Bài đăng nổi bật

Nhân sự chủ chốt cấp cao

  Nhân sự chủ chốt cấp cao. BCT đã có phương án chính thức về nhân sự chủ chốt trình trung ương đảng, dự kiến trung ương họp vào ngày 16-18 ...

Thứ Sáu, 6 tháng 8, 2021

Thư gửi anh Trần Huỳnh Duy Thức

 

Thư gửi anh Trần Huỳnh Duy Thức

(Nhờ gia đình anh Thức chuyển tới anh)

München, ngày 3.08.2021

Anh Thức quý mến,

Ngày 31.07.2021 tôi có đọc được tin về tình trạng sức khỏe, cũng như quyết định của anh do gia đình anh loan báo.

Từ khi anh vào tù năm 2010, tôi vẫn theo dõi những tin tức liên quan đến sức khỏe, đến những suy nghĩ và gửi gấm của anh viết trong tù, và theo dõi những can thiệp của quốc tế, đòi chính phủ Việt Nam trả tự do cho anh. Tôi hiểu và tôn trọng sự lựa chọn, không chấp thuận đi định cư ở một quốc gia khác, ở lại trong nước để tranh đấu cho sự thượng tôn pháp luật và tự do dân chủ của anh.

Mười một năm trời ròng rã, mỗi lần nghĩ tới anh là tôi nghĩ tới Nelson Mandela, chỉ ra được khỏi tù sau 27 năm, vì những người khác đã tranh đấu thành công để có một cuộc thay đổi toàn diện trong xã hội.

Ngay sau khi ra tù, Mandela đã được bầu làm lãnh đạo một cuộc thương nghị với nhà cầm quyền cho vấn đề hòa giải dân tộc. Điều này cho thấy nhà tù không phải là một chướng ngại vật, ngăn cản ảnh hưởng của ông trong việc khai dân trí. Và sự có mặt của ông, dù đằng sau chấn song sắt, vẫn là một điểm tựa quan trọng cho phòng trào đòi tự do bình đẳng cho Nam Phi.

Sau này, khi kể về những khắc nghiệt, vô nhân đạo ông phải gánh chịu trong tù, Mandela nói:

“Prison is itself a tremendous education in the need for patience and perseverance. It is, above all, a test of one’s commitment…”

“Bản thân nhà tù là một sự giáo dục vĩ đại về mức độ cần thiết của tính kiên nhẫn và bền bỉ. Trên hết, nó còn là một thử nghiệm sự cam kết của một người…”

Thật may mắn cho Nam Phi đã có Mandela để có thể bước được những bước tiến lịch sử.

Anh Thức quý mến,

Anh là người hiền hoà, rộng lượng, còn có lòng tin những người đang cầm cân nẩy mực ở Việt Nam còn có thể vì lương tâm mà thay đổi.

Nghĩ kỹ, tôi thấy có lẽ anh đúng.

Nếu chúng ta đọc tài liệu về những ông thẩm phán Đức thời Hitler, chúng ta có thể thấy họ là hai con người trong một thể xác. Họ có thể hành xử như những con quỉ khát máu đối với người tù Do Thái, nhưng đối với gia đình thì họ là những người chồng đầy trách nhiệm, những người cha bao dung. Phật giáo tin rằng, mỗi con người đều mang trong mình một vị Phật, đồ tể nào rồi cũng có lúc buông dao.

Nhưng thường thì, thay đổi cần thời gian, mà thay đổi lớn thì cần thời gian dài. Có lẽ vì thế mà Mandela nhắc tới sự bền bỉ.

Lẽ dĩ nhiên một người đang sống với trời xanh, mây trắng, đang hít thở không khí tự do như tôi, đâu dám vô liêm sỉ khuyên anh nên kiên nhẫn và bền bỉ?

Nhưng tôi muốn gửi tới anh một điều: Trong thời gian đại dịch, không những chính phủ Việt Nam mà cả các chính phủ, tổ chức quốc tế, đều đang điên đảo. Nếu anh ra đi thì có thể làm nhẹ đi một gánh nặng cho một số người không còn phải nhức đầu đối phó với anh, trong khi những ước vọng của anh cho đất nước sẽ rơi vào quên lãng.

Gia đình anh và chúng tôi, những người vẫn cần anh để còn cùng nhau mong tạo được cơ hội cho dân tộc tìm được tự do, thịnh vượng, chúng tôi sẽ yếu đi rất nhiều, nếu vắng anh.

Nếu giờ phút này anh chưa được trả tự do, một phần có lẽ vì chúng tôi chưa tranh đấu đúng đường và đúng mức. Xin anh thứ lỗi và cho chúng tôi thời gian để cố gắng thêm.

Chúng ta cần nhau. Anh phải sống!

Mong sẽ gặp anh một ngày không xa lắm,

Thục-Quyên

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét