Bài đăng nổi bật

Nhân sự chủ chốt cấp cao

  Nhân sự chủ chốt cấp cao. BCT đã có phương án chính thức về nhân sự chủ chốt trình trung ương đảng, dự kiến trung ương họp vào ngày 16-18 ...

Thứ Ba, 29 tháng 6, 2021

Vai trò của người quân nhân trong nền dân chủ hiến định, pháp trị và đa nguyên

 

Vai trò của người quân nhân trong nền dân chủ hiến định, pháp trị và đa nguyên

Làm người lính, hay quân nhân chuyên nghiệp, là một trong những nghề nghiệp tôn quý nhất của xã hội. Chính vì thế, trong những nền dân chủ chân chính như tại Hoa Kỳ, Anh Quốc hoặc Úc Đại Lợi, nhiều vị tướng lãnh hưu trí có uy tín, thường được vinh danh, truy tặng các tước hiệu hoặc bổ nhiệm vào các định chế công quyền cấp cao (higher public institutions), các ủy ban điều tra quan trọng để giải quyết những vấn nạn xã hội mà các chính trị gia không đủ uy tín và niềm tin của quần chúng để giải quyết.

Như tại Úc Đại Lợi, nhiều vị tướng lãnh được bổ nhiệm vào các chức vụ toàn quyền (governor) của tiểu bang hay tổng toàn quyền (governor general) của liên bang, đại diện cho nữ hoàng Elizabeth Đệ Nhị.

Câu hỏi chúng ta phải đặt ra là:

1. Thế nào là định nghĩa nghiêm chỉnh về vai trò một người lính hay một quân nhân trong một nền dân chủ hiến định, pháp trị và đa nguyên?

2. Tại sao các quân nhân trong các nền dân chủ chân chính được tôn quý trên nhiều giai cấp khác trong xã hội?

3. Tại sao tập thể quân nhân trong các chế độ cộng sản đã trở thành những tập thể thoái hóa và là một trong những trở lực lớn lao cho tiến trình dân chủ hóa?

Khi suy gẫm thật kỹ về các vấn nạn này, chúng ta phát hiện rằng, ý niệm về người lính hoặc quân nhân đúng nghĩa, hầu như không thể tách rời khỏi ý niệm về quốc gia dân tộc.

Thật vậy, nếu trở về với thời buổi ban sơ của nhân loại, khi xã hội loài người còn ở tình trạng bộ lạc, di chuyển từ vùng đất này đến vùng đất khác để sống còn, thì chưa có sự xuất hiện của những quân nhân đúng nghĩa. Vào giai đoạn đó, tất cả mọi người, phần lớn là nam nhân, có khả năng săn bắn, hoặc bảo vệ sự an toàn của tập thể, đều phải thi hành nhiệm vụ của mình như một phần của bản năng sinh tồn tập thể. Không một ai có thể coi là môt quân nhân chuyên nghiệp cả.

Tuy nhiên, khi các bộ lạc lớn mạnh, kết hợp với nhau hoặc bị chinh phục và kết hợp thành những tập thể lớn hơn, sau đó định cư và ấn định cương thổ, kinh tế, văn hóa phát triển và ý thức về quốc gia dân tộc hình thành, thì nhu cầu của những người lính hoặc quân nhân chuyên nghiệp, trong một cấu trúc quân đội quốc gia, được hình thành.

Lúc đầu có thể là những quân nhân bán thời. Tức thời bình họ là những nông dân, thợ thuyền, buôn bán hoặc thuộc giới quý tộc, quan quyền. Trong thời chiến họ có thể trở thành những chiến sĩ vì đã được huấn luyện. Sau đó, quân đội như một định chế quốc gia phát triển hơn. Những quân nhân trở thành chuyên nghiệp và thi hành nhiệm vụ toàn thời. Họ được trả lương và huấn luyện chuyên nghiệp gắt gao hơn.

Sự khác biệt căn bản giữa một quân nhân và một thường dân là một quân nhân phải được định nghĩa như là một thành phần trong một tập thể quân đội. Người quân nhân cũng được huấn luyện để sử dụng các vũ khí có tính sát địch. Tập thể quân đội cũng vì thế trở nên một vũ khí có tiềm năng áp đảo mọi đối thủ. Từ đó, quân đội trở thành một phương tiện thể hiện quyền lực tuyệt vời. Trong thời đại phong kiến, các vị lãnh chúa hùng cứ một phương, hoặc xưng bá một góc trời, các vị đế vương chinh phục thiên hạ, sáng lập triều đại, các đế quốc từ động sang tây, nới rộng biên cương, thống trị một phần nhân loại, đều dựa vào sức mạnh quân đội.

Lãnh tụ Cộng Sản Trung Quốc Mao Trạch Đông tuyên bố công khai:

“Quyền lực chính trị phát xuất từ nòng súng”.

Sử dụng nòng súng (tức quân đội) như một công cụ hay tay sai để củng cố và bảo vệ quyền lực đảng phái hay phe nhóm, thay vì phụng sự cho quốc gia dân tộc, theo khuynh hướng của các chế độ cộng sản này, là nguyên nhân các tập thể quân đội cộng sản trở nên những chướng ngại lớn lao cho tiến trình dân chủ hóa.

Trong các quốc gia dân chủ chân chính, ý niệm về những quân nhân và quân đội chuyên nghiệp luôn gắng liền với ý niệm quốc gia dân tộc. Chính vì thế trung thành với tổ quốc phải luôn luôn là trách nhiệm tiên quyết của tất cả mọi quân nhân.

Lịch sử nhân loại phát triển qua nhiều giai đoạn và vai trò của quân đội cũng thay đổi theo từng giai đoạn.

Chúng ta không cần nhắc tới giai đoạn bộ lạc vì lúc đó quân đội chuyên nghiệp chưa hình thành. Tuy nhiên vào giai đoạn phong kiến (feudalism) thì quân đội có khuynh hướng trung thành với những lãnh chúa hoặc vương tử lãnh đạo các tiểu quốc chư hầu, trong khi ý niệm quốc gia, dưới sự lãnh đạo của một thiên tử từ xa chưa mạnh, và ái quốc còn là một ý niệm xa vời.

Sau đó, vào giai đoạn quân chủ chuyên chế (absolute monarchy), như Tần Thủy Hoàng tại Trung Hoa (259-210 TCN), Alexander the Great tại Hy Lạp (356-323 TCN) và Caesar Augustus tại đế quốc La Mã (27 TCN-14 CN), thì quân đội trên nguyên tắc trung thành với quốc gia, nhưng trên thực tế tuyệt đối trung thành với đế chế và cá nhân hoàng đế.

Khi nhân loại bước vào giai đoạn dân chủ (democracy) hiến định, pháp trị và đa nguyên thì vai trò của quân đội cũng thay đổi theo.

Trước hết hầu như tất cả mọi hiến pháp dân chủ đều hiến định hóa vai trò của quân đội và đặt quân đội dưới quyền một nguyên thủ quốc gia, hoặc một chính quyền dân sự.

Sau đó, quân đội như một định chế, hoặc cá nhân người lính, đều phải sinh hoạt trong vòng kềm tỏa của luật pháp. Tuy có thể có những tòa án quân sự vì tính chuyên môn khi các quân nhân vi phạm quân kỷ, nhưng các tòa án này vẫn chịu sự giám sát của một Tối Cao Pháp Viện dân sự, và những quân nhân can án hình sự vẫn chịu sự chế tài của những tòa án dân sự, như tất cả những công dân khác.

Tiếp theo, vì yếu tính đa nguyên của môi trường chính trị, quân đội không không những không cần, mà thực ra không được phép trung thành với bất cứ một triều đại, đảng phái, hoặc phe nhóm nào. Bất cứ cá nhân, chính đảng, phe nhóm nào, được người dân tín nhiệm, trong một cuộc bầu cử công khai và công bằng, đều được nắm quyền. Tập thể quân đội luôn tôn trọng quyết định của người dân. Quân đội chỉ trung thành với tổ quốc và bảo vệ hiến pháp. Họ sẽ chấp hành mệnh lệnh của bất cứ chính quyền hợp hiến nào.

Nhìn lại lịch sử nhân loại, giai đoạn chuyển tiếp từ đế quyền chuyên chế (absolute monarchy) sang giai đoạn dân chủ (democracy) là thời điểm hàm chứa nhiều thử thách nhất cho các quân nhân. Trong giai đoạn này, sự tỉnh trí, tự chế và liêm chính con tim của người quân nhân sẽ quyết định vận mệnh của cả dân tộc. Giai đoạn chuyển tiếp từ một chế độ độc tài theo mô hình Phát Xít (fascism), hoặc Quốc Xã (National socialism), hoặc Cộng Sản (communist), hoặc giáo phiệt (religious fundamentalism) sang dân chủ (democracy) cũng hàm chứa nhiều thử thách tương tự.

Lý do chính là vì các hình thức chuyên chế, tuy phản dân chủ, nhưng tương đối ổn định bề mặt (prima facie stability). Giai đoạn chuyển tiếp sang dân chủ hàm chứa khả năng đem lại nhiều sự bất ổn chính trị và xã hội. Các tướng lãnh có tham vọng luôn viện cớ nhu cầu ổn định xã hội hầu đảo chánh và cướp chính quyền.

Lịch sử cho chúng ta hằng ngàn bài học cho giai đoạn này. Tuy nhiên dân tộc Việt chúng ta có thể học hỏi nhiều khi so sánh các hiện tượng lịch sử sau đây:

Trường hợp thứ nhất xảy ra tại Hoa Kỳ:

Liên quân các tiểu bang chống đế quốc Anh, lúc đó bị đế quyền cai trị như những thuộc địa, dưới sự thống lãnh của Tướng George Washington, trong cuộc chiến giành độc lập (1775-1783) đã chiến thắng quân viễn chinh của Đế Quốc Anh. Tướng George Washington lúc đó, nếu nhiều tham vọng, có thể cướp chính quyền và thậm chí thành lập đế chế sau đó lên ngôi hoàng đế như Vương Thế Khải tại Trung Hoa sau cuộc cách mạng 1911 của Tôn Dật Tiên.

Tuy nhiên vị tướng khả kính này đã biết tự chế. Ông được mọi phe phái và toàn dân ủng hộ làm tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ. Ông cũng chỉ chấp nhận làm tổng thống 2 nhiệm kỳ mà thôi. Hiến pháp dân chủ thành văn đầu tiên của nhân loại là hiến pháp Hoa Kỳ được hợp thức hóa năm 1788. Hiến pháp này hiến định hóa nhiều quan điểm quan trọng của các tư tưởng gia Âu Châu, nhất là người Pháp đặc biệt là Montesquieu với quan điểm tam quyền phân lập. Hiến pháp này cũng phân biệt ranh giới giữa thế quyền và giáo quyền (separation between church and state) và đặt quân đội dưới quyền điều khiển của chính quyền dân sự.

Trường hợp cuộc cách mạng Pháp 1789:

Trong khi đó, tại vùng đất khai sinh quan điểm tam quyền phân lập của Montesqieu là Pháp Quốc, thì cuộc cách mạng 1789, tuy khởi đầu với nhiều bạo động, máu và nước mắt, nhưng hàm chứa những tư tưởng dân chủ khai phóng tuyệt vời, đã bị quân đội, dưới sự lãnh đạo của vị tướng lãnh và thiên tài quân sự Napoleon (Nã Phá Luân) thanh toán, hầu tái thiết đế quyền dưới sự thống lãnh của ông.

Có thể nói rằng Napoleon là vị tướng đứng lên đảo chánh và cướp chính quyền tiêu biểu của lịch sử cận kim. Quân đội vốn là một công cụ quyền lực tuyệt vời, và tự cổ chí kim nhiều tướng lãnh không cưỡng nổi sự cám dỗ của nó. Kết quả là Âu Châu chìm trong khói lửa (1799-1815) và dân chủ đến với dân tộc Pháp chậm trễ hơn Hoa Kỳ nhiều thập niên sau đó (1848).

Cựu tổng thống Hoa Kỳ Thomas Jefferson, trong bài diễn văn nhậm chức năm 1801 tuyên bố như sau:

“Chính quyền dân sự tuyệt đối điều hành quân đội và tôi xem đây chính là một trong những nguyên tắc căn bản của chính quyền chúng ta…”

(“The supremacy of the civil over the military authority I deem [one of] the essential principles of our Government…”)

Quan điểm trên của Thomas Jefferson tóm lược toàn diện vị trí của quân đội và các quân nhân, trong môi trường một nền dân chủ chân chính.

Cuộc cách mạng Bolshevik 1917 tại Nga:

Một nhân vật lịch sử quan trọng là Vadimir Illitch Lenin học hỏi rất nhiều từ bài học của cuộc cách mạng Pháp, nhất là vai trò của quân đội. Tuy nhiên giải pháp về vai trò quân đội của Lenin còn trì hoản tiến trình chuyển tiếp từ độc tài chuyên chế sang dân chủ hơn những cuộc đảo chánh của quân đội rất nhiều. Quân đội Liên Bang Xô Viết bị đảng CSLX khống chế toàn diện và chỉ trung thành với đảng.

Thật vậy, một trong những ý niệm chỉ đạo của chủ thuyết Mác Lê là quan điểm chuyên chính vô sản (dictatorship of the proletariat). Lập luận của Lê Nin là: vì đảng đại diện cho giai cấp vô sản nên đảng trở thành định chế chuyên chính duy nhất, không phải là quân đội. Cũng theo lập luận của Lê Nin thì, nếu đảng là chuyên chính (tức độc tài) thì trong tương quan giữa đảng và quân đội, đảng phải là cứu cánh và quân đội chỉ là phương tiện. Cái khó của Lê Nin là: nếu quân đội là sức mạnh thuần túy và bạo lực thuần túy qua lịch sử loài người thì lực lượng nào có thể kiểm soát quân đội?

Giải pháp của Lê Nin là: công an mật vụ là lực lượng duy nhất có thể khống chế quân đội. Lý do là vì các quân nhân chuyên nghiệp, tuy là thành phần của một tập thể có nhiều quyền lực, nhưng quyền lực của họ chỉ phát huy tột đỉnh trên chiến trường, có chiến thuật chiến lược. Trong những hành lang tối tăm của xã hội và chính trị, họ không thể đối phó với công an mật vụ, vốn là những sát thủ chuyên nghiệp và phi nguyên tắc.

Lê Nin ý thức triệt để yếu điểm này và xây dựng một hệ thống công an mật vụ khổng lồ, một mặt đàn áp và tiêu diệt mọi đối lập chính trị, mặt khác kiểm soát quân đội tuyệt đối. Hầu kiểm soát tuyệt đối, đảng CSLX có một đội ngũ chính ủy, theo sát các tướng lãnh và các đơn vị trưởng của Hồng Quân Liên Xô. Bất cứ tướng lãnh hoặc sĩ quan quân đội nào bị nghi ngờ, đều bị báo cáo và công an mật vụ sẽ thanh toán một cách dã man chớp nhoáng.

Đảng CSVN được tổ chức theo mô hình của Liên Xô, chính vì thế những kẻ nắm công an mật vụ như Lê Duẫn, Lê Đức Thọ, thủa sinh tiền, mặc dù vai vế và uy tín kém xa Đại Tướng Võ Nguyên Giáp, vẫn dư thừa khả năng hạ nhục vị tướng này không chút nương tay.

Thế kỷ 21, ngoài là kỷ nguyên của tin học, còn là kỷ nguyên của sự thăng hoa tuyệt đỉnh cho quan điểm dân chủ hiến định, pháp trị và đa nguyên.

Lịch sử đã chứng minh rằng nếu quan điểm dân chủ là cứu cánh của một dân tộc thì giai đoạn chuyển tiếp sang chế độ dân chủ, từ môt chế độ cộng sản, nhiều chông gai và trở lực hơn từ một chế độ quân phiệt rất nhiều.

Nếu chúng ta coi đế chế của Napoleon như một chế độ mang bản chất quân phiệt, thì khoảng 50 năm sau đó, nước Pháp bắt đầu có dân chủ (1848). Nam Hàn, Đài Loan, Nam Dương, Thái Lan, Miến Điện và nhiều quốc gia Trung Đông hoặc Bắc Phi cũng mất những khoảng thời gian tương tự trước khi đạt đến dân chủ chân chính.

Tuy nhiên sự chuyển tiếp từ một chế độ cộng sản sang dân chủ gặp nhiều trở lực hơn. Tại Nga và Liên Bang Xô Viết cũ, phải mất 70 năm cộng sản chủ nghĩa mới sụp đổ. Tuy nhiên, chế độ chính trị bây giờ tại Nga chưa là một chế độ dân chủ thực sự. Chỉ có thể gọi chế độ này là một chế độ chuyển tiếp sang thể chế dân chủ tương lai mà thôi. Muốn đạt đến dân chủ thực sự như tại Tây Âu, có lẽ Nga Sô cần khoảng 10 đến 20 năm nữa.

Trung Quốc và Việt Nam hiện giờ vẫn là CS chuyên chính và chưa có dấu hiệu chuyển tiếp sang dân chủ. Các chính quyền CS liên hệ trở thành những định chế quyền lực bảo thủ lớn lao. Trừ khi bị quần chúng đứng lên lật đổ, không hề có xác xuất có những cải tổ dân chủ chân chính. Bắc Hàn cho tới ngày hôm nay vẫn là một chế độ CS theo truyền thống hà khắc của Stalin. Tại các nước Đông Âu, từ khi bị Hồng Quân Liên Xô thanh toán năm 1945 đến thập niên 90 đã có những bước tiến dân chủ thực sự. Mông Cổ cũng tương tự. Tuy nhiên các quốc gia này đều bị Liên Xô áp đặt thể chế CS như một định chế ngoại lai.

Một trong những nguyên nhân tiến trình dân chủ hóa đến chậm với các quốc gia CS là vì sự kiểm soát quân đội chặc chẽ qua hệ thống công an mật vụ.

Chính vì thế, trách nhiệm quan trọng của những lực lượng đấu tranh trong lẫn ngoài nước là nâng cao ý thức về vai trò cao quý của người quân nhân. Đó là chỉ trung thành và bảo vệ tổ quốc, không cần và không được phép trung thành hoặc bảo vệ bất cứ một tập thể hoặc cá nhân nào.

Trách nhiệm của tất cả mọi quân nhân, nhất là những quân nhân CSVN ngày hôm nay, không những là trung thành với tổ quốc, mà còn phải tích cực đứng về phía dân tộc, đối lập với CSVN, đập tan mọi âm mưu độc tài, độc đảng và mãi quốc cầu vinh của đảng.

Một sự chuyển biến nội tâm hùng mạnh, trong tâm thức của các người quân nhân CSVN ngày hôm nay, đứng hẳn về phía dân tộc, như các quân nhân Hoa Kỳ, Anh Quốc, Âu Châu, Úc Đại Lợi, sẽ gia tốc tiến trình dân chủ hóa đất nước và những người quân nhân chân chính sẽ có địa vị tôn quý trong một nền dân chủ hiến định, pháp trị và đa nguyên của một nước Việt Nam hậu cộng sản.

Người quân nhân, trong giai đoạn hậu CS và chuyển tiếp sang một chế độ dân chủ hiến định, pháp trị và đa nguyên, còn có trách nhiệm ổn định trị an xã hội, hầu tiến trình dân chủ hóa có thể được hoàn tất trong thời gian ngắn nhất và không đổ máu của đồng bào.

Muốn như thế, lòng ái quốc, quyết tâm đập tan mọi định chế độc tài, tôn trọng những giá trị dân chủ và nhân quyền nền tảng, trí tuệ và sự tự chế bản thân phải là những hành trang quý báu nhất của người quân nhân Việt Nam chân chính của tương lai.

Nhanh, Mạnh, Vững Chắc

 

Nhanh, Mạnh, Vững Chắc

Đoàn Bảo Châu

28-6-2021

Đây là cuộc họp của những thành phần chủ chốt để xem xã hội đang đi đâu về đâu:

Quyền Lực: “Các ông các bà cứ cho ý kiến thoải mái nhưng không được lợi dụng quyền tự do dân chủ mà xâm hại lợi ích của nhà nước. Xã hội chúng ta đang tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên CNXH tươi đẹp, không có gì đáng phải phàn nàn ở đây! Thử hỏi đất nước đã bao giờ được thế này chưa?”

Trung Thực đứng lên phát biểu: “Thưa anh em, nhưng mà khi muốn đánh giá một xã hội có tốt đẹp không thì chúng ta nên nhìn vào cuộc sống của những người nghèo, tôi thấy khắp đất nước người lao động chỗ nào cũng khổ sở, nhiều nơi người dân phải lang bạt xa xứ để mưu sinh, rất khổ cực…

Tự nhiên micro mất điện, Trung Thực mấp máy môi gì không rõ. Thằng Lưu Manh đứng cạnh đá vào khuỷu chân rồi thò vào cạp quần ấn Trung Thực ngồi xuống.

Nó giằng lấy micro, nói alo alo thì micro lại có điện ngay.

Lưu Manh phát biểu sôi nổi: “Vâng vâng, đại ca, em hiểu rõ điều ấy. Đại ca đã nói là đúng, đã nói là cấm có sai. Thằng nào cãi, đại ca cứ bẩu iem một câu! Cửa nhà nó sẽ có dầu nhớt trộn mắm tôm ngay, nếu sau đấy mà vẫn không ngoan thì cho nó một cái tai nạn giao thông, mũi giầy của nó sẽ chĩa ra sau mông ngay!”

Thằng Đểu Giả nhỏm lên thầm thì vào tai thằng Lưu Manh: “Mày ngu bỏ mẹ, điều ấy ai nói chỗ đông người, thôi ngồi xuống đi!”

Tử Tế thở dài: “Thôi rồi, thế này là mình lép vế rồi, mình cần phải đi nhẹ nói khẽ trong thời đại này thôi. Muốn sống đúng mình cũng khó quá!”

Lương Tri thầm thì: “Đúng rồi, chúng mình mình yếu thế rồi anh ạ. Anh nói nhỏ không mấy thằng Quyền Lực, thằng Lưu Manh, thằng Bạo Lực và thằng Đểu Giả giết chết đấy.”

Dũng Cảm đứng phắt dậy: “Phải thay đổi, không thể sống trong sự bẩn thỉu thế này được. Xã hội muốn văn minh là phải có Dân Chủ và Nhân Quyền, phải mời các anh ấy vào.”

Trung Thực gật đầu đồng ý, mặt ấm ức vì bị thằng Lưu Manh đá vào chân vẫn còn đau.

Quyền Lực hất hàm ra hiệu cho thằng Bạo Lực và thằng Lưu Manh: Hai thằng này xông vào đấm đá vào mặt Dũng Cảm, kêu to: “Dân Chủ này, Nhân Quyền này! Dân Chủ Nhân Quyền cái con C bố mày đây này!” rồi trói tay, quẳng Dũng Cảm lên xe như một con lợn. Bọn chúng quay lại, giả vờ ngã vào người Trung Thực rồi lên gối vào chim đánh hự một phát, khiến anh này lăn quay ra ú ớ, mặt tím tái vì đau quá. Cả bọn cười hô hố, chỉ có mấy chị Tình Thương, anh Tử Tế sà vào hỏi: “Có sao không, có sao không, đi viện nhé!”

Văn Minh lắc đầu nuốt lệ vào trong, đưa ngón tay lên miệng ra hiệu cho Công Lý im lặng rồi thầm thì: “Các anh Dân Chủ và Nhân Quyền còn lâu mới được vào, và như thế này thì tôi cũng phải ra đi thôi anh ạ.”

Công Lý lắc đầu ngao ngán, khóc mà không ra nước mắt. Anh này trông thì đẹp trai nhưng qua mấy mùa Covid Tầu thì người đã nhỏ, đã gầy gò sẵn từ trước giờ trông càng tội nghiệp, thảm thương hơn bao giờ hết.

Nhóm mấy thằng Thờ Ơ, Vô Tâm, Vô Cảm, Mặc Kệ thì dửng dưng, cứ ngồi uống trà ung dung, rồi có lúc nhắm mắt hít thở thiền định, có vẻ như không hề bị ảnh hưởng gì bởi sự ầm ĩ trong phòng. Có vẻ như chúng đắc đạo trên con đường tu tập của mình.

Đểu Giả thấy cảnh ấy sướng quá cười khùng khục, nó vỗ vào vai thằng Bất Nhân nói giọng hất hả hê: “Thấy chưa, đấu tranh là tránh đâu, đúng là rỗi việc. Như các bố đây bữa bữa có rượu uống, tối tối cưỡi phò cho sướng chim. Sao cứ phải khổ làm gì? Cái thằng Dũng Cảm thật là ngu, mà rồi sẽ có lúc phải xử nốt mấy thằng Tử Tế, Văn Minh, Công lý… toàn lũ dở người.”

Bất Nhân gật đầu đắc ý: “Đừng lo, cứ đà này thì giang hồ sẽ lại thêm những thằng như Khốn Nạn, Lừa Lọc, Bẩn Thỉu, Hèn Hạ cùng tham gia với anh em mình, rồi mấy thằng hâm dở ấy sẽ biến mất khỏi mặt đất này mà xem.”

Lưu Manh cười bảo thằng Đểu Giả: “Ông nói ngu bỏ con mẹ, phải để chúng nó tồn tại thì anh em mình mới có gà mà chăn, chứ không thì toàn anh em tanh tưởi như tụi mình lại phải chiến với nhau, mệt mỏi hơn nhiều chứ.”

Đểu Giả cười, gật gù: “Chú mày nói cũng có lý!”

Hèn Nhát, một thằng phì nộn, to xác nhất trong phòng nghe thấy thế thì đái ướt hết cả quần, nhưng sợ Quyền Lực, Lưu Manh, Bạo Lực, Khốn Nạn đứng xung quanh nên cũng không dám xin ra toilet, sợ lại bị quy kết là không tôn trọng lãnh đạo nên cứ đứng chôn chân với cái quần ướt. Bỗng dưng nó gặp ánh mắt của Quyền Lực nhìn mình, tưởng là mình đang bị soi vì quên không vỗ tay khi Quyền Lực phát biểu xong. Nó tránh ánh mắt sắc lạnh của Quyền Lực, giả vờ húng hăng ho, nhưng do sợ quá nên cứt phọt ra ngoài, khiến cả phòng thối um. Thằng Bạo Lực gầm lên một tiếng rồi cầm cổ nó vứt ra ngoài.

Trong biên bản cuộc họp tất cả đều đồng ý là xã hội đang tiến rất nhanh, rất mạnh, tiến vững chắc lên CNXH và tất cả đều cần phải tự hào về điều ấy. Tất cả vỗ tay rào rào rồi hớn hở bắt tay nhau chúc tụng vì những thành tựu vĩ đại mới đạt được.

Dịch nghèo

 

Dịch nghèo

Nguyễn Hồng Vũ

28-6-2021

Đại dịch COVID-19 xảy ra là điều không ai mong muốn! Để giảm rủi ro cho sự quá tải của hệ thống y tế khi đại dịch lan rộng trong lúc tỉ lệ người chích vaccine trong cộng đồng còn thấp thì việc cách ly, hạn chế đi lại, v.v… là những việc cần làm. Tuy nhiên, những việc này dù muốn hay không thì sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến “thu nhập” của người dân, đặc biệt là những người ít tiền như cô bán rau, chú chạy xe ôm hay em bán vé số, v.v…

Bài viết hôm nay mình muốn nói về thứ “dịch” khác có thể xảy ra song song với dịch COVID-19 khi chính phủ không có những biện pháp hỗ trợ hợp lý và kịp thời, đó là “dịch nghèo”!

Trước hết mình muốn kể cho các bạn nghe nước Mỹ làm thế nào để tránh “dịch nghèo” cho dân chúng khi mà có thời gian cả nước phải ở nhà chống dịch COVID-19. Hồi đầu năm ngoái khi đại dịch bắt đầu bùng phát ở Mỹ, các ngành dịch vụ được xem là “không cần thiết” như cơ sở tập gym, quán ăn trong nhà, quán bar, cửa hàng làm tóc, làm móng tay, v.v… đều buộc tạm thời phải đóng cửa.

Thậm chí những người làm trong môi trường nghiên cứu như mình cũng có nguy cơ phải cho nghỉ việc tạm thời để giảm tối đa sự tiếp xúc giữa người với người, rất nhiều các nghiên cứu không liên quan đến COVID-19 đều bị tạm dừng hoặc giảm thiểu tối đa. Tuy nhiên, để đảm bảo cho những người “mất việc làm” vì dịch COVID-19 không lâm vào cảnh “khốn cùng” thì chính phủ đã có những hỗ trợ rất kịp thời, trong đó quan trọng nhất là chính sách hỗ trợ tiền thất nghiệp. Với số tiền hỗ trợ khoảng vài trăm đô mỗi tuần, có lúc lên đến 700-800 đô/tuần thì có nhiều bạn cho mình biết là nhận tiền này còn nhiều hơn tiền các bạn đi làm!

Ngoài ra, họ còn có những chương trình hỗ trợ người thuê nhà, chủ nhà, doanh nghiệp nhỏ và tổ chức những ngày phát thức ăn, nhu yếu phẩm miễn phí cho mọi người, ai cần có thể ghé qua nhận. Giá xăng dầu thì giảm đến mức kỷ lục, các mặt hàng thiết yếu vẫn giữ mức giá bình thường. Do cái “khó” của “người nghèo”, của doanh nghiệp nhỏ được chia sẻ, gánh vác bớt bởi chính phủ nên những áp lực cơm, áo, gạo, tiền trong lúc thất nghiệp vì dịch đã trôi qua nhẹ nhàng hơn rất nhiều!

Trở lại bối cảnh Việt Nam lúc này, khi mà dịch bệnh bắt đầu lan mạnh và các biện pháp phòng dịch bắt đầu cũng được thực hiện mạnh hơn như đóng cửa các chợ tự phát, các đơn vị kinh doanh dịch vụ không cần thiết, ngưng dịch vụ xe buýt, dừng hoạt động taxi, v.v… Đây là lúc người dân rất cần sự hỗ trợ của chính phủ để vượt qua cú sốc “kinh tế”, khi mà thu nhập của họ bất ngờ bị ảnh hưởng một cách nặng nề!

Những người buôn bán nhỏ lẻ không còn tiêu thụ được hàng hóa dễ dàng như trước, người làm dịch vụ bị sụt giảm khách hàng, cơ sở kinh doanh phải đối mặt với những thời gian đóng cửa, mất khách nhưng vẫn phải trả tiền mặt bằng, trả tiền nhân viên (một số nơi giảm lương, nợ lương hoặc cho nghỉ việc), v.v… Nếu không kịp thời có những hỗ trợ hợp lý và kịp thời từ chính phủ, mình nghĩ rằng sẽ có một lượng lớn người dân bị đẩy vào một dịch khác đó là “dịch nghèo”!

Đứng ở góc độ kinh tế vĩ mô thì dịch nghèo này sẽ tác động lại nền kinh tế của đất nước, khi mà những người dân, những đơn vị kinh tế bị kiệt quệ, bần cùng sau đại dịch không thể tạo ra động lực sản xuất, tiêu thụ hàng hóa để đóng góp lại cho ngân sách (qua thuế) như trước nữa!

Đứng về góc độ đạo đức thì sự “bần cùng hóa” của người dân sẽ tạo ra rất nhiều bi kịch trong cuộc sống, những người phụ thuộc chủ yếu vào thu nhập mỗi ngày phải đối mặt với cuộc sống thế nào đây? Cô bán rau, chú chạy xe ôm, những người trụ cột kiếm cơm của gia đình, quay về nhà với bàn tay trắng sẽ phải đối mặt với những câu hỏi không lời đáp “làm sao đây?”!

Gói hỗ trợ 62 nghìn tỉ từ năm trước có lẽ làm thất vọng nhiều người khi mà nó diễn ra chậm chạp, thiếu hiệu quả và nhiều người dân thật sự cần vẫn chưa nhận được! Gói hỗ trợ lần này nghe nói là 115 tỉ đồng và đang lên kế hoạch triển khai, chưa biết sẽ thế nào nhưng hôm qua mình lại nghe giá xăng tăng, giá rau, thịt, cá cũng tăng…!

Chắc thế nào cũng có bạn sẽ dè bỉu mình là đi so sánh Việt Nam với Mỹ, chính phủ VN không có nhiều tiền như Mỹ! Thế thì mình góp ý nhé, nếu chính phủ chúng ta bớt đi vài tượng đài, vài cái cổng chào và thậm chí có thể truy thu tiền tham nhũng rành rành của các quan chức buôn chổi đót, chạy xe ôm mà xây được biệt phủ, lâu đài thì gói tiền hỗ trợ ấy không phải là vài trăm tỉ đồng đâu, ít nhất phải vài ngàn tỉ!

Hôm nay mình xem một video clip trên VNExpress với tựa đề là “COVID-19 bào mòn người nghèo” mà thấy xót xa… vâng nếu không giúp họ kịp thời trong đại dịch này, thì chắc họ sớm chẳng còn gì để mòn nữa!

Mong bà con qua đại dịch COVID-19 bình an và tránh được “Dịch Nghèo”!

_____

Thông tin tham khảo:

https://edd.ca.gov/…/pandemic-unemployment-assistance.htm

https://covid19.ca.gov/vi/get-financial-help/

https://video.vnexpress.net/tin-tuc/nhip-song/covid-19-bao-mon-nguoi-ngheo-4300106.html

https://baodautu.vn/thu-tuong-da-duyet-goi-ho-tro-nam-2021-tri-gia-115000-ty-dong-d142318.html

https://tuoitre.vn/can-goi-ho-tro-du-lieu-cho-nguoi-dan-doanh-nghiep-sau-thoi-gian-benh-nang-vi-covid-19-20210626193644855.htm

https://thanhnien.vn/thoi-su/co-goi-ho-tro-covid-19-cho-nguoi-dan-doanh-nghiep-moi-giai-ngan-duoc-026-1399114.html

https://vov.vn/kinh-te/bao-gio-co-goi-ho-tro-thu-hai-de-giup-nguoi-dan-va-doanh-nghiep-vuot-qua-covid-19-855344.vov

“Tìm F0 covid-19” và “Diệt F0 cúm gia cầm”!

 

“Tìm F0 covid-19” và “Diệt F0 cúm gia cầm”!

Mai Bá Kiếm

28-6-2021

Theo kế hoạch xét nghiệm tầm soát SARS-CoV-2 cho người dân và người lao động trên địa bàn TP.HCM, từ 26 đến 30/6, Sở Y tế sẽ lấy mẫu tại các quận, huyện có nhiều ca dương tính (Bình Tân, Hóc Môn, Q.8, Tân Phú, Bình Chánh). Rồi, từ 1 đến 5/7 lấy mẫu tiếp tại TP Thủ Đức và 12 quận mang số.

TP.HCM sẽ chi rất nhiều tiền thuế của dân và ngành y tế tốn rất nhiều mồ hôi công sức để lấy mẫu toàn dân hầu tóm hết F0 lang thang trong cộng đồng và nằm bên ngoài các: BV, khu cách ly và điểm phong tỏa!

Tuy nhiên, do lấy mẫu cuốn chiếu từ nơi có nhiều ca dương tính đến nơi ít ca dương tính, kéo dài 10 ngày mà dân chúng không ở yên tại nhà trong thời gian đó.

Sau khi có kết quả xét nghiệm, tất cả F0 sẽ cách ly y tế, nhưng số F0 âm tính giả (do mới nhiễm hoặc gần hết bệnh) vẫn lang thang trong cộng đồng. Vì vậy, phải xét nghiệm tầm soát toàn dân vài lần nữa mới loại hết F0. Trong lúc, tiêm chủng vẫn da beo và tỷ lệ tiêm chưa tới 10% thì khó lòng khống chế dịch!

Bỗng nhớ chuyện chống dịch Cúm H5N1 trên gia cầm, kể cho vui:

GIẤU DỊCH VÌ… THÀNH TÍCH THỂ THAO!

Tháng 6/2003, Trại giống Gia cầm Quốc gia Thụy Phương (Hà Nội) đã nhập gà giống từ Trung Quốc và phát hiện dịch cúm H5N1 làm chết 6.000 con. Cục trưởng Thú y Bùi Quang Anh có công văn cấp báo Bộ và đóng dấu “mật”, nên thú y vừa dập dịch vừa ca bài “Từng bước chân âm thầm”!

Lý do, lần đầu tiên VN được đăng cai tổ chức SEA Games 22 (từ 05/12 đến 13/12/2003) mà khán giả ĐNÁ đã book vé và KS rồi, Bộ NN phải giấu dịch để Bộ Văn hóa & Thông tin và Ủy ban Thể dục – Thể thao cùng Tổng cục Du lịch “giữ thành tích” (đến 2007 cả ba nhập thành Bộ VH&TT-DL).

Sau khi bế mạc SEA Games 22, Bộ NN&PTNT công bố dịch xảy ra tại Long An và Tiền Giang mà không nhắc đến “F0 Thụy Phương” lây qua 10 tỉnh, mất 6 tháng mới tới Mỹ Tho!

Sở NN&PTNT TP.HCM – do bác sĩ thú y Nguyễn Phước Thảo làm GĐ – chống dịch hăng máu nhất, cấm triệt để nuôi gia cầm (đến dịch lở mồm long móng cấm nuôi heo), nhưng ngoạn mục nhất là ông Thảo đề xuất dùng súng bắn bồ câu! Vì ông cho rằng bồ câu là “F0 mây lang thang”, mang “mầm H5N1 giấu mặt”!

Rất may, ông Thảo không là BS trị người và không là GĐ Sở Y tế trong đại dịch Covid này!

P/S: Do ông Nguyễn Phước Thảo là GĐ Sở mà không trúng Thành Ủy viên, nên năm 2008, ông Lê Hoàng Quân điều ông Thảo làm “Giám đốc Trung tâm Điều hành Chương trình chống ngập nước Thành phố”. Thú y quản lý ngập, nên TP.HCM biến thành “Saigon Water Park” mỗi khi mưa!

Có cần không một tượng đài?

 

Có cần không một tượng đài?

Diễn Đàn

Trần Tố Nga

25-6-2021

Đọc trên báo Thanh Hóa tin vào quý ba năm 2021, Thanh Hóa sẽ dựng một tượng đài kỷ niệm người miền Nam tập kết trên bến Sầm Sơn những năm 1954, 1955 với kinh phí xây dựng hơn 350 tỷ đồng*, trên 38ha đất, các học sinh miền Nam tập kết những năm đó, đi từ sửng sốt đến bàng hoàng, bức xúc.

Đất nước chúng ta có những trang vui, buồn… và những buồn, vui đó cần được ghi lại, để thế hệ sau được nhắc nhở về những đúng sai, khôn dại của cha ông. Mỗi người, tùy hiểu biết, văn hóa, quan điểm chính trị của mình, có thể có những ý kiến khác nhau về sự kiện lịch sử, nhưng với nhiều người, Sầm Sơn đã từng là biểu tượng của ý chí thống nhất đất nước trong tâm hồn người Việt, biểu tượng của tình nghĩa Bắc-Nam, biểu tượng của khát vọng độc lập, tự do… trong giai đoạn đất nước bị cưỡng bức chia đôi.

Rồi những con người của giai đoạn đó cũng sẽ đi hết, nhưng các thế hệ sau không được quên điều đó.

Vì vậy, một chút gì đó, ví như một tấm bia đá ngay tại bến Sầm Sơn sẽ đủ để hôm nay và cả mai sau không quên sự kiện lịch sử đậm nghĩa Bắc Nam.

Một tấm bia đá trên vài chục mét vuông đất, được dựng lên trang trọng vẫn sẽ để lại dấu ấn cho muôn đời sau.

Bởi lẽ, Sầm Sơn cũng chỉ là nơi chúng tôi xuống bến để rồi được đưa đi về khắp các làng quê, nơi chúng tôi được các gia đình đón tiếp, nhường nhà cho chúng tôi ở, chịu đói để chúng tôi có cơm trắng mà ăn khi chính họ chỉ có khoai sắn và các con của họ, những người cùng lứa tuổi của chúng tôi bụng đói đứng nhìn chúng tôi ăn mà không được phép nhận phần chúng tôi chia. Chính những hình ảnh ấy, những gia đình ấy mới cần được tạc tượng. Vậy thì sẽ có bao nhiêu tượng cho vừa?

Cũng bởi lẽ, không chỉ có bến Sầm Sơn đón tiếp những người miền Nam tập kết mà còn bến Nghệ An, Thái Bình và hàng ngàn gia đình nhận đón tiếp người tập kết. Tượng đài nào cho đủ, cho vừa với những trang anh hùng của dân tộc, của đất nước.

Chúng tôi, những người miền Nam tập kết luôn mang trong lòng một tượng đài, tượng đài của lòng biết ơn nhân dân miền Bắc, của món nợ ân tình. Nhưng nhân danh chúng tôi mà lấy tiền, lấy đất của dân để làm một tượng đài như dự định thì chúng tôi không cam lòng.

Chúng tôi càng thấy bức xúc, khi đất nước đang gồng mình đối phó với đại dịch, khi đang phải chắt chiu và trân quý từng đồng tiền đóng góp chống dịch, tiền của một em bé 6 tuổi đập ống heo, tiền dưỡng già của một cụ hưu trí, tiền thấm đẫm mồ hôi của bao nhiêu người, cũng đang khó khăn vì dịch thì sao có thể cam tâm bỏ ra mấy trăm tỷ đồng, mấy chục ha đất để làm một việc mà chính chúng tôi, những đối tượng chủ thể không hề cảm thấy cần thiết và được vinh danh?

Trái lai, nhân danh chúng tôi làm như vậy khiến chúng tôi mang mặc cảm có lỗi với đồng bào. Mấy ngày qua, tôi nhận được nhiều lời chất vấn và trách cứ xung quanh việc làm này.

Một tượng đài hơn 300 tỷ đồng trên hơn 35 ha đất* cần cho ai? Những người miền Nam tập kết có đồng tình với việc làm này không? Xin thưa là KHÔNG.

Đề nghị dừng ngay việc này. Số tiền dự tính, nếu đã có, xin chuyển thẳng sang mua vaccine hoặc hỗ trợ tuyến đầu chống dịch.

Và chúng tôi sẽ xin được đóng góp để dựng một bia đá đẹp trên bến Sầm Sơn, cùng với những bia được dựng trên các bến Nghệ An, Thái Bình, những tấm bia thể hiện lòng biết ơn sâu sắc của của HSMN và người miền Nam tập kết đối với đồng bào miền Bắc.

Đất nước chúng ta chắc chắn không bao giờ có thể tri ân được hết đối với những hy sinh lớn lao của các thế hệ đã ngã xuống vì độc lập, tự do của dân tộc, trong đó có hàng triệu người con miền Bắc trên đất miền Nam. Cũng không thể nào ghi nhớ hết những đau khổ, mất mát, chia ly… mà người mất và người còn đều gánh chịu.

Cách tri ân và tưởng niệm tốt nhất là những người đang sống làm tất cả để những hy sinh đó không trở nên vô ích.

Đó là điều chúng tôi luôn canh cánh bên lòng và cũng vì thế, chúng tôi không thể đồng tình với mọi công trình tưởng nhớ kiểu này.

*Ghi chú của Tiếng Dân: Theo thông tin mới nhất trên VnExpress, Dự án Khu lưu niệm có tổng mức đầu tư là 255 tỷ đồng, quy mô hơn 40.000m2.

Tóm tắt vụ án Nguyễn Văn Chưởng

 

Tóm tắt vụ án Nguyễn Văn Chưởng

Lê Văn Hòa

28-6-2021

I. DIỄN BIẾN VỤ ÁN

Ngày 14/7/2007: Khoảng 21h, trên đoạn đường vào nhà máy thép Đình Vũ (An Hải, Hải Phòng) xảy ra một vụ án mạng, nạn nhân là Nguyễn Văn Sinh, Thiếu tá Cảnh sát hình sự Công an phường Đông Hải 2, Q. Hải An, Hải Phòng. Do vết thương quá nặng, anh Sinh đã chết vào 8h sáng 15/7/2007 tại bệnh viện.

Ngày 3/8/2007: Rạng sáng, CQCSĐT CATP Hải Phòng bắt giữ Nguyễn Văn Chưởng (sinh 1983, quê: Thôn Trung Tuyến, Bình Dân, Kim Thành, Hải Dương), là công nhân Công ty TNHH Đại Phát (HP), đã có vợ, không tiền án, tiền sự (Chưởng còn là chủ quán Café Thiên Thần ở phường Đông Hải 2, Hải An, HP). Bị bắt cùng ngày với Chưởng là Đỗ Văn Hoàng và Vũ Toàn Trung.

Ngày 4/8/2007: Em trai Chưởng là Nguyễn Trọng Đoàn (sinh 1987), xin được giấy xác nhận của một số nhân chứng khẳng định họ đã gặp Chưởng trong buổi tối 14/7/2007 tại quê ở Hải Dương (tức là Chưởng không có mặt tại hiện trường vụ án ở HP vào thời điểm xảy ra án mạng – 2 địa điểm cách xa nhau khoảng 40km).

Ngày 10/8/2007: Đoàn mang đơn khiếu nại của mẹ cùng giấy xác nhận của các nhân chứng nộp cho CQCSĐT thì liền bị bắt khẩn cấp về tội “Che giấu tội phạm”. Sau này, Cáo trạng cũng quy kết Đoàn đã h/dẫn các nhân chứng “viết đơn, giấy xác nhận để khai báo gian dối và cung cấp tài liệu sai sự thật, che giấu hành vi phạm tội để cho Chưởng được ngoại phạm”.

Ngày 3/11/2007: Báo Tiền Phong có bài “Vụ sát hại một Thiếu tá CA ở Hải Phòng: Những uẩn khúc cần làm rõ”, trong đó, tổ phóng viên điều tra phỏng vấn và trích dẫn đơn thư của một số nhân chứng khẳng định Chưởng có mặt ở quê Hải Dương vào buổi tối diễn ra vụ sát hại Thiếu tá Sinh. Nhân chứng Trần Quang Tuất cho biết: Trước đó, anh bị CQĐT dọa nên sợ hãi và viết lại lời khai là “không nhớ chính xác”.

Ngày 27/01/2008: CQCSĐT ra Kết luận điều tra, khẳng định Chưởng đã khai nhận cùng Trung và Hoàng chém chết Thiếu tá Sinh với mục đích cướp của để lấy tiền mua heroin.

Ngày 12/6/2008: TAND TP Hải Phòng xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối với Chưởng, Trung, Hoàng, Đoàn. Chưởng, Hoàng, Trung bị kết tội “Giết người” theo điểm e, g, khoản 1 Điều 93, và tội “Cướp tài sản” theo khoản 1, Điều 133 BLHS: Chưởng bị cáo buộc là chủ mưu, lĩnh án tử hình; Hoàng bị cáo buộc là kẻ thủ ác, lĩnh án chung thân; còn Trung 20 năm tù, do khai nhận hành vi phạm tội + với tình tiết bà nội của Trung được tặng thưởng Huy chương (áp dụng Điều 46 BLHS). Đoàn bị kết án 2 năm tù về tội “Che giấu tội phạm” theo Điều 313 BLHS. (Chưởng, Hoàng, Đoàn đã kháng cáo).

Ngày 21/11/2008: TANDTC mở phiên tòa phúc thẩm (chủ tọa Nguyễn Văn Sơn) tuyên y án sơ thẩm. Chưởng tiếp tục kháng cáo kêu oan với lý do thời điểm xảy ra vụ án mạng Chưởng không có mặt ở HP mà đang ở quê HD; Hoàng kháng cáo kêu oan với lý do không tham gia cùng Chưởng, Trung; Đoàn kháng cáo kêu oan với lý do việc xác nhận Chưởng có mặt ở quê là đúng sự thật.

Ngày 7/4/2009: Từ trại giam, Chưởng gửi thư cho mẹ và gia đình, tường thuật lại toàn bộ vụ việc, khẳng định bị tra tấn, ép cung nên mới phải nhận tội:

“Họ đánh con tới tấp, con không nói được câu nào nữa, họ thôi đánh thì con mới thở được và nói là sao các chú đánh cháu, cháu có làm gì đâu? Và họ nói “Không làm gì thì tao mới đánh, chứ làm gì thì đã không bị đánh” và họ lại tiếp tục đánh con và dùng còng số 8 treo chỉ có hai đầu ngón chân cái chạm xuống đất…Khi ở trên trại Kế, Bắc Giang, con đã nghĩ là mình không thể sống được đến lúc ra trước tòa để nói lên toàn bộ sự thật nên con đã thêu lên tất cả quần áo chữ Chưởng VT tức “Chưởng vô tội”. Cả vỏ gối con cũng thêu nữa, còn áo phông trắng con thêu bài thơ kêu oan…”.

Ngày 18/4/2011: VKSNDTC ra “Kháng nghị giám đốc thẩm số 09/KN-VKSTC-V3”, đề nghị HĐTP TANDTC xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, hủy bản án hình sự phúc thẩm đối với Chưởng để xét xử phúc thẩm lại theo hướng giảm hình phạt cho Chưởng xuống tù chung thân.

Ngày 7/12/2011: HĐTP TANDTC (gồm 11 thành viên) do Chánh án Trương Hòa Bình làm chủ tọa, mở phiên tòa giám đốc thẩm, bác Kháng nghị của VKSNDTC.

Ngày 15/5/2012: 5 VPLS biện hộ cho Chưởng cùng làm kiến nghị gửi CTN Trương Tấn Sang, cho rằng kết án tử hình Chưởng là oan, sai, đồng kiến nghị CTN cho dừng việc thi hành án tử hình đối với Chưởng và giao cho CQĐT VKSNDTC xem xét trách nhiệm hình sự của những người tiến hành tố tụng.

Ngày 18/4/2013: Nhân chứng Trần Quang Tuất (cùng quê với Chưởng, ở Bình Dân, Kim Thành, HD) làm đơn xác nhận thời điểm xảy ra vụ án mạng, Chưởng có mặt ở quê HD. Trong đơn, anh Tuất cũng phản ánh việc bị CA tra tấn, ép cung: “Tôi bị các anh CA dọa nạt, chửi bới, có lúc khóa tay vào ghế, đấm vào đầu, dọa bắt giam tôi… suốt cả ngày làm việc các anh CA luôn bắt ép tôi phải viết là: “Không nhớ rõ thời gian gặp Chưởng, và việc tôi làm giấy xác nhận để gửi cho cơ quan CA trước đây là do tôi nhớ nhầm. Do lo sợ bị bắt giam, nên tôi đã không còn cách nào khác là phải viết theo yêu cầu của CA…”.

Ngày 10/9/2013: Nhân chứng Trịnh Xuân Trường (bạn của Chưởng) làm đơn gửi VKSNDTC, xác nhận Chưởng có mặt ở quê nhà HD vào tối 14/7/2007. Trong đơn, anh Trường cũng cho biết đã bị tra tấn, ép cung: “Chính CA tên Phong đã dùng thuốc lá đang hút châm bỏng hai bụng cánh tay tôi trước đó. Không chịu được đòn tra tấn quá dã man và do ít hiểu biết về pháp luật nên tôi phải viết theo hướng dẫn của CA”.

Ngày 20/9/2014: Từ trại tạm giam Trần Phú (HP), Chưởng tiếp tục làm đơn kêu oan.

Ngày 12/12/2014: Hai Ls Phạm Hoàng Việt và Hoàng Văn Quánh (Đoàn LSTP Hà Nội) bào chữa cho Nguyễn Trọng Đoàn và Nguyễn Văn Chưởng, làm đơn kiến nghị cho rằng việc tuyên án tử hình với Chưởng vì tội giết người là thiếu căn cứ, “có rất nhiều điểm còn chưa được CQĐT làm rõ, nhiều điểm mâu thuẫn và vi phạm tố tụng”.

Ngày 13/3/2015: Trả lời chất vấn của UBTVQH về vụ án Nguyễn Văn Chưởng, Chánh án TANDTC Trương Hòa Bình cho biết: Viện trưởng VKSND tối cao có kháng nghị nhưng HĐTP TANDTC bác kháng nghị này. Qua phân tích, TANDTC nhận định, Chưởng là người cầm đầu vụ giết người, cũng là 1 trong những người chém nạn nhân. Quyết định của HĐTP là cao nhất, là sau cùng, Chánh án cũng không thể làm gì được. “Vậy giao Chánh án giải quyết lại thì tôi chịu thua, không có cách nào làm được…Tất nhiên, nếu có kiến nghị của Quốc hội thì chúng tôi sẽ xem xét thận trọng”.

II. NHIỀU VI PHẠM TỐ TỤNG NGHIÊM TRỌNG

1. Vi phạm thủ tục tố tụng trong bảo vệ, khám nghiệm hiện trường; thu giữ, quản lý vật chứng của vụ án:

– CQĐT không tổ chức bảo vệ giữ nguyên hiện trường vụ án; việc thu giữ, quản lý vật chứng của vụ án rất tùy tiện: Cảnh sát Phạm Hồng Quang đem áo mưa, áo cảnh sát, dép…của nạn nhân Sinh gửi ở phòng bảo vệ Công ty Neu Hope; còn điện thoại di động và khẩu súng K59 + 1 băng đạn còn 1 viên của anh Sinh thì anh Quang cầm và mang đi đâu không rõ, đến hơn 1h ngày 15/7/2007 mới được lập biên bản thu giữ và đến 17h cùng ngày mới làm thủ tục niêm phong (BL: 517; 535).

– Vụ giết người xảy ra hồi 21h30’ ngày 14/7/2007, nhưng đến 15h30’ ngày hôm sau mới tổ chức khám nghiệm hiện trường.

– Việc anh Sinh đi dép hay đi giầy khi bị chém cũng chưa được làm rõ.

Nhân chứng Phạm Hồng Quang khai anh Sinh đi dép (BL: 517); nhân chứng Nguyễn Văn Phước cũng khai anh Sinh đi dép (BL: 535); nhưng nhân chứng Đặng Thái Sơn khai anh Sinh đi giầy đen có dây (BL 523: khai 2 lần; BL: 524).

b. Đánh giá chứng cứ chưa đầy đủ, thiếu khách quan:

– Dấu vết để lại trên áo và thi thể nạn nhân khẳng định nạn nhân không chỉ bị tấn công, tác động tại hiện trường, mà có thể đã bị tấn công, tác động trước đó ở một địa điểm khác:

+ Bản Giám định pháp y của Viện khoa học hình sự kết luận: Trên cơ thể nạn nhân, ngoài các dấu vết do các loại hung khí có cạnh sắc nhọn gây nên còn có các vết hằn xây xát da mềm đỏ nâu ở vùng lưng do vật cứng có cạnh dài tiếp xúc hẹp gây ra; ngoài ra còn có các tổn thương bầm tụ máu vùng thắt lưng hai bên do vật tày gây nên. Các cơ quan tiến hành tố tụng đã kết luận hung khí của nhóm Chưởng là dao, kiếm chứ không có hung khí nào là vật tày (vậy có chăng, trước khi bị chém bằng dao, kiếm là vật sắc, nhọn ở cổng Nhà máy thép Đình Vũ thì anh Sinh đã bị tác động, tấn công bằng vật tày ở địa điểm khác?).

+ Tại Biên bản giao nhận vật chứng thu được tại hiện trường vụ án, ngoài xe máy, dao, kiếm… còn thống kê, bàn giao 1 khẩu trang trắng kẻ xanh (BL:698), nhưng không được làm rõ chiếc khẩu trang đó là của ai và có liên quan đến vụ án hay không?

+ Biên bản giám định không kết luận vân tay ở cò khẩu súng K59 thu tại hiện trường là của ai (vậy lấy cơ sở nào kết luận anh Sinh đã bắn? và cần phải làm rõ khẩu súng đó anh Sinh có được cấp phép sử dụng không? Đơn vị nào cấp? cấp từ khi nào?…).

+ Thời gian sinh hoạt của nạn nhân Sinh trước khi bị chém ở cổng Nhà máy thép Đình Vũ cũng chưa được chứng minh một cách khách quan là ở đâu, làm gì, tiếp xúc với ai để tạo nên thương tích trên thân thể như Bản Giám định pháp y của Viện khoa học hình sự đã kết luận: “Các vết hằn xây xát da mềm đỏ nâu ở vùng lưng do vật cứng có cạnh dài tiếp xúc hẹp gây ra; ngoài ra còn có các tổn thương bầm tụ máu vùng thắt lưng hai bên do vật tày gây nên”, để làm căn cứ xác định nguyên nhân cái chết của nạn nhân.

+ Nhân chứng Phạm Hồng Quang (chiến sỹ CAP Đông Hải 2) khai (BL:515): Ngay sau khi anh Sinh bị bắn, anh Quang nhìn thấy có một người lạ đi cùng Đặng Thái Sơn (chiến sỹ CAP Đông Hải 2) tới chỗ anh Sinh đang nằm hôn mê tại hiện trường, nhưng không làm rõ người lạ đó là ai và đến với mục đích gì?

– Việc quy kết Hoàng, Trung, Chưởng chém nạn nhân Sinh nhằm cướp tài sản là chưa thuyết phục. Cả 2 cấp xét xử (ST, PT) cũng như Giám đốc thẩm đều đánh giá chứng cứ thiếu khách quan, suy đoán ép tội (quy kết Chưởng là chủ mưu và bọn Chưởng chém anh Sinh vì mục đích cướp tài sản).

Căn cứ vào diễn biến vụ án do chính các cơ quan tiến hành tố tụng kết luận, thì trong suốt quá trình chuẩn bị phạm tội cũng như quá trình phạm tội của bọn Chưởng không có sự bàn bạc, phân công vai trò của từng người; không có sự phân công việc chuẩn bị hung khí; không có sự bàn bạc về cách thức sẽ đi cướp; đặc biệt không bàn đến việc sẽ giết người để cướp tài sản (như vậy, không loại trừ nguyên nhân anh Sinh có thể bị chém vì ghen tuông tình ái hoặc mâu thuẫn xã hội?…).

– Việc xác định Chưởng là chủ mưu và tham gia chém nạn nhân là chưa thực sự khách quan:

+ Lời khai của các bị cáo và một số nhân chứng cho thấy có nhiều mâu thuẫn, không đủ cơ sở kết luận Chưởng là chủ mưu, nhưng không được làm rõ. Các cơ quan tiến hành tố tụng chủ yếu dựa vào lời khai còn nhiều mâu thuẫn của Trung và Phương (người yêu Trung) để buộc tội Chưởng.

+ KLĐT, Quyết định truy tố và các bản án đều khẳng định: Khi phát hiện có người đi xe máy ngược chiều, Chưởng điều khiển xe máy quay lại và chỉ nói một câu “Đây rồi” chứ không có câu nào mang ý nghĩa chỉ huy hay ra lệnh cho cả bọn nhảy xuống chém nạn nhân.

+ Khi Chưởng dừng xe chỉ có Hoàng và Trung tự nhảy xuống chém anh Sinh và một trong những nhát chém của Hoàng là nguyên nhân dẫn đến cái chết của nạn nhân (Bản giám định pháp y số 33-374/2007 ngày 19-7-2007 của Tổ chức giám định pháp y Hải Phòng kết luận: “Nạn nhân bị một số vết thương tích trên cơ thể, trong đó có 1 vết thương sọ não hở vùng thái dương phải gây choáng chấn thương sọ não nặng không hồi phục quyết định sự chết của nạn nhân).

Khi anh Sinh nổ súng thì Trung và Hoàng chạy lại chỗ Chưởng vẫn đang ngồi đợi trên xe máy và được Chưởng lái xe bỏ chạy.

Các bản khai của nhân chứng Nguyễn Văn Phước (bảo vệ Công ty Hoàng Gia) chứng kiến quá trình anh Sinh bị chém đều khẳng định: Có 3 người đèo nhau trên một xe máy, khi gặp anh Sinh chỉ có 2 người ngồi sau nhảy xuống chém, khi anh Sinh nổ súng thì 2 người đó chạy lại chỗ người cầm lái vẫn đang nổ máy đứng đợi, sau đó cả 3 bỏ chạy/ lời khai của nhân chứng Phước phù hợp với lời khai của Chưởng và Trung là Chưởng chính là người điều khiển xe máy chở Hoàng và Trung (BL: 110; 123; 243; 359…).

+ Có nhiều nhân chứng xác định thời điểm xảy ra vụ án, Chưởng có mặt ở quê Hải Dương nhưng không được điều tra, đối chất một cách khách quan.

+ Chưởng khai đã cung cấp bản kê các cuộc gọi đi, gọi đến điện thoại của Chưởng (0974.863.087) trong thời điểm xảy ra vụ án, nhưng không được xem xét.

+ Tại các phiên tòa ST, PT, Chưởng và Hoàng đều phản cung, họ khai rằng việc họ nhận tội ở CQĐT là do bị ép cung, bị đánh đập (vậy phải chăng đó chính là nguyên nhân làm cho các lời khai của Hoàng, Chưởng, Trung có nhiều mâu thuẫn?), nhưng không được điều tra làm rõ.

+ Các lời khai mâu thuẫn, hành vi, hung khí và dấu vết trên cơ thể nạn nhân không phù hợp cũng không được thực nghiệm điều tra làm rõ…

_____

*Mời đọc thêm: Về vụ án oan tử tù Nguyễn Văn Chưởng (Lê Văn Hòa)

Nhìn lại 100 năm Đảng Cộng sản Trung Quốc – những khoảnh khắc tự do

 

Nhìn lại 100 năm Đảng Cộng sản Trung Quốc – những khoảnh khắc tự do

The Jamestown Foundation

Tác giả: Willy Wo-Lap Lam

Lê Minh Nguyên, dịch

18-6-2021

Giới thiệu 

Sau khi Mao Trạch Đông (1893-1976) trở thành nhà lãnh đạo không thể tranh cãi của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), năm 1936, ông bắt đầu thanh trừng toàn diện thế hệ trí thức có tư tưởng tự do từ sớm trong đảng ngay trụ sở tạm thời của đảng ở Diên An, tỉnh Thiểm Tây.

Kể từ đó, ĐCSTQ phần lớn tuân theo mệnh lệnh của Mao rằng “quyền lực chính trị bắt nguồn từ nòng súng” và cả đảng viên cũng như công dân phải là “răng bánh xe của cỗ máy” trong công cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa của đảng. Việc tẩy não và thanh trừng tàn nhẫn những ai phản đối chế độ độc tài của Mao vẫn là mệnh lệnh cho đến khi kết thúc cuộc Cách mạng Văn hóa năm 1976.

Trước khi trở thành lãnh đạo tối cao của đảng và nhà nước TQ vào năm 1949, Mao đã từng đóng vai trò là người ủng hộ dân chủ trong nhiều cuộc phỏng vấn với các cơ quan truyền thông phương Tây. Trong một cuộc họp báo năm 1944 với các thành viên báo chí châu Âu và Mỹ, ông nói “TQ có nhiều thiếu sót, trong đó nghiêm trọng nhất là thiếu dân chủ”, ông nói thêm với khán giả phương Tây “Người TQ cần dân chủ… chỉ có như vậy thì đất nước mới có thể được xây dựng tốt đẹp”. Nhưng ông ta đang nói những lời dối trá để lợi dụng cơ hội.

Những người theo chủ nghĩa tự do bị thanh trừng và loại trừ từ sớm dưới thời Mao

ĐCSTQ kỷ niệm một trăm năm thành lập vào ngày 1/7/2021. Hơn 100 năm qua, đã có những đảng viên và trí thức dũng cảm nghĩ rằng ĐCSTQ nên xoay chiều khỏi chủ nghĩa toàn trị Stalin và áp dụng ít nhất một số giá trị phổ quát về tự do ngôn luận và pháp trị được ghi trong Hiến chương Liên hiệp quốc.

Quan điểm tự do trong đảng — đáng tiếc không bao giờ trở thành quan điểm chủ đạo — bắt đầu từ người đồng sáng lập Trần Độc Tú (Chen Duxiu 1879-1942), từng là Tổng bí thư đầu tiên của ĐCSTQ và bị đuổi khỏi đảng vào năm 1929, ông ủng hộ tự do dân chủ trong khi là một người theo chủ nghĩa Marxist và sau đó là một Trotskyite. Năm 1940, ông Trần lưu ý rằng “nền dân chủ vô sản… cũng giống như nền dân chủ tư sản, đòi hỏi mọi công dân phải có quyền tự do hội họp, tự do lập hội, tự do ngôn luận, xuất bản và đình công”.

Trong thời kỳ “độc tài của giai cấp vô sản” mà đỉnh cao là Cách mạng Văn hóa (1966-1976), hầu hết các trí thức có tư tưởng độc lập đều bị gán cho là “cánh hữu” và phần lớn những người bất đồng chính kiến ​​đầu tiên này bị đày đến vùng biên giới Đông Bắc cằn cỗi hoặc Tân Cương nghèo khó. Một số người theo chủ nghĩa tự do, bao gồm các sinh viên Lin Zhao (1932-1969) và Zhang Zhixin (1930-1975), dám thách thức Mao và đã bị xử tử.

Các nhà văn nổi tiếng, bao gồm tiểu thuyết gia Lão Cô hay còn gọi là Shu Qingchun (1899-1966), Deng Tuo (1912-1966) và Wu Han (1909-1969) hoặc tự tử hoặc chết trong tù. Nó để lại cho Đặng Tiểu Bình (1904-1997) và hai người kế vị đầu tiên được chỉ định của ông là Hồ Diệu Bang (Hu Yaobang 1915-1989) và Triệu Tử Dương (Zhao Ziyang 1919-2005) nhặt các mảnh vụn sau khi Mao qua đời năm 1976.

Cải cách và mở cửa của Đặng Tiểu Bình

Đặng, Hồ và Triệu đã dẫn đầu phong trào giải phóng tư tưởng, có thể được tóm tắt bằng câu nói “thực hành là tiêu chí duy nhất của chân lý.” Nó cho rằng một chính sách chỉ có thể được xác nhận sau khi thử nghiệm thành công. Cuộc cải cách tư tưởng này đã giải phóng dân tộc khỏi sự sai khiến mù quáng của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Mao Trạch Đông.

Các cải cách chính trị thời hậu Mao của Đặng bao gồm việc cho phép các cuộc bầu cử cấp làng xã, xóa bỏ sự sùng bái cá nhân, thiết lập cơ chế nghỉ hưu và chuyển quyền lãnh đạo cũng như tách đảng và chính phủ thành hai định chế riêng.  Kiến trúc sư vĩ đại của Cải cách này nói thêm rằng, cơ chế thị trường có thể được sử dụng bởi cả các nước xã hội chủ nghĩa và tư bản, do đó mở ra con đường cho các doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nước ngoài đóng những vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Người kế nhiệm họ Đặng là Triệu, từng giữ chức Thủ tướng TQ từ 1980-1987 và Tổng bí thư ĐCSTQ từ 1987-1989, đã rất ấn tượng với hệ thống kinh tế thị trường tự do (laissez-faire) của phương Tây đến mức ông thường xuyên tham khảo ý kiến ​​của các nhà kinh tế phương Tây và Trung Quốc ở nước ngoài về các hoạt động kinh tế tư bản.

Sự kiện Thiên An Môn đánh dấu một bước lùi toàn diện của tiến trình tự do hóa chính trị theo kiểu Đặng, nhưng ngay cả sau khi quay lưng lại với các cải cách chính trị, Đặng vẫn muốn thúc đẩy ít nhất một số chính sách kinh tế theo định hướng thị trường. Nhờ vậy, cuối cùng nó đã tạo điều kiện cho TQ gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2001, mà các nhà lãnh đạo hàng đầu vào thời điểm đó là chủ tịch Giang Trạch Dân (1926-) và thủ tướng Chu Dung Cơ (1928-) nhận được một phần công lao.

Nhiều trí thức khi đó nêu ra viễn cảnh có hơi lạc quan quá mức rằng việc TQ “bước vào thế giới” có nghĩa là quốc gia độc tài này có thể không chỉ áp dụng các chuẩn mực tài chính kiểu phương Tây mà còn áp dụng các giá trị toàn cầu trong quản trị dựa trên nền tảng luật pháp.

Theo ông Qin Benli (1918-1991) tổng biên tập của tờ World Economic Herald – một tờ báo tiên phong bị đóng cửa vào năm 1989 – thì một trong những mục tiêu chính của tiến trình hiện đại hóa TQ đã đạt được để trở thành “Thành viên trên thế giới” là: Sự công nhận có tính cách toàn cầu rằng TQ tuân thủ các chuẩn mực quốc tế. Các quan chức và học giả có khuynh hướng tự do lạc quan rằng sau khi TQ gia nhập WTO, việc nước này áp dụng các tiêu chuẩn toàn cầu trong quản trị sẽ đẩy nhanh các cải cách kinh tế và có lẽ cả cải cách chính trị.

Dưới sự lãnh đạo của Hồ Cẩm Đào (1942-), người giữ chức vụ Tổng Bí thư ĐCSTQ từ năm 2002-2012, TQ nói chung trở nên tự do hơn so với người tiền nhiệm của ông là Giang Trạch Dân. Hồ chủ yếu tuân theo chính sách mở cửa kinh tế do quốc sư kinh tế Chu Dung Cơ đặt ra. Trong lĩnh vực chính trị, Hồ đã khởi xướng cái gọi là “dân chủ trong nội bộ đảng”, thực hiện các cải cách cho phép các quan chức cấp địa phương được lựa chọn một phần thông qua sự giới thiệu của công chúng; cho phép bầu trực tiếp bí thư chi bộ thị trấn, thôn quê; và bầu cử cha’e (cha’e xuanze) cho Ủy ban Chấp hành Trung ương ĐCSTQ, có nghĩa là số lượng ứng cử viên cho cơ quan cầm quyền cao nhất sẽ vượt quá các vị trí hiện có.

Nhà khoa học chính trị của Đại học Bắc Kinh, ông Yu Keping, bày tỏ hy vọng rằng các biện pháp tự do hóa tiệm tiến bên trong ĐCSTQ sẽ dần dần lan toả xuống các khu vực phi đảng phái. Một tiến trình tự do hóa khác do Hồ thúc đẩy là cho phép thế hệ đầu tiên của các tổ chức phi chính phủ TQ được tự do hoạt động mà không cần sự giám sát trực tiếp của đảng, nó mang lại lợi ích cho xã hội dân sự.

Thủ tướng Ôn Gia Bảo (1942-), một phụ tá có tư tưởng cải cách của Triệu, thậm chí trên lý thuyết còn ủng hộ cho việc TQ thông qua Hiến chương Nhân quyền của Liên Hiệp quốc.  Trong một bài báo gây chú ý của Tân Hoa xã vào năm 2007, Ôn đã viết rằng, “khoa học, dân chủ, hệ thống luật pháp, tự do và nhân quyền là… những giá trị chung mà nhân loại theo đuổi”. Sau đó, ông nói với truyền thông phương Tây rằng “chúng ta cần xây dựng một hệ thống tư pháp độc lập và công bằng” và rằng “chính phủ cần phải chấp nhận sự giám sát của giới truyền thông và các tổ chức khác”.

Tuy nhiên, tiến trình tự do hóa cũng gặp phải những trở ngại, khi mà các nhà lãnh đạo đảng vào đầu thế kỷ 21 tiếp tục ưu tiên cho việc duy trì kiểm soát và ổn định. Chính quyền Hồ-Ôn cũng chịu trách nhiệm về việc đàn áp phong trào Hiến chương 08, do người đoạt giải Nobel Hòa bình đã quá cố Lưu Hiểu Ba (1955-2017) và 300 trí thức hàng đầu khác khởi xướng. Được mô phỏng theo phong trào Hiến chương 77 ở Tiệp Khắc do Liên Xô cai trị, Hiến chương 08 kêu gọi đảng cho phép tự do ngôn luận, hội họp, tôn giáo và thành lập một cơ quan tư pháp độc lập. Nó được ký tên ủng hộ bởi hơn 10.000 người ở cả TQ và nước ngoài. Lưu bị bắt vào năm 2009 với tội danh lật đổ và bị phạt tù 11 năm. Cuối cùng, ông đã chết trong tù vào năm 2017, chủ yếu do không được điều trị căn bệnh ung thư gan giai đoạn cuối.

Sự phục hồi chủ nghĩa Mao của Tập Cận Bình

Tất cả các cải cách đều bị đóng băng dưới thời quay về Mao của Tập Cận Bình (1953 -), là người đã trở thành Tổng Bí thư ĐCSTQ năm 2012 và sau đó đã áp dụng lại nhiều chính sách chính trị và kinh tế dựa theo tư tưởng Mao. Ông Tập thường nhắc lại khẩu hiệu của Hồ “Những gì chúng ta sở hữu trong quá khứ không nhất thiết thuộc về chúng ta bây giờ; những gì chúng ta sở hữu bây giờ có thể không phải là của chúng ta mãi mãi” – nhấn mạnh nhu cầu quan trọng hàng đầu của ĐCSTQ là phải nắm giữ độc quyền hoàn toàn quyền lực.

Bất chấp sự kiểm soát chặt chẽ mà ông Tập – có biệt danh là “Chủ tịch của mọi thứ” – tóm thu trong bộ máy đảng-nhà nước-quân đội, một số nhà lãnh đạo chính trị và trí thức vẫn ủng hộ tự do hóa kinh tế và chính trị theo kiểu Đặng. Ít nhất là trong vài năm đầu tiên của nhiệm kỳ thủ tướng, ông Lý Khắc Cường (1955-), người đứng đầu Hội đồng Nhà nước vào năm 2013, nhấn mạnh việc hạn chế sự can thiệp của chính phủ và dành lối đi thoáng hơn cho các lực lượng thị trường.

Ông [Lý] nói: “Chúng ta phải có quyết tâm của một người lính dũng cảm [không sợ] chặt đứt cánh tay của chính mình”, khi đề cập đến việc hạn chế sự can thiệp của nhà  nước vào các lực lượng thị trường. Thủ tướng Lý nói thêm rằng, phải giảm thiểu sự can thiệp của chính phủ để “tăng tốc độ phát triển lành mạnh của nền kinh tế, của xã hội và giảm bớt gánh nặng của chính phủ”.

Giáo sư quan hệ quốc tế đã nghỉ hưu và là chuyên gia TQ nghiên cứu về Mỹ, bà Zi Zhongyun (1930-) đã lập luận rằng sự gia tăng cạnh tranh với phương Tây có thể là một điều tốt, khiến cho chính phủ “cuối cùng phải khôi phục lại bản chất phục vụ nhân dân, chứ không phải duy trì  độc quyền”. Bà Zi, từng là thông dịch viên của Mao, cũng lưu ý rằng TQ có nhiều điều để học hỏi từ Mỹ, đặc biệt là trong các lĩnh vực giáo dục, chăm sóc y tế và chăm sóc người già.

Bà nói: “Nếu các bệnh viện kiểu Mỹ phát triển mạnh ở TQ thì mô hình y tế hút máu của TQ sẽ bị biến mất” và “Nếu nền giáo dục kiểu Mỹ bắt rễ ở TQ thì sinh viên TQ không cần ra nước ngoài để tận hưởng các khái niệm sư phạm tiên tiến”. Bà nói thêm rằng một hệ thống kinh tế đượm phần tư bản chủ nghĩa sẽ có nghĩa là lãi suất thấp hơn, tiềm năng tăng trưởng lớn hơn cho khu vực tư nhân và sự nở rộ của một xã hội tiêu dùng phát triển hơn.

Bà Cai Xia (1952-), một nhà bất đồng chính kiến ​​người TQ và là cựu giáo sư chính trị tại Trường Đảng Trung ương (CPS), thậm chí còn mạnh dạn hơn khi chỉ trích sự thục lùi của những cải cách. Bà gọi ĐCSTQ là “thây ma chính trị” và thậm chí đề xuất rằng nên thay thế ông Tập như một bước đầu tiên để cứu đảng khỏi sự tự huỷ. Bà lặp lại tuyên bố trước đó của cựu Thủ tướng Ôn “Nếu cải cách chính trị không tiến triển thì cải cách kinh tế không thể đạt được tiến bộ nào”.

Bà Cai kêu gọi cải tổ các cuộc bầu cử, mở rộng tự do ngôn luận và tăng cường sự giám sát của truyền thông lên bộ máy đảng-nhà nước. Nhưng, những chỉ trích của bà đã làm đảng phẫn nộ, bà bị tước quyền đảng viên vào tháng 8/2020. Bà Cai hiện đang sống lưu vong tại Mỹ.

Kết luận

Khi đảng chuẩn bị kỷ niệm 100 năm thành lập, nhà lãnh đạo tối cao Tập tuyên bố rằng, TQ đã bước vào “giai đoạn mới của chủ nghĩa xã hội mang đặc tính TQ”. Bộ máy tuyên truyền chỉ ra rằng Tư tưởng Tập Cận Bình sẽ là tinh thần chỉ đạo trong các vấn đề từ tài chính, phúc lợi xã hội đến chính sách đối ngoại và quân sự. Theo ông Tập, “con đường Trung Quốc” thích hợp hơn là “mô hình phương Tây” cho sự phát triển trong tương lai của thế giới, và ông cũng đã đưa ra tầm nhìn quốc tế về một “cộng đồng có vận mệnh chung cho nhân loại” được dẫn dắt bởi sự lãnh đạo chủ yếu của TQ trong  cộng đồng toàn cầu.

Mặc dù nhiều người đã viết về “mô hình Trung Quốc” mà cơ bản nó bao gồm chủ nghĩa độc tài cứng rắn, bộ máy nhà nước-công an trị, sự kiểm soát của đảng-nhà nước lên hầu hết nền kinh tế, và chủ nghĩa dân tộc cực đoan công khai. Đặc biệt, chính quyền Tập đã dựa vào sự thao túng lịch sử để củng cố tính chính danh của đảng. Lễ kỷ niệm một trăm năm có ý nghĩa quan trọng đối với giới lãnh đạo ĐCSTQ, các phương tiện truyền thông đã nhấn mạnh cách TQ thành công trong việc chống lại các chủ nghĩa đế quốc cũ và mới — bao gồm cả các cường quốc phương Tây do Mỹ lãnh đạo kể từ Thế chiến II — và đồng thời cho thấy “sự phục hưng vĩ đại của dân tộc TQ”.

Những sai lầm tồi tệ bao gồm Ba năm chết đói của Mao, thảm sát Thiên An Môn ngày 4/6/1989 của Đặng, hệ thống giám sát và đàn áp bằng kỹ thuật số của Tập – những điều xảy ra ở Tân Cương dẫn đến cái mà ngày càng nhiều nước phương Tây gọi là tội ác chống lại loài người và diệt chủng – là các chủ đề mà hiếm khi được các phương tiện truyền thông nhà nước, với sự kiểm duyệt gắt gao, đề cập đến.

Trong những năm qua, Chủ tịch Tập đã đề cao nhu cầu ổn định chính trị và an ninh quốc gia để tránh các sự kiện bất ngờ (black swan). Sự siết chặt của ĐCSTQ đối với xã hội dân sự – thể hiện qua việc gần đây tăng án tù ngay cả đối với những người bình luận trên Internet – việc gia tăng đàn áp này nó phản bội lại nỗi sợ hãi dữ dội của giới lãnh đạo đảng cho rằng nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và sức mạnh quân sự toàn cầu đang phát triển nhanh không thể chỉ dựa vào vũ lực đối với các công dân để họ phục tùng.

Nhưng không có gì cho thấy ông Tập và các cố vấn của ông sẽ xem xét lời khuyên đầy ý nghĩa của các cán bộ và trí thức theo khuynh hướng tự do kể từ khi thành lập ĐCSTQ, rằng con đường phía trước cần phải bao hàm các giá trị quốc tế đích thực.