Bài đăng nổi bật

Nhân sự chủ chốt cấp cao

  Nhân sự chủ chốt cấp cao. BCT đã có phương án chính thức về nhân sự chủ chốt trình trung ương đảng, dự kiến trung ương họp vào ngày 16-18 ...

Thứ Năm, 27 tháng 1, 2022

Tân dân biểu Quốc hội Liên bang Đức bảo trợ cho Hoàng Đức Bình

 

Tân dân biểu Quốc hội Liên bang Đức bảo trợ cho Hoàng Đức Bình

VETO! và Mạng lưới Người Bảo vệ Nhân quyền

26-1-2022

Dân biểu Julian Pahlke. Nguồn: Gruene-bundestag

Ngày 26 tháng 1 năm 2022, ông Julian Pahlke, dân biểu Quốc hội Liên Bang Đức, ra thông báo về việc nhận bảo trợ cho ông Hoàng đức Bình, một người hoạt động bảo vệ nghiệp đoàn và môi sinh ở Việt Nam trong khuôn khổ của chương trình “Dân biểu bảo vệ Dân biểu” của Quốc hội.

Ông Pahlke, sinh năm 1991, xuất thân là nhà hoạt động nhân quyền. Từ năm 2016 ông dấn thân ra biển cứu các thuyền nhân trên Địa Trung Hải và giúp họ được định cư. Sau đó ông trở thành nhà vận động chính sách cứu thuyền nhân ở Liên Hiệp Quốc, Nghị viện Âu Châu, Uỷ Ban Liên minh Âu Châu (EU) và Quốc hội Liên bang Đức. 

Trước khi trúng cử vào nhiệm khóa 20, ông là phụ tá cho Phó chủ tịch Quốc hội Liên bang Đức Claudia Roth. Ông hiện là thành viên của Uỷ ban Chuyên trách Liên minh Âu Châu, Uỷ ban Nội vụ và Quê hương, cũng như thành viên dự khuyết của Uỷ ban Nhân quyền của Quốc hội Liên Bang Đức.

***

V/v: Nhận bảo trợ Hoàng Đức Bình trong Chương trình “Dân biểu bảo vệ Dân biểu” của Quốc hội Liên Bang Đức

Ngày 26 tháng 1 năm 2022

Dân biểu Julian Pahlke, thuộc Khối Liên minh 90/Đảng Xanh, đã nhận bảo trợ cho ông Hoàng Đức Bình, một người hoạt động bảo vệ môi trường và nghiệp đoàn ở Việt Nam trong khuôn khổ của Chương trình “Dân biểu bảo vệ Dân biểu” của Quốc hội Liên Bang Đức.

Là một người hoạt động bảo vệ môi trường, hoạt động nghiệp đoàn và blogger, ông Hoàng Đức Bình đã và vẫn đang đấu tranh bảo vệ cho quyền dân sự và chính trị tại Việt Nam. Ông đã tường trình về những thảm họa môi trường dọc theo bờ biển Việt Nam do tập đoàn Formosa Thép Hà Tĩnh của Đài Loan gây ra năm 2016 và đứng ra đòi bồi thường cho các nạn nhân. Ông đã đấu tranh cho việc thành lập nghiệp đoàn độc lập trong nhiều năm trời. Chính phủ Việt Nam đã đối phó vô cùng nặng tay đối với sự dấn thân kiên quyết của ông: vào tháng 2 năm 2018 họ kết án ông 14 năm tù với tội danh “Chống người thi hành công vụ” và “Lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước”.

Như vậy ông đã trở thành một trong nhiều tù nhân chính trị ở Việt Nam bị giam giữ vì những các buộc giả tạo và trong điều kiện tồi tệ của nhà tù An Điềm khét tiếng. Việc giam giữ trong điều kiện tồi tệ càng làm cho sức khoẻ của ông thêm giảm sút. Đại dịch Corona với những biện pháp hạn chế liên quan càng làm cho tình trạng của ông Bình và tất cả những tù nhân khác thêm tồi tệ.

Hồi tháng 8 năm 2018, Tổ Công tác về Giam giữ Độc đoán của LHQ đã liệt việc giam giữ ông vào loại độc đoán. Tuy vậy ông Hoàng Đức Bình vẫn còn bị giam giữ đến nay.

Dân biểu Julian Pahlke nhận định: “Những người bảo vệ nhân quyền ở khắp nơi trên thế giới ngày càng bị o ép. Chương trình Dân biểu bảo vệ Dân biểu’ của Quốc hội Liên Bang Đức là một công cụ tốt và quan trọng để cho dân biểu Đức có thể hỗ trợ và bảo vệ cho quyền của những người này. Riêng cá nhân tôi xem trọng việc việc dùng tư cách dân biểu để dấn thân bảo vệ cho những người bị đàn áp nặng nề như Hoàng Đức Bình. Tôi kêu gọi trả tự do tức khắc và vô điều kiện cho Hoàng Đức Bình”.

Chương trình “Dân biểu bảo vệ Dân biểu” là một sáng kiến của Uỷ Ban nhân quyền Quốc hội Liên Bang Đức. Mục đích của nó là giúp các dân biểu Quốc hội Liên Bang Đức có cơ hội hỗ trợ và bảo vệ cho các đồng nghiệp và những người bảo vệ nhân quyền ở các nước khác. Nhiều đồng nghiệp và nhà hoạt động ở các nước khác đã không có điều kiện hoạt động như các dân biểu Đức nên đã phải sống trong sợ hãi, bị đe dọa hay bị truy nã trong khi làm nhiệm vụ.

_____

Nguyên bản tiếng Đức Thông cáo Báo chí của dân biểu Julian Pahlke:

Ich habe im Programm “Parlamentarier schützen Parlamentarier“ (PsP) des Deutschen Bundestages die Patenschaft für den vietnamesischen Umweltaktivisten und Gewerkschaftler Hoàng Đức Bình übernommen.
Ich fordere seine sofortige Freilassung.

Als Umweltaktivist, Blogger und Gewerkschaftler trat und tritt Hoàng Đức Bình für die Einhaltung der Bürger- und Menschenrechte in Vietnam ein. Er berichtete über massive Umweltschäden entlang der vietnamesischen Küste, die im Jahr 2016 durch das taiwanesische Unternehmen Formosa Ha Tinh Steel Corporation verursacht wurden und setzte sich dafür ein, dass die Opfer entschädigt werden. Seit Jahren kämpft er für unabhängige Gewerkschaften.

Sein unerschrockenes Engagement reagiert die vietnamesische Regierung mit voller Härte: Im Februar 2018 wurde Bình wegen “Widerstands gegen Personen in Ausübung eines öffentlichen Amtes“ und “Missbrauchs demokratischer Freiheiten zur Schädigung staatlicher Interessen“ zu 14 Jahren Haft verurteilt. Damit ist er einer von zahlreichen politischen Häftlingen in Vietnam, die aufgrund fadenscheiniger Anklagen unter miserablen Bedingungen im berüchtigten Gefängnis An Diem inhaftiert sind. Aufgrund der schlechten Haftbedingungen verschlechtert sich sein Gesundheitszustand stetig. Die Corona-Pandemie und die damit einhergehenden Einschränkungen haben die Situation für Bình und alle anderen Inhaftierten weiter verschärft.

Bereits im August 2018 erklärte die UN-Arbeitsgruppe zu willkürlicher Haft seine Inhaftierung für willkürlich. Dessen ungeachtet ist Hoàng Đức Bình nach wie vor im Gefängnis.

Menschenrechtsverteidiger*innen geraten weltweit immer stärker unter Druck. Das PsP-Programm des Deutschen Bundestages ist ein gutes und wichtiges Instrument, mit dem Abgeordnete sie unterstützen und ihre Rechte eintreten können. Es ist mir wichtig mein Mandat auch zu nutzen, um mich für Menschen, wie Hoàng Đức Bình, die massive Repression erfahren, einzusetzen. Ich fordere seine sofortige und bedingungslose Freilassung.

Ziel des Programms “Parlamentarier schützen Parlamentarier“, eine Initiative des Menschenrechtsausschuss des Deutschen Bundestages, ist die Unterstützung und der Schutz ausländischer Kolleg*innen sowie Menschenrechtsverteidiger*innen durch Abgeordnete des Deutschen Bundestages. Anders als deutsche Parlamentarier*innen müssen viele ausländische Kolleg*innen und Aktivist*innen bei der Ausübung ihres Mandats oder ihres Einsatzes für die Menschenrechte fürchten, bedroht oder verfolgt zu werden.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét