục được dân xuống đường! Chỉ có dân bị ô nhiễm, dân oan mất đất biểu tình do bức xúc thôi!”
Thông tin tôi vừa nhận được: Bộ Tài nguyên và Môi trường đang trình đề án giám sát đặc biệt đối với các nguồn thải lớn lên Chính phủ, trong đó có cụm nhiệt điện Vĩnh Tân. Nghĩa là trước nay chưa “giám sát đặc biệt”? Và nếu Bộ trưởng Trần Hồng Hà hạ chuẩn môi trường để đem tro xỉ chưa được xử lý đi san lấp đường, công trình xây dựng, chung cư,… thì hậu quả khó lường bởi ô nhiễm sẽ phát tán theo diện rộng.
4 triệu m3 tro xỉ không thể tiêu thụ ở Vĩnh Tân chưa phải là điều ghê gớm nhất. Mà chính là sự bất công mà phần thiệt hướng về nhân dân! Nhân dân mới cần bảo vệ trước ô nhiễm và các chính sách không bảo vệ nhân dân mà bảo vệ doanh nghiệp gây ô nhiễm.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét