Bài đăng nổi bật

Nhân sự chủ chốt cấp cao

  Nhân sự chủ chốt cấp cao. BCT đã có phương án chính thức về nhân sự chủ chốt trình trung ương đảng, dự kiến trung ương họp vào ngày 16-18 ...

Thứ Bảy, 30 tháng 6, 2018

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, hãy thử làm bài thi tốt nghiệp THPT


Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, hãy thử làm bài thi tốt nghiệp THPT

29-6-2018
Trong bài “AI BỊ THIỆT HƠN QUA ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM MÔN TOÁN NĂM 2017” dựa trên hai đề 101, 102 đã chỉ ra những bất cập của phương thức thi trắc nghiệm cho môn toán.
Rằng: Trắc nghiệm chứa đựng thành tố may rủi. Sử dụng thành tố may rủi để đánh giá sự chính xác là đi ngược với bản chất nội tại của toán học.
Bởi vậy: Thi trắc nghiệm toàn phần môn toán không phản ánh sát thực năng lực của học sinh, vì chứa đựng thành tố may rủi, và do đó không đưa lại sự công bằng cho học sinh. Thể thức thi trắc nghiệm toàn phần không phải là lựa chọn tốt nhất cho môn toán.
Hơn thế nữa trong bài viết đã đề xuất những cải tiến cụ thể là đề thi toán nên tách thành hai phần:
1. Phần trắc nghiệm đơn giản dành cho các học sinh chỉ cần vượt qua điểm trung bình môn toán để tốt nghiệp.
2. Phần tự luận với lời giải chính xác để đánh giá năng lực về toán của học sinh mà nghề nghiệp cần nhiều đến toán học.
Tiếc thay, Bộ GD&ĐT đã bỏ ngoài tai tất cả những đóng góp xây dựng và “kiên trì” đường lối của mình.
Đề thi năm nay, như GS Nguyễn Hữu Việt Hưng “tôi nghiêm chỉnh thừa nhận rằng, 90 phút không đủ cho tôi làm 50 câu của đề thi” (ĐỀ THI TOÁN TỐT NGHIỆP PHỔ THÔNG NĂM 2018).
Còn GS Nguyễn Tiến Dũng (Huy chương Vàng Olympic Toán quốc tế IMO 1985 ở tuổi 15) thì đã “Tôi xin nói thẳng: đề toán THPT năm nay là phản động, phá hoại nền giáo dục” (Nguyễn Đông Yên, Tien Zung Nguyen).
Để kiểm chứng tính xác thực của các phản biện, tốt nhất là Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ hãy đích thân tự làm bài thi tốt nghiệp THPT 2018. Lúc đó ông bộ trưởng mới hiểu được thực chất vấn đề, mà từ đó hãy quyết định kỳ thi năm 2019 có tiếp tục “ngựa theo đường cũ” hay không.
Buồn thay, không chỉ ông Phùng Xuân Nhạ, mà còn rất nhiều người nắm giữ quyền lực ở đất nước này đang “kiên trì” đường lối tối kiến của mình. Sự “kiên trì” mang lại tai họa cho lợi ích quốc gia, và kìm hãm bước tiến của dân tộc.
_____

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét