VN & CƠ HỘI TRỞ THÀNH TRUNG TÂM SẢN XUẤT CỦA KHU VỰC
Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam Giorgio Aliberti.
EVFTA và EVIPA mang đến cho Việt Nam
03/06/2020 16:08
EVFTA và EVIPA đại diện cho một cơ hội vô cùng to lớn dành cho tăng trưởng đối với cả thương mại và đầu tư, cũng như gia tăng phúc lợi cho xã hội. Việt Nam sẽ có thể hưởng lợi một cách đầy đủ khi các Hiệp định này đi vào hiệu lực.
Nhân dịp Quốc hội Việt Nam sẽ có phiên bỏ phiếu trong quá trình phê chuẩn Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ Đầu tư (EVIPA), Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam Giorgio Aliberti có bài viết về những nội dung liên quan đến việc thu hút đầu tư của doanh nghiệp châu Âu vào Việt Nam, cũng như những chính sách nào Việt Nam nên sửa đổi hoặc bổ sung để nắm bắt các cơ hội đầu tư và thương mại từ thị trường EU. TG&VN xin giới thiệu toàn văn bài viết.
Cơ hội để tổ chức lại quan hệ thương mại và đầu tư
Việc Quốc hội Việt Nam thông qua EVFTA và EVIPA là một thành quả lịch sử. Điều này cho thấy một bước tiến vượt bậc trong quan hệ giữa EU và Việt Nam, đồng thời cũng là một cách thể hiện phù hợp nhất nhân dịp kỷ niệm 30 năm quan hệ ngoại giao. Những nền tảng mới này đem lại một cơ sở tốt cho việc mở rộng các cơ hội đầu tư và thương mại.
Sự mở rộng thương mại và tăng trưởng đầu tư có những mối tương tác qua lại phức tạp. Cho tới nay trong ASEAN, Việt Nam là nước xuất khẩu hàng hóa lớn nhất sang EU và gần gấp đôi so với nước xuất khẩu lớn thứ hai - đó là Singapore. Đáng tiếc là lại có sự mất cân bằng thương mại đáng kể, so với Singapore, Việt Nam chỉ mua một lượng hàng hóa bằng một phần ba từ EU - dẫn đến sự thâm hụt thương mại lớn.
Về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), EU là nhà đầu tư lớn nhất trong ASEAN, đứng trên Nhật Bản và Trung Quốc. Tuy nhiên, EU lại chỉ là đối tác FDI lớn thứ năm của Việt Nam. Đây có phải là một dấu hiệu cho thấy vẫn có không gian cho sự tăng trưởng FDI từ các công ty EU vào Việt Nam và điều này có ý nghĩa gì đối với thương mại?
Khi đi vào hiệu lực, EVFTA sẽ mang lại những tác động tích cực ngay lập tức cho các doanh nghiệp ở cả Việt Nam và châu Âu. Kể từ ngày đầu tiên có hiệu lực, việc cắt giảm thuế quan sẽ áp dụng cho 65% hàng xuất khẩu của EU sang Việt Nam và 71% hàng nhập khẩu của EU từ Việt Nam, với một lộ trình hướng tới việc từng bước xóa bỏ thuế quan là 10 năm. Việc loại bỏ thuế quan song phương và thuế xuất khẩu, cùng với việc giảm các hàng rào phi thuế (NTBs) có ảnh hưởng đến việc trao đổi hàng hóa và dịch vụ xuyên biên giới được dự kiến sẽ thúc đẩy thương mại song phương một cách đáng kể. Việc mở cửa thị trường mua sắm công cũng mang lại thêm những cơ hội thương mại mới và quan trọng đối với EU.
EVFTA và EVIPA đại diện cho một cơ hội vô cùng to lớn dành cho tăng trưởng đối với cả thương mại và đầu tư, cũng như gia tăng phúc lợi cho xã hội. Việt Nam sẽ có thể hưởng lợi một cách đầy đủ khi các Hiệp định này đi vào hiệu lực.
Nhân dịp Quốc hội Việt Nam sẽ có phiên bỏ phiếu trong quá trình phê chuẩn Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ Đầu tư (EVIPA), Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam Giorgio Aliberti có bài viết về những nội dung liên quan đến việc thu hút đầu tư của doanh nghiệp châu Âu vào Việt Nam, cũng như những chính sách nào Việt Nam nên sửa đổi hoặc bổ sung để nắm bắt các cơ hội đầu tư và thương mại từ thị trường EU. TG&VN xin giới thiệu toàn văn bài viết.
Cơ hội để tổ chức lại quan hệ thương mại và đầu tư
Việc Quốc hội Việt Nam thông qua EVFTA và EVIPA là một thành quả lịch sử. Điều này cho thấy một bước tiến vượt bậc trong quan hệ giữa EU và Việt Nam, đồng thời cũng là một cách thể hiện phù hợp nhất nhân dịp kỷ niệm 30 năm quan hệ ngoại giao. Những nền tảng mới này đem lại một cơ sở tốt cho việc mở rộng các cơ hội đầu tư và thương mại.
Sự mở rộng thương mại và tăng trưởng đầu tư có những mối tương tác qua lại phức tạp. Cho tới nay trong ASEAN, Việt Nam là nước xuất khẩu hàng hóa lớn nhất sang EU và gần gấp đôi so với nước xuất khẩu lớn thứ hai - đó là Singapore. Đáng tiếc là lại có sự mất cân bằng thương mại đáng kể, so với Singapore, Việt Nam chỉ mua một lượng hàng hóa bằng một phần ba từ EU - dẫn đến sự thâm hụt thương mại lớn.
Về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), EU là nhà đầu tư lớn nhất trong ASEAN, đứng trên Nhật Bản và Trung Quốc. Tuy nhiên, EU lại chỉ là đối tác FDI lớn thứ năm của Việt Nam. Đây có phải là một dấu hiệu cho thấy vẫn có không gian cho sự tăng trưởng FDI từ các công ty EU vào Việt Nam và điều này có ý nghĩa gì đối với thương mại?
Khi đi vào hiệu lực, EVFTA sẽ mang lại những tác động tích cực ngay lập tức cho các doanh nghiệp ở cả Việt Nam và châu Âu. Kể từ ngày đầu tiên có hiệu lực, việc cắt giảm thuế quan sẽ áp dụng cho 65% hàng xuất khẩu của EU sang Việt Nam và 71% hàng nhập khẩu của EU từ Việt Nam, với một lộ trình hướng tới việc từng bước xóa bỏ thuế quan là 10 năm. Việc loại bỏ thuế quan song phương và thuế xuất khẩu, cùng với việc giảm các hàng rào phi thuế (NTBs) có ảnh hưởng đến việc trao đổi hàng hóa và dịch vụ xuyên biên giới được dự kiến sẽ thúc đẩy thương mại song phương một cách đáng kể. Việc mở cửa thị trường mua sắm công cũng mang lại thêm những cơ hội thương mại mới và quan trọng đối với EU.
Xuất khẩu của Việt Nam sang EU dự kiến sẽ tăng 15 tỷ Euro. Trong khi, xuất khẩu của EU dự kiến sẽ chỉ tăng bằng một nửa con số này. Tuy nhiên, những con số này không thể hiện được hết nhiều lợi ích mang tính động sẽ mang lại cho các nền kinh tế và xã hội của cả hai phía. Về những lợi ích động, FDI sẽ là một chất xúc tác hết sức quan trọng. Nhưng câu hỏi chính được đặt ra là: Làm thế nào để có được nhiều sự trao đổi thương mại với EU hơn nhằm có thêm nhiều đầu tư hơn từ EU? Câu trả lời là cho phép và tạo thuận lợi cho nhiều hơn nữa hàng xuất khẩu của EU sang Việt Nam ngay từ giai đoạn đầu.
Việc tinh giản các quy định áp dụng đối với các lĩnh vực kinh doanh có tiềm năng rất lớn trong việc kích hoạt những lợi ích động này. Trong nhiều nghiên cứu nội bộ tại EU thì chính các quy định đúng đắn, dựa trên các tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế sẽ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp và thu hút các doanh nghiệp quốc tế, qua đó mang lại lợi ích cao hơn nhiều so với lợi ích trước mắt từ việc giảm thuế. Đây không phải là việc bãi bỏ các chính sách quan trọng của chính phủ, vấn đề là có nhiều cách để làm cho các quy định trở nên thông minh hơn. Các quy định tốt hơn của Việt Nam cũng sẽ cải thiện năng lực cạnh tranh của các công ty Việt Nam hoạt động bên ngoài Việt Nam và đang mở rộng sang EU.
Một thực tế được biết tới rộng rãi đó là FDI thường theo sau quan hệ thương mại mạnh mẽ. Ở chiều ngược lại, nhiều vốn FDI hơn lại có khả năng làm gia tăng tiềm năng thương mại giữa các đối tác. Trên tiến trình đáng được khen ngợi của mình để trở thành một quốc gia có mức thu nhập trung bình, Việt Nam hiện nhận ra rằng, nếu không có thêm nguồn vốn FDI thì tiềm năng trở thành một trung tâm khu vực và một phần trong chuỗi giá trị toàn cầu có thể bị hạn chế. Như đã được minh chứng rõ ràng trong đại dịch này, nhiều công ty Việt Nam phải chịu sự phụ thuộc nặng nề vào một số lượng rất hạn chế các quốc gia.
Với EVFTA và EVIPA, những sự gián đoạn ngày hôm nay cũng có thể là cơ hội để tổ chức lại các quan hệ thương mại và đầu tư của Việt Nam. Các doanh nghiệp Việt Nam có thể sẽ muốn xem xét liệu họ có khả năng đa dạng hóa các chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất của mình và sự hội nhập của họ vào các chuỗi giá trị hay không. Nếu Việt Nam đa dạng hóa nhiều hơn, Việt Nam sẽ trở nên ít bị tổn thương hơn trước các cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu trong tương lai.
.
Thay đổi để đón nhận cơ hội
Để thúc đẩy mối quan tâm của EU trong đầu tư, Việt Nam cần tạo thuận lợi cho trao đổi thương mại ô tô, dược phẩm, máy móc, thiết bị điện tử. Chỉ khi đó, các vị Tổng giám đốc (CEO) tại EU mới nhận thấy đầy đủ tiềm năng của Việt Nam.
Việt Nam sẽ phải thay đổi chính sách cố hữu về định hướng ngành: chỉ thu hút đầu tư vào một số lĩnh vực này mà không phải trong các lĩnh vực khác. Sự đầu tư bị quản lý này chưa bao giờ phát huy hiệu quả ở bất kỳ quốc gia nào.
Nếu có sự gia tăng hoạt động thương mại của EU vào Việt Nam thì EVFTA có khả năng sẽ kích hoạt một làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài mới từ EU vào Việt Nam. Đầu tư từ EU có chất lượng hàng đầu. Các công ty châu Âu mang các kỹ năng cao, kinh nghiệm tốt nhất về tổ chức và các công nghệ hàng đầu thế giới đến Việt Nam. Đầu tư trực tiếp nước ngoài của châu Âu đi kèm với các tiêu chuẩn cao về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong việc bảo vệ và đào tạo công nhân và nhân viên, cũng như việc tôn trọng và bảo vệ môi trường. Những tác động lan tỏa này rất cần thiết cho các nền kinh tế như Việt Nam nhằm tránh bẫy thu nhập trung bình. Nó cho phép Việt Nam thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo ra việc làm tốt hơn, đồng thời đảm bảo sự phát triển bền vững.
Cả hai Hiệp định đều mang đến cho Việt Nam cơ hội trở thành một trung tâm sản xuất của khu vực. So với các nền kinh tế tương đồng trong khu vực, Việt Nam có lợi thế của người đi trước đó là có từ 7-10 năm vàng với đặc quyền tiếp cận vào thị trường EU. Chỉ có Singapore, nước đã ký kết và phê chuẩn FTA trước Việt Nam, ở vào vị trí thuận lợi tương tự.
Với nền tảng của các thỏa thuận kinh tế mới với EU, sự lựa chọn các đối tác châu Âu mới sẽ là điều hiển nhiên và là cơ hội mở cho các nhà sản xuất Việt Nam. Điều này mang lại thêm các cơ hội và tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp khởi nghiệp địa phương và các doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển thành các công ty toàn cầu.
Nếu xem xét kỹ hơn các đặc điểm về tính bổ sung lẫn nhau của hai nền kinh tế của chúng ta thì sự phụ thuộc lẫn nhau lớn hơn lại thực sự là một tình huống đôi bên cùng có lợi. Những hiệu ứng tích cực này tất nhiên sẽ chỉ thành hiện thực nếu những lời hứa và nghĩa vụ trong các thỏa thuận được nhanh chóng đưa vào thực tế. Lợi ích của các hiệp định này sẽ phụ thuộc trực tiếp vào mức độ minh bạch và khả năng đoán định về hành vi của chính phủ trong tiếp xúc với doanh nghiệp. Người kinh doanh và nhà đầu tư rất e rè và luôn có các phương án dịch chuyển. Họ có thể bỏ chạy đến nơi khác nếu môi trường kinh doanh tổng thể ở đây không thuận lợi và ổn định.
Việc thu hút và giữ chân nhiều hơn nữa đầu tư trực tiếp nước ngoài của EU sẽ yêu cầu phải có sự cải cách và tinh giản các quy tắc và thủ tục. Thúc đẩy số hóa và khả năng truy cập từ bên ngoài Việt Nam khi bắt đầu và thực hiện các thủ tục này có thể giúp thu hút nhiều hơn các doanh nghiệp nhỏ và vừa toàn cầu. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa toàn cầu là một nguồn vốn lớn và hiện gần như chưa được khai thác. Thương mại và đầu tư luôn đi đôi với nhau trong một nền kinh tế được toàn cầu hóa với các chuỗi giá trị vươn khắp trên một nửa hành tinh này.
Việc tinh giản các quy định áp dụng đối với các lĩnh vực kinh doanh có tiềm năng rất lớn trong việc kích hoạt những lợi ích động này. Trong nhiều nghiên cứu nội bộ tại EU thì chính các quy định đúng đắn, dựa trên các tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế sẽ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp và thu hút các doanh nghiệp quốc tế, qua đó mang lại lợi ích cao hơn nhiều so với lợi ích trước mắt từ việc giảm thuế. Đây không phải là việc bãi bỏ các chính sách quan trọng của chính phủ, vấn đề là có nhiều cách để làm cho các quy định trở nên thông minh hơn. Các quy định tốt hơn của Việt Nam cũng sẽ cải thiện năng lực cạnh tranh của các công ty Việt Nam hoạt động bên ngoài Việt Nam và đang mở rộng sang EU.
Một thực tế được biết tới rộng rãi đó là FDI thường theo sau quan hệ thương mại mạnh mẽ. Ở chiều ngược lại, nhiều vốn FDI hơn lại có khả năng làm gia tăng tiềm năng thương mại giữa các đối tác. Trên tiến trình đáng được khen ngợi của mình để trở thành một quốc gia có mức thu nhập trung bình, Việt Nam hiện nhận ra rằng, nếu không có thêm nguồn vốn FDI thì tiềm năng trở thành một trung tâm khu vực và một phần trong chuỗi giá trị toàn cầu có thể bị hạn chế. Như đã được minh chứng rõ ràng trong đại dịch này, nhiều công ty Việt Nam phải chịu sự phụ thuộc nặng nề vào một số lượng rất hạn chế các quốc gia.
Với EVFTA và EVIPA, những sự gián đoạn ngày hôm nay cũng có thể là cơ hội để tổ chức lại các quan hệ thương mại và đầu tư của Việt Nam. Các doanh nghiệp Việt Nam có thể sẽ muốn xem xét liệu họ có khả năng đa dạng hóa các chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất của mình và sự hội nhập của họ vào các chuỗi giá trị hay không. Nếu Việt Nam đa dạng hóa nhiều hơn, Việt Nam sẽ trở nên ít bị tổn thương hơn trước các cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu trong tương lai.
.
Việt Nam sẽ có thể hưởng lợi một cách đầy đủ khi Hiệp định EVFTA và EVIPA
đi vào hiệu lực. (Nguồn: Reuters)
Thay đổi để đón nhận cơ hội
Để thúc đẩy mối quan tâm của EU trong đầu tư, Việt Nam cần tạo thuận lợi cho trao đổi thương mại ô tô, dược phẩm, máy móc, thiết bị điện tử. Chỉ khi đó, các vị Tổng giám đốc (CEO) tại EU mới nhận thấy đầy đủ tiềm năng của Việt Nam.
Việt Nam sẽ phải thay đổi chính sách cố hữu về định hướng ngành: chỉ thu hút đầu tư vào một số lĩnh vực này mà không phải trong các lĩnh vực khác. Sự đầu tư bị quản lý này chưa bao giờ phát huy hiệu quả ở bất kỳ quốc gia nào.
Nếu có sự gia tăng hoạt động thương mại của EU vào Việt Nam thì EVFTA có khả năng sẽ kích hoạt một làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài mới từ EU vào Việt Nam. Đầu tư từ EU có chất lượng hàng đầu. Các công ty châu Âu mang các kỹ năng cao, kinh nghiệm tốt nhất về tổ chức và các công nghệ hàng đầu thế giới đến Việt Nam. Đầu tư trực tiếp nước ngoài của châu Âu đi kèm với các tiêu chuẩn cao về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong việc bảo vệ và đào tạo công nhân và nhân viên, cũng như việc tôn trọng và bảo vệ môi trường. Những tác động lan tỏa này rất cần thiết cho các nền kinh tế như Việt Nam nhằm tránh bẫy thu nhập trung bình. Nó cho phép Việt Nam thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo ra việc làm tốt hơn, đồng thời đảm bảo sự phát triển bền vững.
Cả hai Hiệp định đều mang đến cho Việt Nam cơ hội trở thành một trung tâm sản xuất của khu vực. So với các nền kinh tế tương đồng trong khu vực, Việt Nam có lợi thế của người đi trước đó là có từ 7-10 năm vàng với đặc quyền tiếp cận vào thị trường EU. Chỉ có Singapore, nước đã ký kết và phê chuẩn FTA trước Việt Nam, ở vào vị trí thuận lợi tương tự.
Với nền tảng của các thỏa thuận kinh tế mới với EU, sự lựa chọn các đối tác châu Âu mới sẽ là điều hiển nhiên và là cơ hội mở cho các nhà sản xuất Việt Nam. Điều này mang lại thêm các cơ hội và tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp khởi nghiệp địa phương và các doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển thành các công ty toàn cầu.
Nếu xem xét kỹ hơn các đặc điểm về tính bổ sung lẫn nhau của hai nền kinh tế của chúng ta thì sự phụ thuộc lẫn nhau lớn hơn lại thực sự là một tình huống đôi bên cùng có lợi. Những hiệu ứng tích cực này tất nhiên sẽ chỉ thành hiện thực nếu những lời hứa và nghĩa vụ trong các thỏa thuận được nhanh chóng đưa vào thực tế. Lợi ích của các hiệp định này sẽ phụ thuộc trực tiếp vào mức độ minh bạch và khả năng đoán định về hành vi của chính phủ trong tiếp xúc với doanh nghiệp. Người kinh doanh và nhà đầu tư rất e rè và luôn có các phương án dịch chuyển. Họ có thể bỏ chạy đến nơi khác nếu môi trường kinh doanh tổng thể ở đây không thuận lợi và ổn định.
Việc thu hút và giữ chân nhiều hơn nữa đầu tư trực tiếp nước ngoài của EU sẽ yêu cầu phải có sự cải cách và tinh giản các quy tắc và thủ tục. Thúc đẩy số hóa và khả năng truy cập từ bên ngoài Việt Nam khi bắt đầu và thực hiện các thủ tục này có thể giúp thu hút nhiều hơn các doanh nghiệp nhỏ và vừa toàn cầu. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa toàn cầu là một nguồn vốn lớn và hiện gần như chưa được khai thác. Thương mại và đầu tư luôn đi đôi với nhau trong một nền kinh tế được toàn cầu hóa với các chuỗi giá trị vươn khắp trên một nửa hành tinh này.
(theo Phái đoàn EU tại Việt Nam)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét