NHỚ GIÁO SƯ NGÔ ĐỨC THỊNH
Sen Hoa
Giáo sư - Tiến sĩ NGÔ ĐỨC THỊNH, sinh năm 1944, Quê quán: Xã Hải Phúc, huyện Hải Hậu, Nam Định. Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa Dân gian (Nay là Viện Nghiên cứu Văn hóa), Nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Văn hóa Dân gian, Phó Chủ tịch Hội đồng Folklore châu Á.Giới Dân tộc học và nghiên cứu văn hóa Việt Nam lại vừa phải nói lời vinh biệt một nhà nghiên cứu gạo cội của mình: GS Ngô Đức Thịnh đã rũ bỏ bụi trần ở thế giới này để phiêu du về một miền xa lắm! Nếu cho rằng những người trong học giới sinh ra trong các thập kỷ 20-30 của thế kỷ trước thuộc về thế hệ đắp móng xây nền cho ngôi nhà dân tộc học của chế độ mới thì những người sinh ra trong các thập niên 40-50 như các anh có thể được xem là người tiếp nối tạo dựng nên các căn phòng của ngôi nhà ấy. Nhớ về Ngô Đức Thịnh, tôi nhớ về một con người có đức tính điềm đạm trong giao tiếp nhưng xông pha trong công việc. Câu chuyện dưới đây tôi ghi chép lại nội dung buổi nói chuyện với anh từ hồi 2007 như một cách để tưởng nhớ về một nhà dân tộc học đi trước. Tôi chỉ biên tập lại đôi chút câu chuyện của anh cho khỏi bị ngắt quang bởi các chi tiết khác xen vào, còn nội dung và lối kể là của anh.
Học giả tiên phong trong nghiên cứu Nông cụ, Trang phục, Hát văn, Lên Đồng và Đạo Mẫu.
Đã từ trần hồi 06h30 ngày 06.06.2020 (tức ngày Rằm tháng Tư nhuận, năm Canh Tý) tại Hà Nội. Hưởng thọ 77 tuổi.
Lễ viếng cử hành từ 9h30 tới 10h45, Thứ Hai, Ngày 8 tháng 6 năm 2020 tại Nhà tang lễ BQP, số 5 Trần Thánh Tông, HN. Lễ truy điệu hồi 10h45 tới 11h45 cùng ngày. Hóa thân về cõi vĩnh hằng tại Đài hóa thân hoàn vũ Văn Điển, Hà Nội.
Để có ngọn nguồn, tôi nói thêm là từ năm 2007 đến 2009, tôi tổ chức các chuyến nghiên cứu thực địa dài ngày tại các nhóm cư dân nói ngôn ngư Môn-Khmer thuộc vùng núi Đông Nam Á, từ Đông Bắc Thái Lan tới Căm Pu Chia, Lào, Việt Nam và Trung Quốc. Tôi cùng với năm sinh viên và cộng tác viên Việt-Thái-Lào bắt đầu đi từ Udon Thani tới Pakse (Lào), rồi ngược lên các tỉnh vùng thượng du nước Lào, sang các làng của người Khmu, người Wa ở Mường La và Jinghong thuộc Vân Nam Trung Quốc. Trong nhóm nghiên cứu của tôi có một người Khmu ở Lào, nhưng được đào tạo từ rất sớm ở Việt Nam. Khi đến tỉnh Udomxay, anh nói với tôi đa đọc một báo cáo về người Khmu ở Lào do một nhà dân tộc học Việt Nam viết từ hồi 1968-1970. Tôi rất ngạc nhiên, và muốn xem báo cáo ấy. Khi đến Vientiane lần sau, anh đưa cho tôi một bản báo cáo đánh máy khoảng 50 trang, giấy đa úa vàng, và mực bị nhòe rất khó đọc. Báo cáo có nhan đề “Người Kưm Mụ ở Lào” do Ngô Đức Thịnh viết. Tôi định chụp copy nhưng nét mờ không đọc được nên thôi. Khi về Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An, tôi nói chuyện tìm thấy một bản báo cáo về người Khmu ở Lào của Ngô Đức Thịnh thì người này nói ở lưu trư của Ban củng có một bản như thế. Tôi yêu cầu tìm và nhờ một sinh viên đánh máy lại bản báo cáo này, định bụng se gửi lại cho anh Ngô Đức Thịnh. Rồi tôi đã gặp anh Thịnh không lâu sau khi về Hà nội. Anh thực sự sửng sốt khi tôi nói tìm thấy một báo cáo dân tộc học về người Khmu ở Lào của anh viết từ tháng 10 năm 1970. Rồi anh nhớ lại:
Tôi tốt nghiệp đại học thì được cử sang Lào nghiên cứu dân tộc học theo yêu cầu của một cơ quan Nhà nước khi ấy đang giúp Lào. Khi còn học đại học thì năm nào chúng tôi cung được các thầy đưa đi nghiên cứu thực địa, môi chuyến vài tuần đến một vài tháng, nhưng chuyến đi này dài nhất, hơn 11 tháng, phải đến gần 1 năm. Hồi ấy Phathet Lào dưới sự lanh đạo của Hoàng thân Suphanuvông thân Việt Nam có nhu cầu khảo sát các văn hóa tộc người và kinh tế, xã hội của các nhóm cư dân phục vụ công tác chính trị. Tôi được đưa vào nhóm khảo sát về các dân tộc, và được giao làm về dân tộc Khơ mú và dân tộc Mông. Vậy là ngay từ năm 1968 đến năm 1972 tôi đi nghiên cứu về các dân tộc ở Lào.
Lào là một quốc gia đa tộc người nhưng ở Lào họ có một cách phân chia cư dân theo truyền thống rất là hay, tức là họ phân chia ra thành 3 nhóm: Lào Lùm là nhóm ở dưới thấp, vùng đồng bằng và thung lũng, và là dân tộc đa số. Nhóm thứ 2 gọi là Lào Thơng. Thơng có nghĩa là ở cao, nhưng không phải là ở cao trên đỉnh. Lào Thơng là nhóm cư dân sống ở khoảng giữa, phần lớn là địa bàn của các tộc người nói tiếng Môn-Khơ me như Khơ mú, La Mét. Nhóm ở trên cao nhất gọi là Lào Sủng, là địa bàn của người Mông.
La Mét là một dân tộc nổi tiếng. Khi đi thực địa, tôi có đọc cuốn sách của một nhà dân tộc học người Thụy Điển viết người La Mét ở Đông Dương. Tôi dường như ngay lập tức chịu ảnh hưởng của ông. Tôi thích cuốn sách đó vì nó cung cấp kinh nghiệm cho người mới vào nghề đi khảo sát thực địa. Vì đây là lần đầu tiên mình đi thực địa với tư cách là một nhà nghiên cứu cho nên cuốn sách đó giúp cho tôi rất là nhiều. Cho đến bây giờ, tôi vân không hiểu tại sao, tôi đã nói với rất nhiều người là nên dịch cuốn sách này ra cho sinh viên mà cũng chưa thấy dịch và công bố cuốn sách cho sinh viên tham khảo. Cuốn sách viết bằng tiếng Anh và tiếng Anh của tôi lúc đó cũng kém thôi, nhưng mà mình cố gắng mình đọc. Khi vừa rời giảng đường đến một cộng đồng người xa lạ thì sinh viên bỡ ngỡ nhất là làm sao đặt ra được những câu hỏi và để người dân cung cấp các thông tin cho họ. Tôi cho rằng cuốn sách về người La Met ở Đông Dương là rất có ích, nó giúp cho những người mới vào nghề như tôi. Tôi lấy thí dụ thế này: Tôi và các sinh viên khác cũng thế, lần đầu tiên đi thực địa, cứ ở địa bàn 3-4 ngày thì đã thấy là không biết hỏi cái gì, dường như những cái mình muốn hỏi thì mình đã hỏi cả rồi. Đến khi về thầy hỏi vấn đề này, vấn đề kia anh có quan tâm hay không thì mình mới vỡ lẽ ra là mình không biết gì cả. Thế thì chính cuốn sách tôi tham khảo giúp gợi ý khi đi xuống thực địa, ví dụ khi muốn nghiên cứu về cái nhà, nghiên cứu về món ăn thì cần phải hỏi về cái gì.
Tôi nhớ lại, công trình đầu tiên của tôi, sau cái luận văn tốt nghiệp, là bản báo cáo về người Kưm Mụ ở Lào mà anh đa tìm thấy. Rất là quý, vì tôi cung chỉ nhớ đa làm bản báo cáo ấy, nhưng trong tay giờ không có, cung không biết tìm đâu ra. Hồi ấy tôi được phân công nghiên cứu về Kưm Mụ và người Mông ở Lào. Phải nói rằng đó là thời kỳ đó rất khó khăn vì chiến tranh ở Lào vân đang còn ác liệt. Chúng tôi đi nghiên cứu cùng với quân đội. Mình không thể đi riêng được, do nước Lào hồi ấy có nhiều lực lượng chống đối, phải đi với bộ đội để người ta có thể bảo vệ cho mình và luôn luôn phải di chuyển nếu không sẽ bị quân phỉ tấn công. Đi với quân đội nên phải luôn luôn phải thay đổi chô ở. Có khi một đêm phải ở 2 nơi, ví dụ đang ngủ ở nhà này nhưng có lệnh phải chuyển sang chỗ khác nếu có tin là điểm đóng quân có thể bị tấn công.
Có một kỷ niệm rất đáng nhớ hồi làm nghiên cứu ở Lào. Đó là trong một lần trên đường tôi đến tỉnh Udomxay, chúng tôi phải ngủ lại qua đêm ở một làng người Lào. Hồi đó ở Lào đi lại không hề dê dàng, không có ô tô, hoàn toàn chỉ có đi bộ. Cứ khoác ba lô trên vai mà đi. Hôm đó chúng tôi gồm 4-5 người nghiên cứu đi cùng với một trung đội vu trang, đến đêm thì vào nghỉ ở một làng người Lào. Trong làng có một ngôi chùa. Sáng mai, khi chúng tôi chuẩn bị rời đi thì mới biết đêm qua làng bị tấn công. Một toán lính rất đông, khoảng gần 100 người, định đánh vào làng để tiêu diệt chúng tôi. Nhưng có một điều đã giúp chúng tôi thoát bị đột kích. Đó là ở Lào người dân theo đạo Phật, thờ Phật. Nhà chùa và sư sai ở trong chùa là trung tâm của làng, rất được mọi người tôn trọng. Khi quân địch đa vào đến tận làng rồi mà chúng tôi không biết gì cả. Bọn này định tiêu diệt chúng tôi, nhưng các nhà sư trong chùa và người dân trong làng đa cương quyết ngăn lại. Tại sao họ lại có thể làm vậy? Điều này liên quan đến một quan niệm Phật giáo của người Lào: Họ không cho phép ai được giết người trong làng. Vì thế, dân làng và các nhà sư đa thuyết phục được đội quân kia bằng cách cho họ biết nếu các anh muốn đánh, muốn giết những người lạ đang nghỉ trong làng thì để ngày mai, khi họ ra khỏi làng thì các anh làm gì cung được, nhưng khi họ còn ở trong nhà chúng tôi thì các anh không được phép làm vậy. Những người dân làng không nói cho chúng tôi biết việc tối qua, cả nhà sư và chủ nhà cũng thế, đến buổi sáng thức dậy họ mới nói cho chúng tôi biết rằng đêm hôm qua có một nhóm, họ vân đang phục kích để khi các anh ra họ sẽ tiêu diệt các anh. Dân làng được lệnh của các vị sư đa dẫn chúng tôi đi theo một con đường khác để ra khỏi làng mà không bị phát hiện. Lần đó chúng tôi thoát chết một cách kỳ lạ, nếu không thì tôi cũng đâu có còn sống để ngồi đây mà nhớ lại. Đấy là một kỷ niệm không thể quên! Nhưng đấy cung là một điểm nhấn về văn hóa. Nhà sư và dân làng họ rất tốt với mình, họ ủng hộ mình thì là di nhiên rồi. Nhưng tôi muốn nói, đó cũng là một nét văn hóa, tức là các nhà sư đa nói là không được giết người trong làng và những gia chủ cho chúng tôi ở nhà của họ thì nói rằng không được giết người trong nhà của họ. Chính phong tục văn hóa đó đã cứu chúng tôi. Mặt khác, nó cung cho thấy rằng tuy kẻ địch tàn ác như vậy nhưng vẫn tôn trọng phong tục tập quán, văn hóa truyền thống. Nhà sư nói không được giết người trong làng là họ không dám làm liều. Từ đây tôi hiểu thêm một nét văn hóa, và tôi cũng biết là nét văn hóa đó cũng có ở nhiềi dân tộc trên thế giới, họ không thể để kẻ khác giết người trong chính ngôi nhà của mình bởi vì họ đã tiếp mình thì họ coi mình là khách thì không thể nào họ để cho mình bị giết và kẻ khác có thể hãm hại mình trong nhà của họ...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét