Bài đăng nổi bật

Nhân sự chủ chốt cấp cao

  Nhân sự chủ chốt cấp cao. BCT đã có phương án chính thức về nhân sự chủ chốt trình trung ương đảng, dự kiến trung ương họp vào ngày 16-18 ...

Thứ Tư, 4 tháng 8, 2021

Cảnh giác với Trung Quốc!

 

Cảnh giác với Trung Quốc!

Ngô Huy Cương

4-8-2021

Trước khi đi B (vào chiến trường Miền Nam) năm 1969, cha tôi là Trưởng phòng Tác chiến của Quân chủng Phòng không-Không quân dưới quyền của Đại tá Phùng Thế Tài (Tư lệnh Quân chủng). Lưu ý rằng thời chiến tranh, rất ít người được phong quân hàm đại tá. Ông Trần Quốc Hoàn Bộ trưởng Bộ Công an chỉ được mang quân hàm thiếu tướng.

Đó là giai đoạn Mỹ ném bom ác liệt Miền Bắc lần thứ nhất vào những năm 60 của thế kỷ trước.

Cha tôi thường được đi cùng ông Phùng Thế Tài họp giao ban với phía Trung Quốc.

Phía Trung Quốc luôn tự nhận số lượng máy bay Mỹ bị Trung Quốc bắn rơi và bắt phía ta phải thừa nhận, ví dụ họ nói: Tuần này quân giải phóng nhân dân Trung Quốc bắn rơi 05 máy bay Mỹ.

Ông Phùng Thế Tài luôn rất cương quyết chỉ xác nhận: Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc bắn rơi không tại chỗ một chiếc.

Lưu ý rằng: Lúc đó hàng hoá viện trợ từ Liên Xô cho ta phải đi qua Trung Quốc. Nên ta không thể không phụ thuộc vào Trung Quốc phần nào đó, ngoài những khoản viện trợ của họ theo nghĩa vụ của các nước XHCN lớn. Do đó Quân đội Trung Quốc đòi vào ta để hỗ trợ bảo vệ Miền Bắc XHCN. Ta đã rất khôn khéo để hạn chế họ một cách tối đa. Có thể với ý đồ khác, cho nên họ không thực sự chiến đấu. Khi máy bay Mỹ bổ nhào ném bom thì ta bắn. Còn khi máy bay Mỹ bổ nhào ném bom thì lính Trung Quốc trốn vào hầm, đến khi máy bay Mỹ vút đi thì nhao lên bắn vuốt đuôi.

Sau này tôi hỏi cha tôi là tại sao mình lại phải giao ban với phía Trung Quốc và tại sao họ lại tự nhận là bắn rơi nhiều máy bay Mỹ, trong khi mình không thừa nhận.

Tôi được biết rằng việc giao ban là cần thiết để phối hợp tốt và tránh xung đột trong chiến tranh, hơn nữa để ta hiểu rõ hơn ý đồ của họ và kiềm chế họ.

Họ muốn ghi công trong việc bảo vệ Miền Bắc để ràng buộc ta và có lý do để cắt xén viện trợ của các nước cho ta khi đi qua nước họ, đồng thời lấy xác máy bay rơi mang về nước…

Trong suốt cả cuộc chiến mấy chục năm, cha tôi luôn ghi nhật ký chiến trường. Quyển nhật ký đó dày cả gang tay. Rất tiếc sau này khi cha tôi ốm, mấy đồng chí viết sử mượn rồi không trả lại cho cha tôi. Khi đọc quyển nhật ký đó, tôi hiểu ra khá nhiều về sự hiểu biết kẻ địch và sự cảnh giác của ông cha mình.

Những cán bộ quân đội ở chiến trường A (Miền Bắc) rất hiểu và luôn luôn cảnh giác với âm mưu của Trung Quốc.

Sau này có lẽ do buông lơi truyền thống dân tộc và thiếu tự chủ trong nhận thức chính trị, nên nhiều cán bộ mất cảnh giác cao độ với Trung Quốc(!?)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét