Bài đăng nổi bật

Nhân sự chủ chốt cấp cao

  Nhân sự chủ chốt cấp cao. BCT đã có phương án chính thức về nhân sự chủ chốt trình trung ương đảng, dự kiến trung ương họp vào ngày 16-18 ...

Thứ Sáu, 25 tháng 6, 2021

Tầng lớp tinh hoa đã hủ bại quá mức?

 

Tầng lớp tinh hoa đã hủ bại quá mức?

Gần 30 năm trước, khi tôi vác ba lô đến nhập học ở trường ĐH, nhìn thấy dòng chữ UNIVERSITY dán trên cổng trường, thấy mình thật vinh dự vì lần đầu tiên trong đời được bước chân vào một nơi khang trang và danh giá. Mọi người có cảm nhận như tôi không hay là do tôi trầy trật thi đến lần thứ 2, sau khi đi lính về mới đậu ĐH nên mới mộng mị như thế?!

Được tiếp xúc với các thầy cô là TS, GS ở 3 trường ĐH trong gần 7 năm trời, lòng tôi lúc nào cũng cảm thấy thiếu hụt về sự hiểu biết, cho nên tôi thầm nể trọng tôn kính bởi kiến thức và nhân cách khiêm nhường của họ. Theo tôi, lúc đó họ thực sự là đại diện cho tầng lớp tinh hoa của đất nước.

Bất kỳ một quốc gia văn minh nào trên thế giới thì đội ngũ Giáo sư giảng dạy ở các trường ĐH đều là những bậc được tôn kính nhất trong xã hội. Tuy nhiên, qua “dự án” đào tạo Chứng chỉ Chức danh Nghề nghiệp (CCCDNN) do các trường ĐHSP hàng đầu ở Việt Nam tổ chức trong mấy năm qua thì mọi ký ức tốt đẹp tử tế về giới “Tinh hoa” đã hoàn toàn sụp đổ và biến mất trong tôi.

Một thực trạng ăn tiền trơ trẽn và tồi tệ đã diễn ra trên quy mô toàn quốc. Mang danh nghĩa là GS, TS của một trường ĐH nhưng họ đã tổ chức đào tạo vô cùng vớ vẫn và nhơ nhớp. Học cũng cấp chứng chỉ, không học cũng cấp; học một buổi cũng cấp, học 2 tiếng đồng hồ trực tuyến cũng cấp, miễn là “bắn” tiền vào tài khoản cho họ. Cả người học và người dạy, hầu hết đều im lặng, cúi đầu ký sổ ăn tiền, không phản ứng gì. Không lẽ tinh hoa giờ thành tinh tinh hết rồi chăng?

Thực trạng tồi tệ này đã diễn ra hơn 4 năm nay ở hầu hết các trường sư phạm trong toàn quốc. Với hơn 1 triệu GV – đối tượng phải học (nếu muốn được xếp hạng để tăng ngạch lương), tôi ước tính, đã bị nhóm “tinh hoa” này tước đoạt khoảng 3.000.000.000.000 (ba nghìn tỷ đồng). (Tôi chỉ nói những GS TS nào tham gia vào quá trình này chứ không vơ đũa cả nắm nhé).

Các bạn thử đến khuôn viên các trường ĐH này thì biết, xe ô tô để dày đặc và phần lớn là xe thuộc phân khúc của giới thượng lưu. Trong khi đó, có không ít GV trường tôi lương chưa được 6 triệu/tháng (GV hợp đồng chỉ nhận 2-3 triệu). Những thầy cô nào dạy các môn như Văn, Toán, Anh thì còn dạy thêm được khoảng 1-2 triệu/tháng, những GV môn khác thì họ sống hoàn toàn bằng lương. Lấy đi gần nửa tháng lương để đi mua một tờ giấy lộn được gọi là chứng chỉ, tháng đó con cái họ chỉ còn cách húp nước vo gạo các Giáo sư ạ!

Vấn đề đặt ra là, tại sao một chuyện lớn rất bậy bạ như vậy (chính sách của cả quốc gia) lại có thể tồn tại một cách công nhiên. Hơn hai chục nghìn phóng viên, không một tờ báo nào lên tiếng. Gần 500 đại biểu quốc hội mà không vị nào đá động về trách nhiệm giám sát của mình. Hàng nghìn tổ chức công đoàn, tổ chức hội liên quan đến hàng nghìn GV – trường học trên cả nước mà sao không thấy một đại diện nào phản đối để chống lại chính sách hủ bại ấy…?

Học ĐH Y thì làm Bác sĩ, học ĐH Luật thì làm Luật sư… Để có một tấm bằng ĐH, bằng Thạc sỹ GV phải mài đũng quần trên giảng đường ĐH từ 4 – 7 năm thì mới làm GV. Bổng dưng các ngài đưa ra cái quy định CCCDNN để “xếp hạng, thăng hạng, giữ hạng”. Hóa ra cái tờ giấy lộn mua vài triệu bạc lại quyết định mức lương khác nhau của GV. Thật trớ trêu, nực cười! Ông vừa đào tạo cấp bằng ĐHSP cho tôi xong giờ lại “đào tạo” thực chất là bán thêm cái chứng chỉ, tự các ông vả vào mặt mình mà không biết xấu hổ.

Rồi nữa, nếu theo lý luận của các vị “thiên tài” là phải có CCCDNN đi chăng nữa thì các ông cũng không thể đào tạo theo kiểu ăn cướp đó được (học 2-3 buổi mà thu từ 2-3 triệu). Đặc biệt là ở thời đại 4.0 này, khó khăn gì mà các ông không lập ra 1 trang Web, up hết tài liệu lên để cho GV tự đọc rồi làm bài kiểm tra trắc nghiệm, giống như GV đang tập huấn Chương trình – SGK 2018?

Tóm lại, ngoài lý do là vét những đồng lương còm của hơn 1 triệu thầy cô ra để các ông tậu nhà bên Mỹ, thì chẳng có một cơ sở lý luận và thực tiễn nào để áp dụng CCCDNN ấy cả.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét