RSF kêu gọi chính quyền Trump cho phép tự do thông tin về virus corona
Dịch giả: Trúc Lam
23-4-2020
Tổ chức Phóng viên không biên giới (RSF) bị báo động bởi xu hướng lạnh lùng trong việc từ chối tham gia họp báo chí và các biện pháp trả đũa đối với các nhà báo, nhân viên chính phủ và những người tố giác cố gắng đưa tin và lên tiếng về cuộc khủng hoảng COVID-19 ở Hoa Kỳ. Đó là một vấn đề khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng mà các nhà báo tự do đưa tin về đại dịch này và những người có thông tin liên quan đến đại dịch lên tiếng mà không sợ bị trả thù.
Các nhà báo đưa tin về đại dịch COVID-19 tại Hoa Kỳ và các nguồn tin báo chí của họ đã phải đối mặt với việc bị từ chối tham gia và bị trả thù khi đưa tin về virus. Các phóng viên của báo New York Times và ProPublica đã bị buộc tội vào ngày 9 tháng 4, với tội xâm phạm hình sự tại Đại học Liberty, liên quan đến việc đưa tin của họ về quyết định của trường đại học, mở cửa một phần khuôn viên của trường, vào thời điểm mà hầu hết các trường đại học khác đóng cửa vô thời hạn trong nỗ lực chống lại sự lây lan của virus corona.
Các chuyên gia y tế tại các trung tâm y tế trên cả nước đã bị hạn chế nói chuyện một cách tự do với báo chí về điều kiện làm việc của họ, trong đó có một người bị sa thải sau khi nói chuyện với báo Seattle Times về những khiếu nại của anh ấy với bệnh viện và một người khác bị khiển trách sau khi nói chuyện với báo Metro của Anh về việc anh sợ đi làm.
Đầu tháng này, quyền Bộ trưởng Hải quân Thomas Modly đã sa thải ông Brett Crozier, Hạm trưởng tàu sân bay hải quân Hoa Kỳ Theodore Roosevelt, vì đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về sự bùng phát của virus corona trên tàu của mình. Vụ dịch đó đã lây nhiễm gần 600 thủy thủ, trong đó có thuyền trưởng Crozier và giết chết một người lính trên tàu.
Hồi tháng 2, chính quyền Trump đã chỉ đạo Phó Tổng thống Mike Pence kiểm soát tất cả các chuyên gia khoa học và y tế của chính phủ, về việc họ tiếp xúc với báo chí. Đầu tháng 4, Phó Tổng thống Pence đã cấm một thời gian ngắn, không cho các thành viên của đội đặc nhiệm virus corona trong Nhà Trắng xuất hiện trên CNN. Phó Tổng thống, trong một thời gian đã cấm bác sĩ Anthony Fauci, thành viên lực lượng đặc nhiệm, không được trực tiếp nói chuyện với công chúng nếu không có sự chấp thuận của ông ta.
Ngày 2 tháng 4, Viện Knight First Amendment Institute đã kiện Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh (CDC) về việc tiết lộ thông tin, liên quan đến chính sách cho phép chính quyền hạn chế nhân viên CDC nói chuyện công khai hoặc nói với báo chí. Mặc dù có vẻ như một số hạn chế có thể được nới lỏng trong những ngày gần đây, nhưng chính sách của chính quyền về việc cho phép các chuyên gia này nói chuyện với báo chí vẫn chưa được công khai.
Ông Dokhi Fassihian, Giám đốc điều hành của RSF ở Hoa Kỳ nói: “Chính quyền Trump đã nhiều lần chỉ trích chính phủ Trung Quốc về phản ứng của họ đối với virus, nhưng chính quyền đang lấy một trang ra khỏi vở kịch của Trung Quốc, bằng cách bịt miệng các chuyên gia y tế, trừng phạt những người tố giác và nhắm mục tiêu vào các nhà báo vì sự đưa tin quan trọng của họ. Để chính quyền Trump có cơ sở xử lý cuộc khủng hoảng này, trước tiên, họ phải thúc đẩy một môi trường cho phép luồng thông tin tự do và các nhân viên chính phủ lên tiếng”.
Các nhà báo trên toàn quốc cũng đã gặp phải sự từ chối việc tham gia trong quá trình đưa tin của họ. Ở Missouri, Thống đốc Mike Parson đã cấm các phóng viên tham dự các bổi họp báo hàng ngày của ông và phân công các nhân viên của ông lựa chọn các câu hỏi của phóng viên, mà họ phải gửi qua email một giờ trước đó. Ngày 28 tháng 3, một nhà báo ở Florida đã bị từ chối tham gia trong buổi họp báo về COVID-19 của Thống đốc Ron DeSantis sau khi yêu “social distancing” trên mạng xã hội.
Trong khi đó, Nhà Trắng tiếp tục tấn công bằng lời nói đối với các phóng viên trong họp báo hàng ngày về virus corona. Trong buổi họp báo ngày 19 tháng 4, Tổng thống Trump đã tấn công phóng viên Weijia Jiang của đài CBS, nói với cô ấy hãy “hạ giọng” và hãy “tốt và dễ dàng” khi cô ấy hỏi, tại sao chính quyền không làm nhiều hơn để chuẩn bị cho virus.
Hoa Kỳ bị xếp hạng thứ 45 trong số 180 quốc gia về Chỉ số Tự do Báo chí Thế giới năm 2020 của RSF.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét