Bài đăng nổi bật

Nhân sự chủ chốt cấp cao

  Nhân sự chủ chốt cấp cao. BCT đã có phương án chính thức về nhân sự chủ chốt trình trung ương đảng, dự kiến trung ương họp vào ngày 16-18 ...

Thứ Năm, 4 tháng 6, 2020

Đường Cát Linh-Hà Đông: ĐÃ QUÁ MỨC CHỊU ĐỰNG RỒI !

Đường Cát Linh-Hà Đông: ĐÃ QUÁ MỨC CHỊU ĐỰNG RỒI !

Đường sắt Cát Linh - Hà Đông đã nhiều lần chậm tiến độ - Ảnh:Nam Trần

'Quá mức kiên trì' 

Tuổi trẻ
03/06/2020 09:29 GMT+7

TTO - "Chúng tôi đã chờ đợi và bây giờ đã chờ đợi quá mức kiên trì rồi" - Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng nói với ông Đường Hồng, giám đốc dự án, tại cuộc thị sát ngày 1-10-2019.

Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông: đòi ứng thêm 50 triệu USD và chưa biết khi nào xong! Dòng thông tin này xuất hiện trên trang chủ hầu hết các báo điện tử ngày 1-6, thời điểm nhiều người dân thủ đô Hà Nội chuẩn bị bữa cơm chiều.


Dư luận đã nhiều lần thể hiện sự bức xúc về dự án này, đặc biệt là mỗi khi cơ quan hữu trách cung cấp thông tin về tiến độ và hiện trạng của nó.

Bức xúc đến mệt mỏi, như đang chờ đợi điều gì đó trong vô vọng, bởi không biết bao lần người dân Hà Nội được hứa về thời điểm "về đích" của tuyến đường sắt đô thị hiện đại đầu tiên của thủ đô kể từ thời đổi mới.

Khởi công ngày 10-10-2011, trước đó đã được đàm phán và ký kết với đối tác Trung Quốc từ khá lâu, dự án này đã trải qua 4 đời bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, năm 2019 bộ trưởng đương nhiệm còn khẳng định "đã hoàn thành trên 99%", nhưng đến thời điểm này nó vẫn đang thách thức thời gian và sự kiên trì của công chúng.

Chỉ có hơn 13km, tổng mức đầu tư ban đầu hơn 550 triệu USD (phần lớn vay ODA của Trung Quốc), rồi điều chỉnh tổng mức đầu tư lên 868 triệu USD. 10 năm xây dựng, kể từ thời điểm ký kết thì đã 12 năm, tiền vay phải trả lãi, đội vốn lại phải vay thêm...

Chậm tiến độ, đội vốn, làm tổn hại niềm tin của công chúng, dự án Cát Linh - Hà Đông quả thật đã khiến người ta không khỏi ngao ngán và thất vọng.

Còn nhớ, tháng 6-2019, trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể cho rằng một trong những nguyên nhân gây chậm trễ là do tổng thầu chưa phải là đơn vị chuyên nghiệp, không có đầy đủ kinh nghiệm trong triển khai thực hiện dự án tổng thể. 


"Chúng tôi đã chờ đợi và bây giờ đã chờ đợi quá mức kiên trì rồi" - Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng nói với ông Đường Hồng, giám đốc dự án, tại cuộc thị sát ngày 1-10-2019.

Ông Đường Hồng phân bua rằng Cát Linh - Hà Đông là dự án đầu tiên thực hiện ở Việt Nam nên các thủ tục trong quá trình thực hiện còn nhiều vướng mắc do nhiều cái mới mẻ, các bên chưa có kinh nghiệm.

Tại thời điểm này, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể bày tỏ: "Các bên phối hợp để cố gắng trong 1 - 1,5 tháng nữa có thể vận hành thương mại từng phần".

Nhưng bây giờ thì chưa biết đến bao giờ người dân thủ đô có thể ngồi trên các chuyến tàu Cát Linh - Hà Đông.

Có lẽ, cần một cuộc hội thảo lớn để phân tích mọi khía cạnh của dự án này, từ việc đàm phán, chọn đối tác để ký kết vay vốn ODA, chọn nhà thầu, chọn công nghệ, triển khai thực hiện, trách nhiệm của các chủ thể có liên quan và đặc biệt là những bài học rút ra từ dự án. Hà Nội, TP.HCM và các đô thị lớn còn phải xây dựng nhiều tuyến đường sắt đô thị nữa.

Việt Nam vẫn phải vay tiền nước ngoài để xây dựng kết cấu hạ tầng. Và vì vậy, việc rút ra bài học đau xót từ dự án này sẽ rất bổ ích cho các dự án khác.

Lê Kiên 

12 nhận xét :

  1. Ý kiến của tôi là tư vấn Pháp đã đưa nhiều khuyến cáo về an toàn dự án cũng như việc Tổng thầu Trung Quốc không thể cung cấp đủ hồ sơ dự án (muốn đủ phải làm giả) thì lúc này Việt Nam phải xác định có cố gắng hoàn thành dự án bằng mọi giá (dự kiến có thể tai nạn sẽ xảy ra) không? Còn làm theo tiêu chuẩn quốc tế tôi nghĩ sẽ không khả thi (cần thiết hỏi thẳng tư vấn Pháp …). Và nếu tư vấn Pháp không thể đưa ra ý kiến công trình đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế và Việt Nam lại theo nó thì đúng duy nhất chỉ có phá đi làm lại! Tất nhiên song song phải tìm cách đòi Tổng thầu đền bù và lôi bọn tội phạm nhận tiền „lại quả“ chắc chắn rất nhiều tiền cho ma ăn cỗ nên cứ công trình nào Trung Quốc muốn là y như sẽ thắng ở Việt Nam!
    Trả lời
  2. Tổng thầu TQ viện cớ ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nên kế hoạch vận hành thử bị thay đổi, rồi lại lấy cớ khó khăn về nguồn vốn rồi đề nghị thanh toán trong khi dự án vẫn chưa hoàn thành cho thấy họ đòi hỏi vô độ và khôn quá.
    Lấy gì đảm bảo dự án sẽ đi vào vận hành sau khi chủ đầu tư thanh toán hết phần còn lại của hợp đồng cho Tổng thầu?
    Đến bây giờ, chúng ta vẫn chưa biết Tổng thầu chịu trách nhiệm như thế nào khi dự án xảy ra hàng loạt vấn đề về đội vốn, chậm tiến độ, chây ỳ, kiểm định chất lượng, bàn giao dự án không đúng hạn...Và về phía VN thì ai sẽ chịu trách nhiệm về các lỗi của tổng thầu TQ.
    Trả lời
  3. "Chúng tôi đã chờ đợi và bây giờ đã chờ đợi quá mức kiên trì rồi" - Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng nói với ông Đường Hồng, giám đốc dự án, tại cuộc thị sát ngày 1-10-2019.
    Kể ra ông TĐ Dũng cũng kiên trì thật, sau khi nói xong câu này, ông không có một biện pháp nào cả đối với TQ, rồi ông ngồi chờ cho đến hôm nay đã là hơn 6 tháng rồi. Chắc là ông nói cho vui thôi chứ chẳng dám có biện pháp mạnh với nhà thầu TQ, vì đã mắc quai với tụi Tàu rồi!
    Trả lời
  4. Các cụ ngày xưa có câu: “tự tay bóp dái đừng kêu đau!” Ngu thì thì phải chịu thôi
    Trả lời
    Trả lời
    1. Dân đen là ĐAU NHẤT !!! .
  5. Hèn hạ, khiếp nhược trước quân thù. Tiên sư đám rước voi về giày mả tổ.
    Trả lời
  6. Chúng nó định ăn thêm 50 triệu USD cho đủ 90% kinh phí, thế là quá đủ cho chúng rồi, sau đó thì tụi Tàu sẽ bỏ của (10% còn lại là tiền bảo hành) chạy lấy người. Để mặc cái dự án này cho VN tự giải quyết.
    Chắc chắn chúng sẽ làm như vậy vì đã nắm được thóp VN rồi, ông nào cũng ăn lại quả dày rồi nên tất cả sẽ im như thóc, không dám hó hé!
    Trả lời
  7. Từ năm 1902 đến năm 1936, trong 34 năm Pháp đã xây cho Việt Nam 6 tuyến đường sắt, dài tổng cộng 2500 Km, trong đó tuyến dài nhất là Hà Nội – Sài gòn 1700 km. Tính trung bình mỗi năm, Pháp xây được 73,5 km, tổng cộng có trên 100 hầm xuyên qua núi. Tất cả đều được thi công bằng công nghệ 1.0 thời đó, chủ yếu là thủ công.
    Thế mà CSVN cứ chửi là bọn thực dân Pháp làm đường sắt để khai thác tài nguyên Việt Nam, bòn rút của cải và sức lao động của người Việt. CSVN không biết rằng nếu không có người Pháp thì không biết đến khi nào VN sẽ có đường sắt cho đến ngày nay.
    Hay là không cần bọn thực dân Pháp, nhờ các đồng chí TQ sang làm đường sắt cho VN như kiểu tuyến Cát Linh - Hà Đông, 13 km làm không xong trong 10 năm, trung bình mỗi năm chưa được 1,3 km lại không có cái hầm xuyên núi nào, lại làm bằng công nghệ năm 2020?
    Cách đây trên 100 năm mà người Pháp, với kỹ thuật của thế kỷ 19 đã làm được 73,5 km đường sắt/năm + các đường hầm xuyên núi. Thế mà ở đầu thế kỷ 21 này, TQ XHCN vĩ đại 4 tốt của CSVN làm chỉ được 1,3km mà cũng chưa xong? Thử hỏi CSVN còn có chửi thực dân Pháp nữa không???
    Trả lời
    Trả lời
    1. Bổ sung thêm: Người Pháp làm đường sắt cho Việt Nam với kinh phí toàn bộ của Pháp, kể cả cái đinh đóng tà vẹt cũng đưa từ Pháp sang, Việt Nam không mất đồng nào. Thế mà người Pháp chỉ sử dụng được có 9 năm (1936 - 1945), sau đó bị Việt Minh kéo vào cuộc chiến và không thu lời gì được từ toàn bộ 2500 km đường sắt này.
  8. Việt Gian Nguyễn Văn Thể nói “Tôi lấy tư cách bộ trưởng để khẳng định rằng nhà thầu Trung Quốc có khả năng làm đường cao tốc Bắc Nam tốt, nhanh và rẻ hơn Nhật và Mỹ”. Hết ý!!
    Trả lời
  9. THÔNG TIN CẦN BIẾT: ông Vũ Hồng Phương, Phó giám đốc Ban Quản lý dự án Đường sắt (Bộ GTVT) là giám đốc dự án đường sắt Cát Linh Hà đông. Ông Vũ Hồng Phương sinh năm 1973, có trình độ Thạc sĩ Quản trị kinh doanh. Trước khi về công tác ở PMU Đường sắt ba năm nay, ông Phương từng là Tổng Giám đốc, sau đó là Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty xây dựng Thăng Long.
    Trước đó là ông Lê Kim Thành, Giám đốc PMU Đường sắt làm giám đốc dự án đường sắt Cát Linh Hà đông, rời đơn vị này vào ngày 30/6/2017 để giữ cương vị mới Cục trưởng Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông (Bộ GTVT). PMU Đường sắt là đơn vị quản lí số vốn hàng chục nghìn tỷ đồng, trong đó có nhiều dự án vốn ODA. Điển hình như dự án đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông.
    Trả lời
  10. THÔNG TIN CẦN BIẾT: Tổng thầu Trung Quốc tại dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông, Công ty HH tập đoàn Cục 6 Đường sắt Trung Quốc (CRSG), trực thuộc nhà nước có số vốn đăng ký 210 triệu USD, trụ sở tại Bắc Kinh. Doanh nghiệp này hiện có 11 công ty con và 5 công ty chi nhánh khác với quy mô 15.000 nhân viên.
    Với số vốn đăng ký 210 triệu USD mà làm dự án Cát Linh Hà Đông nâng giá lên 980 triệu USD là quá hớp rồi, hèn chi mà làm không nổi cứ đòi thêm tiền và kéo dài!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét