Bài đăng nổi bật

Nhân sự chủ chốt cấp cao

  Nhân sự chủ chốt cấp cao. BCT đã có phương án chính thức về nhân sự chủ chốt trình trung ương đảng, dự kiến trung ương họp vào ngày 16-18 ...

Thứ Ba, 30 tháng 11, 2021

Tai biến sau tiêm vaccine phòng chống dịch Covid-19: Rất nhiều cái bất thường, cần thực hiện điều tra độc lập!

 

Tai biến sau tiêm vaccine phòng chống dịch Covid-19: Rất nhiều cái bất thường, cần thực hiện điều tra độc lập!

Trần Tuấn

30-11-2021

Các bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa. Ảnh: Lam Sơn

BẤT THƯỜNG! Vì có tử vong sau tiêm, không phải ở một tỉnh, mà là 3 tỉnh, thành phố (Thanh Hóa, bắc Giang, Hà nội)! Không chỉ 1, 2 mà có tới 6 trường hợp tử vong, chỉ từ 23-28/11/2021. Không phải một loại vaccine, mà hai loại vaccine khác nhau: Verocell ở Thanh Hóa và Pfizer ở Bắc giang và Hà nội (Tài liệu tham khảo 1,2,3,4).

BẤT THƯỜNG! Vì ở một điểm tiêm “chưa tới 400 người, có tới “gần 70 người” sau tiêm phải vào bệnh viện điều trị một tuần! 4 trong số đó tử vong! (TLTK 1). Điểm khác, tiêm 700 trẻ, sau 30 phút có tới 4 trường hợp sốc phản vệ và 1 trong số này tử vong sau 3 ngày cấp cứu hồi sức tích cực (TLTK2). Tỷ lệ sốc phản vệ sau tiêm ở cả hai trường hợp này là quá cao, đặc biệt với điểm tiêm Verocell ở Thanh hóa! Tương tự, tỷ lệ tử vong khi gặp sốc phản vệ sau tiêm chủng ở cả hai điểm này cũng là cao quá khác biệt so với thế giới!

BẤT THƯỜNG! Vì, chuyện dồn dập như thế, nghiêm trọng như thế ,nhưng không “đánh thức” được giới truyền thông! Trang web của Bộ Y tế khó tìm thấy tin, bài nào nhắc đến 6 trường hợp tử vong sau tiêm vaccine nêu trên! Bài trên các báo khác cũng ít! Mạng xã hội cũng hầu như không có bài viết, chỉ đưa tin lại bài đăng báo chính thống. Những báo có đưa tin thì giống nhau kiểu viết mô tả chung chung! Có bài nội dung còn thiếu cả những thông tin cơ bản tối thiểu phải có! Rất ít phân tích căn nguyên hoặc cung cấp thông tin cho người đọc có cách nhìn nhận khác. Vnexpress là báo đưa tin nhiều nhất, thì tít bài thật mông lung: “gần 70 người phản vệ sau tiêm vaccine COVID-19 ở Thanh hóa qua cơn nguy kịch”! hoặc nội dung thể hiện chuyện như là không có gì đáng quan tâm: “Gần 60 bệnh nhân khác điều trị tại Bệnh viện Đa khoa huyện Nông Cống, cũng không có ca diễn biến nặng, phần lớn đã về nhà, số còn lại dự kiến cũng sớm ra viện” (Tài liệu tham khảo 1).

BẤT THƯỜNG! Vì dân chúng và giới truyền thông, cả chính thống và mạng xã hội, dường như đã quen với “thông tin tử vong sau tiêm vaccine”. Không cần đợi công bố kết quả điều tra chính thức, dường như tất cả cùng “tiên lượng chính xác” và chấp nhận căn nguyên chỉ có thể là “sốc phản vệ do… cơ địa người tiêm”. Thực tế, các bài viết liên quan tới 6 trường hợp tử vong ở Thanh Hóa, Bắc giang, và Hà nội, đều chung “đáp số” đó!

CÓ ĐÚNG MỌI TRƯỜNG HỢP TỬ VONG SAU TIÊM VACCINE ĐỀU QUY CHO “SỐC PHẢN VỆ… DO CƠ ĐỊA”?

Đã bao năm nay, cứ tử vong sau tiêm vaccine, ngành y và cả xã hội dường như mặc nhận chỉ có một căn nguyên “ Sốc phản vệ… do cơ địa”.

Đấy là một điều nguy hiểm cho xã hội đã đành, và cho… chính ngành y tế nói chung và y học dự phòng nói riêng!

Trong hướng dẫn điều tra tác dụng không mong muốn xẩy ra sau tiêm chủng (Adverse Event following Immunization, AEFI), Tổ chức Y tế Thế giới chỉ ra có 4 nhóm căn nguyên khác nhau (TLTK5). Trong 4 nhóm căn nguyên đó, căn nguyên “sốc phản vệ do cơ địa người tiêm” luôn ở xác xuất xẩy ra rất thấp, bởi khi phê duyệt vaccine, hội đồng đạo đức và chuyên môn y tế luôn đã quy định ngưỡng không cho phép vượt quá, tức ấn định ở ngưỡng xẩy ra rất, rất nhỏ tới mức không gây bất kỳ khoan ngại đáng kể nào cho người đi tiêm.

Chẳng hạn, với vắc-xin Pfizer, con số đó là 2-5 trường hợp trên 1 triệu lượt tiêm! Và khi xẩy ra sốc phản vệ, với trang thiết bị và thuốc cấp cứu hiện tại, theo thông tin khẳng định trên trang web CDC của chính phủ Mỹ: Hoàn toàn có thể xử lý kịp thời và hiệu quả (Anaphylaxis after COVID-19 vaccination is rare and has occurred in approximately 2 to 5 people per million vaccinated in the United States. Anaphylaxis, a severe type of allergic reaction, can occur after any kind of vaccination. If it happens, healthcare providers can effectively and immediately treat the reaction) (TLTK6).

MỘT CÁCH NHÌN KHÁC

Theo báo cáo của Bộ Y tế, tổng số mũi tiêm phòng COVID-19 của Việt nam tính đến 25/11/2021 là xấp xỉ 114,7 triệu liều (TLTK 7).

Không có số liệu của hệ thống theo dõi sau tiêm về tác dụng phụ không mong muốn. Nhưng chắc chắn, Bộ Y tế Việt nam phải tổ chức hệ thống thống kê giám sát “tác dụng không mong muốn sau tiêm chủng”, vận hành ở tất cả các điểm tiêm! Và cho mỗi trường hợp phải đi viện, đều thực hiện làm báo cáo điều tra theo hướng dẫn AEFIs của WHO.

114,7 triệu liều! chỉ có chưa đầy chục trường hợp tử vong cho tới nay! Quá thấp?

Không đơn giản như thế! Dường như ai đó đang muốn xã hội nghĩ theo hướng đó! Để rồi, đọng lại trong tâm tư dân chúng, nỗi lo sợ tiêm chủng lớn dần! Lo vaccine, lo chất lượng vaccine, lo chất lượng tiêm chủng, chất lượng xử lý tai biến của các sơ sở tiêm chủng công…

Chiếu theo hướng dẫn điều tra của WHO (TLTK 5), các trường hợp xẩy ra sốc phản vệ ở điểm tiêm Công ty Giày Kim Việt (Nông Cống, Thanh Hóa) và ở điểm tiêm cho học sinh trung học huyện Sơn Động Bắc Giang sẽ được định nghĩa là những “chùm ca” (cluster), xẩy ra tai địa điểm cụ thể, nhóm tiêm cụ thể với loại vắc xin và lô vắc-xin cụ thể. Tức là, đã có sự “đặc biệt” riêng, yếu tố “không bình thường” đã xẩy ra với những điểm này, khiến xuất hiện tập trung các ca sốc phản vệ!

Nhìn vào sơ đồ “trình tự lập luận điều tra căn nguyên gây “chùm ca”, sẽ thấy hướng giải thích căn nguyên chính sẽ khó là “cơ địa” người tiêm, mà dường như phải là từ tiến trình quản lý chất lượng tiêm chủng có vấn đề (program error), hoặc lỗi xẩy ra ngay từ tiến trình sản xuất (manufacturer error), hoặc chất lượng của lô vaccine sử dụng có vấn đề đặc biệt (batch problem), hoặc phối hợp của các căn nguyên đó với nhau (Trang 2, TLTK5).

MỞ RỘNG TẦM NHÌN

Khi liên kết những trường hợp xẩy ra tử vong sau tiêm vaccine trong chục năm qua, dường như có sự trùng hợp không bình thường.

Đó là, thời điểm xẩy ra “tử vong sau tiêm vaccine” rơi vào lúc trên diễn đàn chính sách y tế, đang có sự tranh luận về tiêm chủng miễn phí và “tiêm chủng dịch vụ”!

(1) Ngược dòng thời gian: Thời “vaccine Quinvaxem”- Hệ thống tiêm chủng mở rộng miễn phí hàng mấy chục năm làm rất tốt, ổn định về đội ngũ, trang thiết bị, chuyên môn quản lý, và đặc biệt, chiếm được tuyệt đối niềm tin của toàn dân, toàn xã hội! Trước thời điểm 2010, người dân cho con em đi tiêm chủng đương nhiên là miễn phí! Truyền thông chẳng bao giờ phải đau lòng đưa tin “trẻ chết sau tiêm vaccine”. Tiêm chủng dịch vụ không có đất hoạt động!

Rồi những trường hợp tử vong sau tiêm chủng đột ngột xuất hiện, lặp đi lặp lại! Điều tra lần nào cũng “sốc phản vệ–> do cơ địa trẻ”! Lại thêm cả “tiêm nhầm thuốc” ở Quảng trị, khiến niềm tin vào hệ thống tiêm chủng công miễn phí bao năm sụt giảm. Người dân nghi ngờ chất lượng tiêm chủng công!

Để rồi ý tưởng chấp nhận trả tiền cho tiêm chủng trẻ em lớn dần! Vaccine “tốt hơn Quinvaxem” được tư nhân nhập về “nhỏ giọt”! Tử vong sau tiêm “Quinvaxem” lặp đi lặp lại, rồi cả vaccine khác nữa! Sự khan hiếm vaccine dịch vụ nổi lên. Dân cầu cạnh, giá tiêm dịch vụ được đẩy lên! Truyền thông vào cuộc mạnh mẽ, dân hoang mang với tiêm chủng công! Bộ Y tế trung thành điều tra căn nguyên tử vong sau tiêm vaccine chỉ có một: Sốc phản vệ-do cơ địa! Khi giá tiêm dịch vụ đã định hình cao dân phải chấp nhận không điều tiếng gì, tiêm chủng dịch vụ tồn tại song hành với hệ thống tiêm chủng công, tai biến trong tiêm chủng không thấy nữa! Mọi chuyện yên!

(2) Giờ đây, lại nổi lên “tiêm nhầm vaccine” cho trẻ sơ sinh ở Quốc Oai, Hà nội (TLTK7), và nay thì “từng chùm” sốc phản vệ sau tiêm vaccine! Không biết ngẫu nhiên hay có sự trùng lặp gì không, trong xây dựng chiến lược tổng thể phòng chống hiệu quả dịch COVID-19, cũng đang có tranh luận mạnh mẽ việc “xã hội hóa” phòng chống dịch! Tức là, chủ trương tiêm chủng miễn phí, điều trị COVID-19 miễn phí… đã và đang thực hiện trong thời gian qua, đang bị thách thức mạnh mẽ với quan điểm mở ra cho tư nhân tham gia, vaccine, xét nghiệm, và điều trị thu phí!

Phòng chống đại dịch COVID, theo trào lưu quốc tế, Việt nam thực hiện tiêm chủng miễn phí, tạo quỹ vaccine. Đến thời điểm này, càng đi sâu vào phòng chống đại dịch COVID-19, dường như Đảng, Quốc hội, Chính phủ càng nhận ra, muốn chống dịch hiệu quả, phải làm “sống lại” y tế cơ sở, phải đảm bảo đầu tư cho y tế dự phòng, duy trì quỹ vaccine, nâng thuế tiêu thụ đặc biệt thuốc lá rượu bia, đồ uống có đường tạo thêm quỹ y tế dự phòng, tăng ngân sách cho y tế công,… Đây cũng là hướng phù hợp với khuyến cáo của tổ chức y tế thế giới!

Như thế, khác nào “rời xa con đường thương mại hóa y tế công”?

Để rôi khi những vận động “xã hội hóa” thu phí tiêm chủng, phí xét nghiệm, phí khám chữa bệnh COVID-19 nổ ra…tự nhiên lại thấy rộ lên những chùm ca tai biến sau tiêm vaccine “miễn phí” ở hệ thống y tế công!

CẦN ĐIỀU TRA ĐỘC LẬP

Mặc dù Thủ tướng đang giao cho Bộ Y tế, Bộ Công An chính quyền tỉnh Thanh hóa thực hiện điều tra làm sáng tỏ căn nguyên liên quan tới 4 trường hợp tử vong sau tiêm vaccine Verocell lô số B2021103398 (TLTK 9). Thực ra, không chỉ với 4 trường hợp này, mà tất cả!

Tức phải điều tra ra sự thật để tiến tới thực hiện nghiêm tiến trình giám sát chất lượng tiêm chủng, bảo cáo mọi trường hợp tai biến sau tiêm vaccine, không chỉ với COVID-19, mà mọi loại vaccine.

Và cần phải điều tra độc lập, để tránh lặp lại “chỉ có một căn nguyên” như bao năm qua!

Và để làm sáng tỏ giả thuyết có hay không thế lực can thiệp theo hướng hạ thấp niềm tin xã hội vào y tế công, đặc biệt y tế dự phòng, cho mục tiêu thủ lợi?

Bởi không có lý do nào y tế công không thể làm tốt công tác tiêm chủng! Không có lý do nào, dân đóng thuế, chính phủ có thể tạo nguồn tài chính công cho y tế dự phòng, bằng quỹ vaccine, quỹ y tế dự phòng, quỹ phòng chống thuốc lá (nên gôp chung lại thành quỹ y tế dự phòng), và hệ thống y tế dự phòng xây dựng bao năm, viện trợ quốc tế bao năm, hoạt động chưa tốt thì củng cố, hà cớ gì cứ phải “dịch vụ thu phí”, cứ phải “công-tư hợp tác”, với hậu quả nhãn tiền hàng mấy chục cán bộ đang chịu kỷ luật, điều tra, khởi tố hoặc “dự bị” kỷ luật, khởi tố trong tương lai? Với năng lực chống dịch bỏ ngỏ khả năng nghiên cứu điều tra dự báo, khiến làm chính sách chịu “số liệu chay”?

Và bởi làm y tế dự phòng, là tâm dành cho cộng đồng! Chỉ làm tốt và hoàn toàn có thể làm tốt được, không cần phải “nhờ đến tư nhân”, khi nhà nước đảm bảo hệ thống này không bị thương mại hóa!

Ai muốn thay tiêm chủng miễn phí? Ai muốn y tế dự phòng yếu đi, chỉ hoạt động mang tính hình thức?

Không khó trả lời! Có muốn tìm hiểu hay không mà thôi!

_____

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. https://vnexpress.net/gan-70-nguoi-phan-ve-sau-tiem…

2. https://vnexpress.net/mot-hoc-sinh-bac-giang-tu-vong-sau…

3. https://nld.com.vn/…/nu-sinh-lop-9-tu-vong-sau-tiem-vac…

4. https://vnexpress.net/mot-hoc-sinh-ha-noi-tu-vong-sau…

5. World Health Organization. AEFI_Investigation_Aide_Memoire.pdf; AEFI Investigation – WHO | World Health Organization https://www.who.int › initiative › investigation › AE…

6. https://www.cdc.gov/…/vaccines/safety/adverse-events.html

7. https://moh.gov.vn/…/chieu-25-11-a-tiem-tren-114-7…

8. http://baochinhphu.vn/…/Tiem-nham-vaccine…/452100.vgp

9. https://thanhnien.vn/thu-tuong-yeu-cau-dieu-tra-vu-4…

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét