Trí thức chán đảng đến mang tai
Ngược lại, trí thức có bản lĩnh, có lập trường rành mạch thì biết đặt quyền lợi chung trên lợi ích cá nhân và biết chọn cái đúng đánh chết cái sai, không sợ bị trù dập.
Hiện tượng này, khi đặt vào sinh hoạt tư tưởng hiện nay sẽ thấy hai mặt hiện lên. Một phía chọn tự do và bảo vệ quyền được bầy tỏ ý kiến, chống kiểm soát của chính quyền. Một bên lên tiếng nhưng bằng lòng chịu sự lãnh đạo của Ban Tuyên giáo để bảo vệ đảng cầm quyền, ca tụng những việc làm của Lãnh tụ như họ đã và đang phục vụ Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng.
Vậy cuộc chiến một mất một còn này đang ở đâu?
Đứng đầu và quan trọng nhất đang diễn ra giữa những người đòi đảng tỉnh ngủ để từ bỏ Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh lạc hậu và đội ngũ “văn công” muốn kiên định và tuyệt đối trung thành với Chủ nghĩa Cộng sản theo ý đảng.
Trong số những người đòi đảng phải thay đổi cho phù hợp với xu thế thời đại tiêu biểu có các vị Giáo sư Chu Hảo, Nguyễn Đình Cống, Mạc Văn Trang, Tương Lai; Nhà văn Nguyên Ngọc, Nghệ sỹ Kim Chi, nhà Ngoại giao Đặng Xương Hùng và một số người khác.
Tất cả đều đã tuyên bố ra khỏi đảng để phản đối sự ù lỳ không muốn bỏ Chế độ Cộng sản của phe cầm quyền bảo thủ.
Chi tiết
Vậy những vị này muốn đất nước đi về đâu? Sau đây là tiểu sử sơ lược và quan điểm của họ.
Ông công bố quyết định "từ bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam" hôm 26/10/2018 để đi theo con đường Khai Sáng của Cụ Phan Châu Trinh.
Ông nói rằng Đảng Lao động VN (nay là Đảng Cộng sản) mà ông gia nhập 45 năm trước "không còn tính chính danh", "có nhiều khuất tất, ngày càng thoái hóa, đi ngược lại quyền lợi của dân tộc và xu thế tiến bộ của nhân loại".
Quyết định của GS Chu Hảo đã khiến đảng choáng váng và xôn xao dự luận trong và ngoài nước, vì ông được kính trọng trên nhiều phương diện từ cá nhân, gia đình cho đến những công trình khoa học. Vì vậy, đảng đã “khai trừ” ông ra khỏi đảng.
Vậy lý do nào đã khiến đảng không “nương tay” với GS Chu Hảo?
Ủy ban Thanh tra Trung ương viết: "Vi phạm của đồng chí Chu Hảo bắt đầu từ năm 2005, khi đồng chí nghỉ hưu (không còn là Thứ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ) và chuyển sang công tác ở Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam. Với cương vị là Tổng Biên tập, Giám đốc Nhà xuất bản Tri thức, đồng chí đã lựa chọn, biên tập, xuất bản nhiều cuốn sách có nội dung sai phạm, trái quan điểm, chủ trương đường lối của Đảng. Cụ thể trong các năm (2005-2009), đồng chí đã cho xuất bản 5 cuốn sách có nội dung chính trị tư tưởng sai trái, bị cơ quan chức năng thẩm định, kết luận, xử lý cấm phát hành. Chẳng hạn, cuốn “Đường về nô lệ” của F.A. Hayek đã thổi phồng các mặt hạn chế của chủ nghĩa xã hội, đánh đồng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô với chủ nghĩa phát xít; đề cao các giá trị dân chủ của chủ nghĩa tư bản, phủ nhận hoàn toàn hệ thống triết học, chính trị, kinh tế, văn hóa của chủ nghĩa xã hội, phủ định chủ nghĩa Mác, gắn mô hình kinh tế của Liên Xô trước đây với mô hình của chủ nghĩa phát xít, cho rằng tất yếu mô hình đó sẽ dẫn đến nô lệ.”
Đảng kể tiếp: "Trong việc nói, viết và làm theo Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, Nghị quyết, chỉ thị của Đảng và pháp luật của Nhà nước, đồng chí có những vi phạm được đánh giá là rất nghiêm trọng, cụ thể như:
Đồng chí tham gia ký vào các thư kiến nghị, thư ngỏ và có nhiều bài viết trên báo chí trong và ngoài nước, mạng xã hội như: “Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp 1992” nêu lên 7 kiến nghị tập trung vào ba vấn đề cốt lõi: (1) Đòi bỏ Điều 4, Hiến pháp; (2) Yêu cầu đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập; (3) Đòi phi chính trị đối với lực lượng vũ trang; “Thư ngỏ gửi Ban Chấp hành Trung ương và toàn thể đảng viên Đảng Cộng sản”, nội dung thư ngỏ cho rằng Đảng đã dẫn dắt dân tộc đi theo đường lối sai lầm về xây dựng chủ nghĩa xã hội cùng với bộ máy cầm quyền quan liêu, tha hóa đã đưa đất nước lâm vào khủng hoảng toàn diện... “Thư gửi Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, các đại biểu dự Đại hội lần thứ XII và toàn thể đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam” có nội dung phê phán đường lối lãnh đạo của Đảng trong 30 năm qua, khẳng định các văn kiện chuẩn bị trình Đại hội lần thứ XII còn nặng về nhận định và chủ trương sáo mòn, chưa nhìn đúng sự thật. Việc lấy chủ nghĩa Mác-Lênin làm nền tảng tư tưởng, kiên định theo con đường chủ nghĩa xã hội, độc lập dân tộc, xây dựng nhà nước pháp quyền và nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là không thực tế…"
Nhưng quan điểm của GS Hảo không có gì đi ngược lại những quyền đã được quy định trong Điều 25 Hiến pháp 2013. Điều này viết: "Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.”
Vì vậy, khi nhà nước cáo buộc để xử phạt GS Hảo là đảng đã tùy tiện tước bỏ“quyền tự do ngôn luận” của ông.
- Trước đó, từ ngày 3 tháng 2 năm 2016, sau hơn 30 năm tham gia, Giáo sư, Tiến sỹ ngành xây dựng hàng đầu của Việt Nam, Nguyễn Đình Cống, đã công khai lên tiếng từ bỏ đảng. Ông kêu gọi từ bỏ chủ nghĩa Mác- Lê nin mà theo ông không còn phù hợp.
Ông nói với BBC tiếng Việt: "Thực ra ý định ra khỏi Đảng có từ lâu rồi. Nhưng tôi vẫn muốn kéo dài ra đến Đại hội 12 vì trước đại hội 12, tôi cũng đã đóng góp rất nhiều ý kiến cho đại hội, muốn đại hội thảo luận, trao đổi."
"Tôi chờ xem thử đại hội có trao đổi, thảo luận gì không, có chuyển biến gì không."
"Rồi sau đại hội, không thấy chuyển biến gì cảm thì tôi quyết định dứt khoát ra khỏi Đảng.”
GS Cống, sinh năm 1937, nói thêm: "Tôi có nêu ý kiến Chủ nghĩa Marx - Lenin là không thích hợp nữa, nên bỏ nó đi. Chứ đừng có kiên trì Marx- Lenin, bỏ cái đường lối tiến lên chủ nghĩa xã hội, mà phải xây dựng một thể chế dân chủ, tam quyền phân lập, bỏ cái việc toàn trị của Đảng, bỏ quốc hữu hóa ruộng đất. Nghĩa là phải thay đổi thể chế chính trị, chứ không phải giữ nguyên như thế này."
Phản ứng của nhà nước về quyết định của GS Cống rất nhiều, nhưng một bài viết trong báo của Học viện Chính trị ngày 14/09/2017 đã xếch mé với vị Giáo sư khả kính này rằng: "Độc giả trên mạng Internet không ai xa lạ gì GS Nguyễn Đình Cống. Sự "nổi tiếng" của ông không phải ở học hàm, học vị mà là ở sự suy thoái về tư tưởng chính trị, trở thành phần tử bất mãn chính trị, tiếp tay cho các thế lực thù địch chống Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa.”
Bài viết hằn học thêm: "Thời gian qua, GS Nguyễn Đình Cống rất "nhiệt tình" sản xuất nhiều bài viết trên một số trang mạng xã hội để đưa ra những luận điệu sai trái, thù địch nhằm phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng. Những quan điểm sai trái, thù địch của Nguyễn Đình Cống đã bị dư luận trong xã hội lên án mạnh mẽ.”
Ra đảng vào ngày lễ độc lập
Người nổi tiếng khác, Phó GS Tương Lai, sinh năm 1936, nguyên Viện trưởng Xã hội học Việt Nam đã chọn ngày lễ Độc lập 2/09/2017 để bỏ đảng đi tìm “một phướng thức đấu tranh mới”.
Giáo sư Tương Lai cảnh giác: "Những gì đã cũ kỹ, hư hỏng trong bộ máy quyền lực duy trì chế độ toàn trị phản dân chủ sẽ bị lật nhào”.
Nhưng đảng CSVN không cho phép nên IDS đã tự giải thể vào tháng 9 năm 2009.
Ngày 9.12.2015, ông cùng với 126 người khác, trong đó có các nhân vật như Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, TS Nguyễn Quang A, GS Nguyễn Huệ Chi, GS Hoàng Tụy, GS Nguyễn Đình Cống, TS Lê Đăng Doanh, Huỳnh Tấn Mẫm, Hồ Ngọc Nhuận, GS Trần Văn Thọ, GS Nguyễn Đăng Hưng, Đại sứ Nguyễn Trung, GS Phạm Xuân Yêm..., đã gửi một bức thư ngỏ đến Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, các đại biểu dự Đại hội lần thứ XII và toàn thể đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Bức thư đề nghị "đổi tên đảng (không gọi là Đảng Cộng sản); đổi tên nước (không gọi là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa); trả lại tự do cho những người khác chính kiến đang bị giam giữ; chấm dứt sự trấn áp và ngăn chặn nhân dân thực hiện quyền tự do dân chủ theo Hiến pháp" đồng thời nêu ý kiến "Thực tiễn của nước ta cũng như trải nghiệm của nhiều nước trên thế giới đã cho thấy rõ sai lầm và thất bại của đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội theo chủ nghĩa Mác – Lênin".
Phản đối ngu dân
Phản đối hành động “kỷ luật” của đảng đối với Giáo sư Chu Hảo, làn sóng bỏ đảng của trí thức lan nhanh đến các PGS.TS. Mạc Văn Trang, nhà văn Nguyên Ngọc, Nghệ sỹ Kim Chi, Trung tá Trần Nam, Tiến sĩ Trần Thanh Tuấn và Kỹ sư Hoàng Tiến Cường v.v…
Một số người khác như Đỗ Thế Đăng thì viết là "bỏ sinh hoạt Đảng, bỏ đóng Đảng phí" từ lâu và "Nay chính thức tuyên bố! Từ bỏ và không có bất cứ liên quan nào đến tổ chức!"
Nhà văn Nguyên Ngọc phổ biến quyết định xa đảng trên trang Facebook của ông ngày 6/10/2018. BBC tiếng Việt đưa tin: "Tác giả Rừng xà nu viết ông đã suy nghĩ và định rời bỏ Đảng từ lâu nhưng sau sự việc của PGS. TS. Chu Hảo, ông quyết định "chính thức từ bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam kể từ hôm nay… để tỏ rõ thái độ đối với thông báo của UBKTTW Đảng."
Nhà văn Nguyên Ngọc, một Tác giả có nhiều người đọc tuyên bố: "Kỷ luật ông Chu Hảo thực chất là một hành động thực hiện chính sách ngu dân, kìm hãm nhân dân trong vòng tăm tối, để dễ lừa dối và đàn áp, vì quyền lợi ích kỷ của một đảng độc tài đang cướp quyền sống và phát triển của dân tộc.”
"Kỷ luật ông Chu Hảo với những lý do đầy tính chất vu khống còn là hành vi có chủ tâm đánh vào những người trí thức yêu nước, có tài và có tâm, luôn hành động và phát ngôn theo lương tâm của mình. Việc làm thất nhân tâm này tất sẽ dẫn đến tình trạng 'sĩ phu ngoảnh mặt', hết sức nguy hiểm cho vận mệnh dân tộc." (BBC, ngày 28/10/2018)
Cùng ngày 26/10/2018, PGS. TS. Mạc Văn Trang, 86 tuổi, thuộc Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam cũng tuyên bố tự ra khỏi đảng cộng sản để ủng hộ ông Chu Hảo.
"Tôi noi gương những người giác ngộ, đi trước, cũng góp những ý kiến nhỏ bé của mình và vẫn hy vọng Đảng sẽ có đổi thay khôn khéo, không diễn ra bạo lực," vị nguyên Tổng biên tập Tạp chí Phát triển Giáo dục viết.
Nhưng việc Đảng làm to chuyện kỷ luật người trí thức như Chu Hảo là nhằm triệt tiêu giới tinh hoa của đất nước, những người nhiệt thành muốn thay đổi xã hội theo chiều hướng văn minh, đẩy họ về phía đối lập với Đảng.
GS Mạc Văn Trang kết luận: ”Tôi rời bỏ Đảng vì thất vọng với những gì Đảng đã và đang làm, bất chấp bao ý kiến đóng góp tâm huyết và trí tuệ của những người như Chu Hảo; bất chấp những tiếng kêu thảm thiết của biết bao người dân bị cướp bóc, đàn áp, bất công một cách oan ức, thảm khốc."
Hối tiếc - thất vọng
Nghệ sỹ Kim Chi, tài tử điện ảnh, sinh tại Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang, tuyên bố ra khỏi Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 4/11/2018.
Bà công bố trên Facebook cá nhân: "Lẽ ra tôi đã làm việc này cách đây gần ba năm trước, khi ông Nguyễn Phú Trọng tái đắc cử Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam. Bởi tôi biết ông Trọng một mực theo đuổi chủ nghĩa xã hội - con đường tăm tối không có tương lai cho đất nước, đi ngược xu thế tiến bộ của nhân loại."
"Nhưng ngày đó, lão tướng Nguyễn Trọng Vĩnh - cựu Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc; Giáo sư, Tiến sỹ khoa học Chu Hảo; và chồng tôi, ông Vũ Linh; cùng nhiều bằng hữu tâm huyết khuyên tôi kiên nhẫn ở lại để giúp những người tốt trong Đảng Cộng sản Việt Nam nhận biết lẽ phải."
"Tôi đã kiên nhẫn tỏ bày chính kiến ôn hoà trong mọi việc: Xuống đường biểu tình vì nhân quyền, chủ quyền đất nước, môi trường sống. Viết Facebook lên án những sai trái của an ninh, giới chức nhà nước. An ủi, sẻ chia cùng tù nhân lương tâm, bà con dân oan..."
"Sự việc mới đây khiến tôi không thể kìm lòng được nữa: Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam công bố kết luận hết sức xằng bậy về Giáo sư, Tiến sỹ khoa học Chu Hảo. Đó là một ý đồ hắc ám, muốn thông qua việc trừng phạt một trí thức ưu tú mà tôi và đông đảo trí thức cũng như người dân kính trọng như tinh hoa dân tộc, tuyên chiến với giới trí thức tiến bộ tâm huyết, tuyên chiến với nhân dân…”
Bà nói bà đã "thất vọng" bỏ sinh hoạt Đảng từ năm 2013 và mong mỏi nhiều đảng viên "có lương tri" và nhất là thế hệ trẻ "tiếp tục rời bỏ đảng" và "đoàn".
Hãy bỏ đảng
Trong khi đó, nguyên lãnh sự Việt Nam tại Genève (Thụy sỹ) từ năm 2008 đến 2012, ông Đặng Xương Hùng, sinh năm 1961, đã tuyên bố bỏ đảng từ 2014 cũng lên tiếng ủng hộ trào lưu bỏ đảng.
Dưới tiêu đề “Hãy bỏ đảng” phổ biến ngày 26/10/2018 tại Geneve, ông Đặng Xương Hùng viết: "Vào thời gian này, cách đây đúng 5 năm, tôi đã bỏ đảng. Mấy ngày hôm nay, lại có một trào lưu bỏ đảng mới rầm rộ hơn, dẫn đầu bởi nhà văn Nguyên Ngọc, nhà báo Mạc Văn Trang. Trong tôi dậy lên một niềm vui nhè nhẹ: cảm giác tái khẳng định cái quyết định của mình cách đây 5 năm là chính xác, sống lại cái cảm xúc của con người đã được tự do, tự giải phóng mình khỏi những ràng buộc phi lý.
Tôi đã từng nhận xét, đảng đã chết từ lâu trong rất nhiều đảng viên. Đúng như cách mà nhà văn Nguyên Ngọc thông báo : tuyên bố chính thức điều mà mình đã quyết định từ lâu.
Đảng ngày càng bộ lộ là đảng phi nhân nghĩa, phản nước, hại dân.
Trong tuyên bố từ bỏ đảng của tôi, tôi mới chỉ nhận ra ba tội của đảng đó là:
- Mù quáng với chủ nghĩa Mác-Lê nin, dẫn dắt cả dân tộc Việt Nam đi xuống hố "chủ nghĩa xã hội".
- Làm tay sai cho Trung cộng, đưa Việt Nam thành khu tự trị của Trung Quốc.
- Hồ Chí Minh là người Trung Quốc, đột lốt Nguyễn Ái Quốc.
Nếu như bây giờ, danh sách trên của tôi sẽ dài ra rất nhiều:
- Cướp đất của dân oan, cướp vàng của doanh nghiệp.
- Gạt bỏ trí thức có tâm với dân với nước, đặt vận mệnh dân tộc trong tay những nhân vật hèn kém.
- Bỏ tù vô tội vạ những người dám đứng lên chống lại cường quyền, thực thi tự do ngôn luận.
- Tham quyền, cố vị, tham nhũng tràn lan.
- Coi nhân dân như kẻ thù, xây dựng chế độ công an toàn trị.
- Coi thường luật pháp quốc tế, hành động không khác một quốc gia khủng bố quốc tế.
"Hèn với giặc, ác với dân" đó là câu tổng kết xúc tích, ngắn gọn và chính xác, áp cho đảng cộng sản Việt Nam và chế độ hiện nay.
Đúng như một chính khách quốc tế đã nói: đảng cộng sản kêu gọi người dân đứng lên giành chính quyền để mang lại hạnh phúc cho chính họ. Đảng cộng sản Việt Nam đã phản bội lại người dân Việt Nam, khi họ nắm chắc được quyền lực, họ đã coi thường người dân, thậm chí họ còn coi người dân như kẻ thù.
Những làn sóng bỏ đảng như hiện nay đang làm cho những kẻ gây tội ác run sợ, đồng thời nó cũng làm vững tin cho những đảng viên chân chính đang ấp ủ một hướng đi chính nghĩa, đó là quay về với nhân dân.
Hãy bỏ đảng. Hãy bỏ thật nhanh, thật nhiều, thật dứt khoát.”
Hư hỏng - tự diệt
Cũng nên nhớ khi còn sinh tiền, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh (1916 – 26 tháng 12 năm 2019) , nguyên Đại sứ tại Trung Cộng từ 1974 đến 1987 đã lên án đảng CSVN “hoàn toàn biến chất, trở nên quá hư hỏng, khó có thể sửa chữa được”.
Theo nguyên Đại tá Công an Nguyễn Đăng Quang ghi lại thư chuyển của Nhà văn kiêm dịch giả Nguyễn Nguyên Bình, hội viên Hội Nhà văn Hà Nội, trưởng nữ của Lão tướng Nguyễn Trọng Vĩnh ngày 25/9/2017 thì tướng Vĩnh đã cho rằng: "ĐCSVN nay đã hoàn toàn biến chất, trở nên quá hư hỏng, khó có thể sửa chữa được! Đảng đã đánh mất mình, không còn xứng đáng là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội nữa! Trong các hư hỏng trên, cụ nói có 3 hư hỏng nguy hiểm nhất:
- Một là, ĐCSVN đã trở thành một ổ tham nhũng trầm trọng, khó có thể kiềm chế và kiểm soát được! Bọn tham nhũng đều là những cán bộ, đảng viên trung cao cấp của Đảng, chúng đã trở thành bầy sâu, tập đoàn sâu và ăn của dân không từ một thứ gì!
- Hai là, ĐCSVN không còn là một khối đoàn kết vững chắc như xưa. Nay đã chia rẽ, đang hình thành nhiều phe nhóm lợi ích tệ hại trong đảng, và các phe phái này đang ra sức đấu đá, tranh giành nhau quyền lợi và quyền lực, không thiết tha gì với lợi ích dân tộc, với quyền lợi đất nước như hồi ĐLĐVN trước đây nữa!
- Ba là, ĐCSVN ngày nay đã lệ thuộc nặng nề vào ngoại bang, cụ thể là vào ĐCSTQ! Sau khi bí mật ký kết thỏa ước Thành Đô (9/1990) với ĐCSTQ, Ban lãnh đạo ĐCSVN kể từ đó đã lệ thuộc gần như mọi mặt vào ĐCSTQ! ĐCSVN làm ngơ, không dám ra tuyên bố phản đối và thực hiện biện pháp đáp trả khi chủ quyền biển đảo của Tổ quốc bị bọn TQ xâm phạm, đặc biệt là sự kiện từ đầu tháng 5/2014 đến giữa tháng 7/2014, khi TQ ngang ngược coi thường luật pháp quốc tế và chủ quyền quốc gia của Việt Nam, chúng hạ đặt trái phép dàn khoan HD.981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, và mới đây Việt Nam phải nhẫn nhục đầu hàng, chấp nhận yêu sách ngang ngược của TQ đòi VN phải ngừng Dự án khoan thăm dò khí đốt tại Lô 136/03 thuộc bãi Tư Chính nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam!”
Với những nhận xét và phê bình của Tướng Vĩnh, không một viên chức hay báo nào của đảng dám lên tiếng phê bình hay chỉ trích vì uy tín của ông qúa lớn. Những lời tâm huyết của ông, một lần nữa đã như một bảo đảm cho quyết định bỏ đảng của giới Trí thức và Văn nghệ sỹ là không sai.
Chỉ có điều khi nhà nước khoe đã tập hợp được 2,2 triệu trí thức vào năm 2020, chiếm 32,5% đội ngũ trí thức cả nước thì không biết có bao nhiêu trong số này nằm trong khối “u mê” Tuyên giáo và Hội đồng Lý luận Trung ương, những người chỉ biết bảo vệ Chế độ Cộng sản ở Việt Nam đến hơi thở cuối cùng. -/-
(11/021)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét