Chủ nghĩa Phát xít: Đồng minh và trách nhiệm lịch sử (Phần 3)
26-6-2018
4- Đế quốc của dối trá
Nếu các chế độ độc tài nhỏ, không có tham vọng bành trướng chỉ tập trung vào việc củng cố vương triều bằng bạo lực đẫm máu, không ngần ngại tàn sát và bỏ đói dân mình thì các chế độ NAZI cần khuôn mặt mị dân hơn, đối ngoại lẫn đối ngoại. Hai mô hình tương phản này có thể nhìn giữa Tây Ban Nha của Franco và nước Đức của Hitler.
Trong khi Franco dùng máy bay tàn sát đồng bào ở Guernica và giam dân tộc trong đói nghèo thì Hitler tạo cho dân Đức một cuộc sống ấm no, luôn giả vờ chìa tay ra thế giới, đã tổ chức thành công Thế vận hội 1936. Sự tương phản giữa Trung Quốc và Bắc Triều Tiên cũng hiện rõ bên hai bờ sông Áp-Lục.
Cân bằng giữa tuyên truyền, khủng bố và phát triển là một thành công lớn của Hitler, khiến một dân tộc nổi tiếng trí tuệ đã bị mua chuộc bằng vật chất, bị lừa đảo bởi nhồi sọ và cùng cam tâm ngậm miệng. Trung Quốc cũng không thể nuôi dưỡng Chủ nghĩa Đại Hán bằng khủng bố và đói nghèo như Mao đã làm, họ cần một tầng lớp trung lưu mạnh và trung thành. Do vậy khống chế xã hội bằng quản lý thông tin, bưng bít ngu dân được ưu tiên hơn là khủng bố, sau khi Mao qua đời.
“Lời nói dối nhưng cứ nhắc lại trăm lần rồi cũng có người tin”, một câu nói được cho là của Goebbels, trùm tuyên truyền của Hitler, đã được cả hai chế độ phát xít áp dụng triệt để.
Đọc lại về bộ máy tuyên truyền NAZI(1), chúng ta thấy cách tuyên truyền của Đức Quốc Xã giống Trung Quốc Xã ở nhiều điểm đến mức kinh ngạc:
– Luôn nhân danh nhân dân và dân tộc, luôn đề cao chủ nghĩa dân tộc, đề cao chủng tộc (German hay Hán).
– Sùng bái cá nhân, thần thánh hóa lãnh đạo, coi Mao là lãnh tụ vĩ đại như Hitler. Tập đang bắt đầu.
– Đề cao các hình tượng anh hùng (Volksheldentum ở Đức hay Chủ nghĩa anh hùng cách mạng ở TQ)
– Khuyến khích thanh niên hưởng thụ, tiêu dùng (Wohlfahrt und Konsum)
80 năm trước chưa có internet nên Goebbels dễ nhồi sọ người Đức bằng các chủ đề này, khi đã nắm trọn báo giấy, in ấn, đài phát thanh và điện ảnh.
Trung Quốc nhìn ra mối nguy hiểm của tự do thông tin rất sớm nên đã ra tay. Ở Trung Quốc không có Internet, chỉ có mạng khép kín: Chinanet. Tất cả những gì Internet có, Chinanet đều copy 100% với tên của mình Facebook = RenRen, Google = Baidu, Youtube =Youku, Amazon = Alibaba hay Twitter = Weibo….(3).
Chinanet là một cái lồng sắt hoàn hảo để giam 1,4 tỷ bộ óc trong đó. Cho nghe gì, xem gì, cho tìm kiếm gì, cho tán gái kiểu gì thì được hưởng kiểu đó.
Cái lồng này nếu úp lên bất kỳ một nền kinh tế thị trường nào đều sẽ thất bại. Các doanh nghiệp, các viện nghiên cứu v.v. sẽ chết đói vì thiếu thông tin, thương mại ách tắc, những ý tưởng tham gia nền công nghiệp 4.0 sẽ thành 4 con số không v.v..
Nhưng ở Trung Quốc thì không. Thị trường 1,4 tỷ người với hàng triệu cơ sở sản xuất, hàng chục ngàn trường đại học và cơ sở nghiên cứu tự tạo ra khí hậu riêng của nó. Thị trường khổng lồ này khiến nhiều công ty nước ngoài phải chấp nhận luật chơi riêng. Kể cả các phong trào dân chủ cũng đành chấp nhận chơi trò “Mèo vờn chuột” trên Chinanet.(2)
Bên cạnh việc ngu dân, Chinanet với các đạo luật an ninh mạng còn là một công cụ hữu hiệu để kiểm soát người dân. Công dân Internet từng nổi khùng vì Facebook để lộ 50 triệu hồ sơ cá nhân cho hãng Cambridge Analytica. Trong khi đó, hồ sơ, thói quen, cách suy nghĩ của 770 triệu người sử dụng Chinanet được cập nhật hàng ngày cho mật vụ mà không một tiếng ho. Ho làm gì khi biết nhà mạng và nhà “cách” mạng cùng một giuộc ?
Ví dụ: công dân mạng Trung Quốc ở tỉnh A hôm nay có thể bỗng không chuyển được các từ “gặp gỡ”, cho nhau, đành phải dùng từ “hẹn hò”. Trong khi ở tỉnh B từ “Tàu hỏa”, “Tai nạn” bỗng bi “error”. Vị nào khôn lanh, đổi sang “Xe lửa” thì chỉ 30 phút sau lại phải đổi sang ”Hỏa xa”. Đó là cách để mèo và chuột vờn nhau trong không gian Chinanet.
5- Những kẻ đồng minh
Thiết nghĩ tôi không cần kể về các thủ đoạn của chủ nghĩa phát xít để kìm kẹp mềm (thông qua vô số các đoàn thể nối dài, từ đội thiếu niên Hitler đến Phụ nữ Quốc xã) hay khủng bố trắng (qua hệ thống Gestapo và SS), vì đã có quá nhiều tài liệu viết về chúng. Điều đáng nói là: Tuy đã được cảnh báo rất nhiều, chủ nghĩa phát xít vẫn bùng phát như một bệnh dịch và có rất nhiều đồng minh. Phe trục gồm phát xít Đức-Ý-Nhật có rất nhiều đồng minh nhỏ như Hungary, Rumani, Kroatia, Tây Ban Nha v.v.
Thậm chí kẻ thù tưởng như không đội trời chung với Đức quốc xã là Liên Xô cũng từng là đồng minh của nhau cho đến ngày 22.6.1941, khi Hitler trở mặt đánh Liên Xô. Hai nhà độc tài Stalin và Hitler đã tưởng bở sẽ cùng chia nhau chiếc bánh châu Âu sau này, khi cùng nhau nuốt tươi Ba-Lan tháng 9.1939 (xem Hiệp ước Molotov-Rippentrop (3))
Nhưng, kẻ đồng minh lớn nhất, chịu trách nhiệm lớn nhất cho tội ác củachủ nghĩa phát xít chính là thói ngậm miệng ăn tiền trong lòng mỗi dân tộc.
Ngày 06.04.1945 quân đội Mỹ giải phóng trại trập trung Buchenwald, tất cả đều bị sốc vì núi xác người trong đó. Sau khi cấp cứu các nạn nhân, việc đầu tiên viên tư lệnh Mỹ làm là vào thành phố Weimar cách đó 10km, một cái nôi văn hóa của Đức, bắt 1000 đại diện của cư dân xếp hàng đến Buchenwald để chứng kiến tội ác của dân tộc mình. Nhiều người Đức rùng mình nhìn các lò thiêu còn đầy ắp xác người. Câu trả lời của họ khiến các binh sỹ Mỹ còn rùng mình hơn: Họ không hề biết điều gì từng xảy ra ở đây. (4). Ngày nay sách giáo khoa Đức có viết về những người dân Weimar này để nhắc nhở con cháu về trách nhiệm của dân tộc Đức.
Lúc nào đó, sẽ có người Trung Quốc ở Tây Tạng trả lời là không biết gì đã xảy ra?
Tôi viết loạt bài này không hề để bài người Hoa. Tôi có bạn, đồng nghiệp, thậm chí có người thân là người Hoa. Tôi tin chắc một dân tộc văn hiến như vậy luôn nuôi dưỡng những tế bào tình người trong mọi hoàn cảnh, như lịch sử đã chứng kiến doanh nhân Đức Schindler (5) và rất nhiều người Đức nhân ái khác đã quên mình cứu hàng trăm ngàn người Do Thái. Ở cả Đức và Trung Quốc, luôn có những phong trào chống lại chủ nghĩa phát xít, bất chấp mọi giá đắt mà họ phải trả, như ông Heinz, cha của bạn tôi, Michael Verleih.
Nhưng nói gì thì nói, các chế độ độc tài tồn tại lâu ở các nơi, không phải chỉ vì sự tàn bạo của chúng, mà chính vì sự chấp nhận của đám đông dân chúng, trong đó sự ngậm miệng của giới trí thức đóng vai trò quyết định.
Xin trích bài của Trịnh Hữu Tuệ: Treo cao hơn một mét (Talawas) (6):
“Victor Klemperer, một giáo sư gốc Do Thái sống trong nước Đức Quốc xã. Ông nói về các đồng nghiệp chấp nhận đi theo phục vụ chính quyền phát-xít như sau:
– Nếu có ngày tình thế thay đổi và số phận những kẻ thua trận nằm trong tay tôi, tôi sẽ tha thứ đám dân thường. Thậm chí, tôi sẽ tha thứ một số lãnh đạo -họ có lẽ cũng chỉ là những kẻ thật lòng và không biết mình làm gì. Nhưng tôi sẽ treo cổ hết các trí thức, và tôi sẽ treo các giáo sư cao hơn những tên khác một mét; tôi sẽ để chúng trên cột đèn chừng nào vệ sinh còn cho phép.
Sự phẫn nộ của Klemperer, theo tôi, là hoàn toàn chính đáng.”
Hết trích
Köln 26.06.2018
(Còn tiếp)
Victor Klemperer (1881-1960), giáo sư ngôn ngữ học gốc Do-Thái sống sót chế độ Hitler đã nói về các đồng nghiệp hèn nhát hợp tác với Quốc xã:
Nếu có ngày tình thế thay đổi và số phận những kẻ thua trận nằm trong tay tôi, tôi sẽ tha thứ đám dân thường. Thậm chí, tôi sẽ tha thứ một số lãnh đạo -họ có lẽ cũng chỉ là những kẻ thật lòng và không biết mình làm gì. Nhưng tôi sẽ treo cổ hết các trí thức, và tôi sẽ treo các giáo sư cao hơn những tên khác một mét; tôi sẽ để chúng trên cột đèn chừng nào vệ sinh còn cho phép!
Nếu có ngày tình thế thay đổi và số phận những kẻ thua trận nằm trong tay tôi, tôi sẽ tha thứ đám dân thường. Thậm chí, tôi sẽ tha thứ một số lãnh đạo -họ có lẽ cũng chỉ là những kẻ thật lòng và không biết mình làm gì. Nhưng tôi sẽ treo cổ hết các trí thức, và tôi sẽ treo các giáo sư cao hơn những tên khác một mét; tôi sẽ để chúng trên cột đèn chừng nào vệ sinh còn cho phép!
(1) Propaganda in Nazi Germany(Wiki).
(2) Behind the Great Firewall of China (TED). – How Chinanet vs Internet or the Great Wall on internet built (SBS).
(3) Molotov–Ribbentrop Pact (Wiki).
(4) Buchenwald concentration camp (Wiki).
(5) Oskar Schindler (Wiki).
(6) Trịnh Hữu Tuệ – Cao hơn một mét (Talawas).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét