Bài đăng nổi bật

Nhân sự chủ chốt cấp cao

  Nhân sự chủ chốt cấp cao. BCT đã có phương án chính thức về nhân sự chủ chốt trình trung ương đảng, dự kiến trung ương họp vào ngày 16-18 ...

Thứ Sáu, 26 tháng 11, 2021

Bản văn nào có giá trị giáo dục khai dân trí đánh động lương tâm con người?

 

Bản văn nào có giá trị giáo dục khai dân trí đánh động lương tâm con người?

Phương Nguyễn (Danlambao)
 - Không ít người dân làm báo không chuyên, chuyển tải thông tin, hình ảnh sống động rất thật của người dân trong khu cách ly tập trung, khu phong tỏa, các bệnh viện dã chiến lên các phương tiện truyền thông mạng xã hội. Song song đó là các YouTubers, Livestreamers, Facebookers… miệt mài đọc thông tin tuyên truyền dối trá của cộng sản về các giải pháp phòng, chống dịch. Rồi bỏ thời giờ tổng kết, phân tích chỉ ra các chiêu trò mị dân, đánh lừa đồng chí của Việt gian Phạm Minh Chính và đồng bọn thờ Tàu, chống dịch cúm Tàu cho Tàu.

Trong số các thông tin, bài viết về đại dịch cúm Tàu của người dân làm báo dễ bị các tên mù não, cuồng cộng bảo là nói xấu, xuyên tạc đường lối chống dịch đúng đắn của đảng, nhà nước. Và để tránh trường hợp bị gán ghép bôi nhọ, nói xấu Việt cộng, người viết trích lời nhận định của Lưu Kha cựu nhà báo Thông Tấn Xã Việt Nam chia sẻ trên trang Facebook cá nhân về quang cảnh u ám, thảm hại mùa đại dịch.

Lưu Kha là một người từng là nhà báo của chế độ chứ không phải “thế lực thù địch” chống phá chế độ hay người dân làm báo cất lên tiếng nói sự thật khác với tuyên truyền dối trá của cộng sản:

“Là người yêu nước, tôi thực sự thấy đau và xấu hổ khi Việt Nam bị Nikkei Asia xếp hạng bét thế giới về chống COVID và Hà Nội bị một tờ báo của Bỉ gọi là nhà tù lộ thiên… Đây là lúc nhìn thẳng vào sự thật và nói rõ sự thật...

Cố tổng bí thư Nguyễn Văn Linh (kẻ đã nói thà mất nước hơn mất Đảng) đã nói, để rút kinh nghiệm và sửa chữa. Không phải lỗi lầm nào cũng có thể dễ dàng sửa chữa được. Các nhà phê bình và công chúng vẫn dành những lời có cánh, đủ mọi cung bậc cảm xúc tuôn trào trước một khát khao mãnh liệt về cuộc sống tự do bên ngoài những song sắt cho những bộ phim vượt ngục bom tấn.


Có lẽ những bộ phim vượt ngục bom tấn vẫn không sánh với phiên bản chống dịch đời thực tại Việt Nam. Như hình ảnh sống động của hàng trăm ngàn người đã vượt qua những chốt kiểm soát ở cửa ngõ Hồ Chí Minh từ ngày 01/10 khi thành phố thực hiện Chỉ thị 18 - nới lỏng giãn cách xã hội chuyển sang trạng thái bình thường mới.


Ai đã từng động lòng trắc ẩn bên trang giấy “Những người khốn khổ" của Victor Hugo giờ đây cũng phải rơi lệ theo từng dặm đường của những người con phương xa trở về quê. Dải đất miền Trung như chiếc đòn gánh giữa hai đầu đất nước vốn bé nhỏ, nghèo khó, giờ lại thêm oằn mình bởi những dòng xe máy nối đuôi nhau trong cơn mưa tầm tã.


Hành trang năm xưa khi rời quê hương để đến miền đất hứa và gia tài ngày hôm nay trở về có gì khác nhau. Có khác chăng là thêm một gia đình nho nhỏ và vài thứ đồ lỉnh kỉnh. Năm xưa rời quê hương ra đi trong niềm hy vọng về một cuộc sống đổi thay, hôm nay trở về với nỗi lòng trĩu nặng khi tiền tài trong túi đã cạn và nỗi âu lo Covid rình rập cho những ngày sắp tới.


Nỗi ám ảnh những ngày sống lay lắt ở chốn phồn hoa, bất chấp mưa gió bão bùng, con đường về quê trở thành lựa chọn thập tử nhất sinh mà cửa sinh chính là quê mẹ. Giấu mình trong thùng xe đông lạnh hay thùng xe chở heo để thông chốt. Vượt đèo đi xe máy về quê hay trên chiếc xe đạp cà tàng, và dù khởi hành đi bộ cho chặng đường 1.800 km khi trong túi chỉ còn chút tiền cũng không ngăn được lòng mong mỏi được trở về nhà.


Đoàn người xơ xác cũng cho thấy bức tranh thực tại của đô thị thịnh vượng bậc nhất cả nước. Giấc mộng về một thành phố trong thành phố với rất nhiều những chiến lược đầu tàu nhưng lại bỏ qua cấu trúc đô thị tổng thể với các kiến trúc hạ tầng và an sinh xã hội. Một bên là những khối nhà lung linh, hiện đại, và một bên là khu ổ chuột với những phận người lầm lũi, khốn khó.


Không có ai bị bỏ lại phía sau, chỉ có những đoàn người tự bỏ chốn quê. (Không ai bị bỏ lại phía sau, chỉ là lời dối trá, đáng khinh bỉ!)


Kịch bản sống chung với COVID-19 đã không tính đến và đo lường một chỉ số. Đó là chỉ số tín nhiệm hay niềm tin của người dân vào chính quyền. Chỉ số tín nhiệm Tổng thống Mỹ được coi như một chỉ điểm cho thấy hiệu quả các chính sách của chính phủ cũng như mức độ hài lòng, những đánh giá, phản hồi của công chúng với người lãnh đạo đất nước.


Ở Nhật Bản cũng có một chỉ số khác đo lường mức độ thành công của các chính sách công và năng lực của nhà lãnh đạo, đó là chỉ số từ chức.


Hôm 03/09 Thủ tướng Yoshihide Suga công bố ý định từ chức.


Nội các của ông đã chứng kiến tỉ lệ ủng hộ mình giảm xuống dưới 30% do cách ứng phó với đại dịch COVID-19 và một số vấn đề khác sau một năm lãnh đạo đất nước. Ông Suga giải thích:


"Tôi nhận ra tôi cần nguồn năng lượng rất lớn. Tôi không thể làm cả hai việc là tái tranh cử và xử lý đại dịch. Tôi phải chọn một việc thôi… Như tôi đã nhiều lần nói với mọi người, bảo vệ mạng sống và sức khỏe của người dân là trách nhiệm của tôi với tư cách thủ tướng. Đó là những gì mà bản thân tôi cống hiến".


Ông Suga tiếp quản chức Thủ tướng Nhật Bản sau khi ông Shinzo Abe từ chức vào tháng 09/2020 với lý do sức khỏe. Thủ tướng Abe khi đó đã xin lỗi người dân Nhật Bản:


“Từ tận đáy lòng vì không thể làm tròn nghĩa vụ của mình. Tôi không thể là thủ tướng nếu tôi không thể đưa ra những quyết định tốt nhất cho người dân. Do đó, tôi quyết định rời khỏi vị trí hiện tại".


Chiến lược hi sinh kinh tế để kiểm soát được đại dịch với mục tiêu là “zero COVID" để lại những gì? (...Hy sinh kinh tế là nhà báo Lưu Kha nói theo lời nói xạo của Việt cộng nhưng diễn tả thực trạng chính trị, kinh tế, xã hội Việt Nam khá trung thực.)


Lần đầu tiên trong lịch sử, tăng trưởng GDP theo quý của Việt Nam chứng kiến mức âm 6,7% trong quý III/2021 do đóng cửa kéo dài tại các trung tâm công nghiệp, thương mại và tài chính lớn nhất cả nước. Lâu nay, câu hỏi khi doanh nghiệp FDI xách vali ra đi, chúng ta còn lại gì vẫn luôn canh cánh, thì nay nhiều đơn hàng đã chuyển ra nước khác và các nhà đầu tư rục rịch từ bỏ Việt Nam do các chính sách kiểm soát quá ngặt nghèo.


Cũng lần đầu tiên, trong lịch sử thời bình, Việt Nam chứng kiến một làn sóng di cư ngược đồ sộ từ đô thị về nông thôn mà có tờ báo mô tả rằng vỡ trận.


Đỉnh đèo Hải Vân từng chứng kiến những hành trình ngạo nghễ xuyên Việt của tuổi trẻ chinh phục đỉnh cao thì giờ đây lại vang vọng tiếng khóc thét của một người mẹ trong đêm khuya khi con mình bị ngất xỉu vì quá đói và mệt sau một hành trình dài.


“Tối đâu là nhà, ngã đâu là giường", hành trình về quê lấy vỉa hè, lề đường làm manh chiếu, chạy đâu tránh được nắng mưa của trời.


Những quyết định xử phạt vi phạm hành chính, xử lý hình sự trong đại dịch có thể được đo bằng con số hàng tỉ đồng chỉ sau vài ngày thì nghĩa đồng bào chỉ có giá 0 đồng với xăng xe miễn phí, nước uống miễn phí, bát súp miễn phí, bánh mì miễn phí, áo mưa miễn phí, chiếc xe cà tàng trên đường bị hỏng cũng được thay miễn phí… trong hành trình tháo chạy khỏi Saigon, thủ đô kinh tế của Việt Nam.


Dân quê dù có nghèo nhưng vẫn dang rộng hai tay và tấm lòng để đón những đồng bào tha hương trở về. Dù chỉ là cái vẫy tay chào khi qua đường nhưng cũng kịp trao cho nhau ánh mắt, nụ cười tình thương mến thương, cùng lời chúc cầu bình an.”

Những dòng trạng thái tả tình, tả cảnh đầy cảm xúc trên trang Facebook cá nhân của nhà báo Lưu Kha, với giọng văn tả chân nhẹ nhàng khá bình tĩnh, không hằn học chê bai, trách móc cái gọi là ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch của đảng, nhà nước cộng sản Việt Nam. Lưu Kha diễn tả nhiều cung bậc cảm xúc, khá đầy đủ ở góc cạnh, hình ảnh về thảm họa chống dịch của hai tên Việt gian Trọng-Chính.

Trước thảm họa cúm Tàu, người dân Saigon chết như rạ, chết không kịp thiêu, kinh tế vỡ vụn, doanh nghiệp FDI lần lượt rút khỏi Việt Nam, công nhân lũ lượt tháo chạy khỏi thủ đô kinh tế Việt Nam. Đảng cộng sản không quan tâm đến đời sống của nhân dân, chúng thản nhiên sử dụng tiền thuế của dân, tổ chức hội nghị trung ương 4 khóa XIII, tập trung nói nhảm hù dọa cán bộ, đảng viên mối nguy hiểm khôn lường về suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống dẫn tới tự diễn biến, tự chuyển hoá, phản bội lại lý tưởng và sự nghiệp cách mạng.

Tất cả trọng tâm của hội nghị chỉ tập trung vào sự tồn vong của chế độ, vào mục tiêu muôn năm trường trị của đảng và to mồm bốc phét, nói xạo để đánh lừa đồng chí, đồng bào chứ không hề quan tâm đến đời sống của toàn dân trong thảm họa cúm Tàu.

Cụ thể là kết luận láo truyền kỳ với các con chữ giáo mác, lưỡi lê đã qua sử dụng trong bài diễn văn hạ màn hội nghị lần thứ 4 của trung ương đảng khoá XIII của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng:

“Thưa các đồng chí,


..Các đồng chí Ủy viên Trung ương và các đồng chí tham dự Hội nghị đã thể hiện tinh thần trách nhiệm cao, phát huy dân chủ, trí tuệ, thẳng thắn thảo luận sôi nổi, đóng góp nhiều ý kiến rất tâm huyết và quan trọng vào các Báo cáo và Đề án do Bộ Chính trị và Ban cán sự đảng Chính phủ trình Trung ương.


…Sau Đại hội Đảng, Trung ương đã tổ chức tốt 3 hội nghị Trung ương; lãnh đạo tiến hành thành công Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026; sớm kiện toàn các cơ quan và nhân sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước; tổ chức thành công nhiều hội nghị toàn quốc và sự kiện chính trị quan trọng khác... Cách làm rất bài bản, hợp lý, khoa học, như nhiều lần tôi đã nói: "Nhất hô bá ứng," "tiền hô hậu ủng," "trên dưới đồng lòng" và "dọc ngang thông suốt."


Sự nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, chúng ta đã kế thừa, phát huy tốt những thành tựu, kết quả đã đạt được, khắc phục những hạn chế, yếu kém còn tồn tại và bình tĩnh, tỉnh táo xử lý kịp thời, đúng đắn những vấn đề khó, chưa có tiền lệ, mới phát sinh trong phòng, chống dịch bệnh; hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp từng bước vượt qua khó khăn, duy trì, phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh, chăm sóc, bảo vệ sức khỏe và đời sống nhân dân, chăm lo việc học hành của học sinh, sinh viên...


Tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta, truyền thống đoàn kết, yêu nước, "thương người như thể thương thân," "lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều" của dân tộc ta lại tiếp tục được phát huy cao độ. Nhờ đó, đã kiểm soát được đợt dịch bùng phát lần thứ 3; kinh tế 6 tháng đầu năm vẫn tăng trưởng khá, ở mức 5,64%, cao hơn cùng kỳ năm trước.


…Nguyên nhân khách quan do tác động của dịch bệnh là chủ yếu, cũng có nguyên nhân chủ quan trong phòng, chống dịch bệnh; có lúc, có nơi còn lơ là, chủ quan, bị động, lúng túng hoặc cứng nhắc, thiếu thống nhất, đồng bộ trong lãnh đạo, chỉ đạo xử lý các tình huống cụ thể, đột xuất; còn hạn chế, bất cập trong dự báo, phân tích tình hình để xây dựng và triển khai thực hiện có bài bản các phương án ngắn hạn cũng như dài hạn, vừa phòng, chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế-xã hội.


…Ban Chấp hành Trung ương khẳng định hơn 90 năm qua, Đảng ta đã xác lập, củng cố và ngày càng nâng cao vai trò lãnh đạo, sức mạnh và uy tín của mình bằng chính bản lĩnh, nghị lực, trí tuệ, lý luận tiên phong; bằng đường lối đúng đắn mang lại lợi ích thiết thân cho nhân dân, cho đất nước; bằng sự nêu gương, hy sinh quên mình, phấn đấu không mệt mỏi của đội ngũ cán bộ, đảng viên; bằng một tổ chức đoàn kết, thống nhất chặt chẽ, vững chắc; bằng mối liên hệ máu thịt với nhân dân, được nhân dân hết lòng tin yêu, ủng hộ và bảo vệ.


Thực tế từ ngày có Đảng, nhân dân ta đã có người lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt, và nhờ thế đã giành được hết thắng lợi này đến thắng lợi khác, lập nên những kỳ tích trong thế kỷ XX. Trong thời kỳ đổi mới, Đảng ta đã lãnh đạo đất nước vượt qua mọi khó khăn, thách thức và đạt được nhiều thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay. Chúng ta hoàn toàn có quyền tự hào về bản chất tốt đẹp, truyền thống anh hùng và lịch sử vẻ vang của Đảng ta-Đảng do Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại sáng lập và rèn luyện, đại biểu của dân tộc Việt Nam anh hùng.


Nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian tới, Trung ương thống nhất cao phải tiến hành đồng bộ và quyết liệt hơn nữa nhiều công việc cụ thể, thiết thực, tập trung vào 4 nhóm nhiệm vụ, giải pháp mà Hội nghị Trung ương 4 khóa XII đã đề ra; đồng thời bổ sung nhấn mạnh thêm 2 nhóm nhiệm vụ, giải pháp là: Xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược và người đứng đầu đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ; Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, xử lý nghiêm cán bộ sai phạm. Theo đó, phải chú trọng nêu gương những người tốt, việc tốt; ngăn ngừa, cảnh báo, phê phán những việc làm sai trái.


…Hội nghị lần thứ tư ban chấp hành trung ương Đảng khóa XIII đã thành công tốt đẹp. Tổ chức thực hiện có kết quả các nghị quyết, kết luận của trung ương tại hội nghị lần này sẽ góp phần quan trọng đưa nghị quyết Đại hội XIII của đảng vào cuộc sống, thúc đẩy việc hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an sinh xã hội và đời sống của nhân dân, giữ vững ổn định chính trị - xã hội và xây dựng, chỉnh đốn đảng, xây dựng hệ thống chính trị ngày càng trong sạch, vững mạnh.


Để thực hiện có hiệu quả các nghị quyết, kết luận của hội nghị trung ương lần này thì nhận thức của chúng ta phải chín, tư tưởng phải thông, quyết tâm phải lớn và phương pháp phải đúng, góp phần làm chuyển biến tình hình thật sự, có kết quả rõ ràng, cụ thể. Tôi đề nghị, mỗi đồng chí uỷ viên trung ương, trên cương vị công tác của mình, hãy phát huy tốt hơn nữa vai trò trách nhiệm cá nhân, cùng với cấp ủy, chính quyền lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện thật tốt Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và các nghị quyết, kết luận của Trung ương.


Xin trân trọng cảm ơn các đồng chí!”

Hỏi thật qua tản văn tả chân của nhà báo Lưu Kha và bài diễn văn dài lê thê nhai đi nhai lại như loài động vật ăn cỏ, hết hội nghị này đến hội nghị khác, với một đống chữ không có nghĩa của Nguyễn Phú Trọng.

Thế thì bản văn viết của Lưu Kha với bản văn nói của Nguyễn Phú Trọng, bản văn nào có giá trị giáo dục khai dân trí đánh động lương tâm con người hay cả hai bản văn đều vô giá trị như nhau?

Tham khảo:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét