Bài đăng nổi bật

Nhân sự chủ chốt cấp cao

  Nhân sự chủ chốt cấp cao. BCT đã có phương án chính thức về nhân sự chủ chốt trình trung ương đảng, dự kiến trung ương họp vào ngày 16-18 ...

Chủ Nhật, 26 tháng 4, 2020

Lê Anh Hùng và Hồ Chí Minh: Câu chuyện người xứ Nghệ

Lê Anh Hùng và Hồ Chí Minh: Câu chuyện người xứ Nghệ

Phạm Đình Bá
21-4-2020
Nghệ Tĩnh là vùng đất định cư của tộc Việt với các di chỉ khảo cổ trên bốn ngàn năm (1). Cứ địa nầy đóng vai trò quan trọng trong việc dựng nước và giữ nước. 
Lấy ví dụ, đầu thế kỷ 15, vua Lê Lợi dưỡng quân ở xứ nầy để kháng chiến chống quân Minh xâm lăng và giành lại độc lập cho nước Đại Việt (2). Xứ nầy đầy đủ địa hình núi cao, trung du, đồng bằng và ven biển (3, 4). Dân miền núi sinh sống ở hầu hết các thôn bản, trong các nhà sàn bằng gỗ với nghề nông. Dân trung du thường trồng cây hoặc đốt nương làm rẫy, chăn nuôi, làm sản phẩm và dệt vải. Dân đồng bằng làm nông, do nhiều núi đồi bao quanh nên đất ruộng không nhiều. Nghề biển đã ăn sâu từ bao đời và cứ thế ra khơi bám biển.
Người xứ Nghệ có tính hiếu học, giàu lòng yêu quê hương, kiên cường và dũng cảm chống ngoại xâm (3, 4). Nhà hoạt động xã hội Lê Anh Hùng sinh ra và lớn lên ở đây. Một người điềm đạm, mực thước và hiền lành với bạn bè nhưng cứng rắn với dối trá, anh suy nghĩ và làm văn theo văn hóa Nghệ Tĩnh (5).
Cứ mỗi lần cầm bút là anh nghĩ đến ba đứa con thơ. Người đàn ông 39 tuổi này đã hai lần vào tù, vì viết blog về nhân quyền và nạn hối lộ, và thường sống phấp phỏng khi còn tự do để viết (6). Tuy thế, anh nói, “Tôi biết điều mình lựa chọn là nguy hiểm nhưng tôi chấp nhận trận chiến này.”
Ông Hồ Chí Minh cũng là người xứ Nghệ (7). Trong quá trình hoạt động lâu dài để sáng lập đảng Cộng sản, giành độc lập cho đất nước rồi tạo dựng quyền lực cho đảng, ông từng vào tù ra khám nhiều lần. Ông bị tù ở nhiều nơi và nhiều năm, Hồng Kông, Liên Xô và Trung Quốc (7).
Trong những năm lao tù, ông không bị gán ghép là ông bị bệnh tâm thần. Ông cũng không bị buộc phải uống thuốc dành cho người điên để làm suy giảm tinh thần đấu tranh của ông cho đảng. Chính phủ mà ông tạo dựng, theo ý của ông, là một chính phủ cho dân, vì dân và dân ở đây theo ý ông là dân nghèo, dân đen.
Lê Anh Hùng học trung học ở Nghệ Tĩnh và tốt nghiệp cử nhân kinh tế. Anh rời đại học để bước vào một xã hội với nhiều vấn đề, bao gồm thảm họa môi trường, tham nhũng, dân oan, giặc ngoại xâm, giặc nội xâm và vi phạm nhân quyền (6). Phản ứng của anh trước bất công cũng không khác gì phản ứng của những người đi trước anh. Nhận đình về giá trị và đời sống người dân đưa đẩy anh vào con đường đối kháng với bất công và bạo lực qua ngòi bút mạch lạc với tầm phân tích có chiều sâu (6).
Cảng Sơn Dương, Vũng Áng Hà Tĩnh là thương cảng với hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam và của Lào (8). Thảm họa môi trường Formosa đề cập đến hiện tượng cá chết hàng loạt tại vùng biển Vũng Áng bắt đầu từ ngày 6 tháng 4 năm 2016 và sau đó lan ra vùng biển Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, và Quảng Nam-Đà Nẵng (9). Trong gần 3 tháng, chính phủ che đậy thảm họa môi trường nầy, dù rằng đến cuối tháng 4, hàng tấn cá biển chết dạt vào bờ ở các tỉnh Hà Tĩnh (>10 tấn), Quảng Trị (>30 tấn), và Quảng Bình (>100 tấn). Ngày 30 tháng 6 năm 2016, gần ba tháng sau, chính phủ tổ chức họp báo, công bố nguyên nhân cá chết là do chất thải gây ô nhiễm từ Công ty thép Formosa khi chính phủ cho phép họ dùng một đường ống ngầm để mỗi ngày xả ra biển khoảng 12.000 m3 chất thải.
Trong hơn 1 năm từ khi có thảm họa Formosa, hàng loạt người dân ở Nghệ An, Hà Tĩnh, Hà Nội, Sài Gòn, Đà Nẵng và nhiều thành phố trong cả nước đã xuống đường trong nhiều đợt để đòi hỏi “Cá cần nước sạch, dân cần minh bạch” (9). Các bloggers, thi sĩ, nhạc sĩ, họa sĩ sáng tác về đời sống cư dân các tỉnh bị liên hệ, cũng như lo âu của dân ở nhiều nơi khác. Mặc dù chính phủ đàn áp các cuộc xuống đường và bắt giam một số người lên tiếng về thảm họa môi trường, blogger Lê Anh Hùng và nhiều người khác vẫn lên tiếng liên tục và mạnh mẽ để bảo vệ môi trường (10).
Thực tế phổ biến trong cách lãnh đạo và cách làm việc của đảng và chính phủ của ông Hồ là sự hiện diện thường xuyên của tham nhũng, dối trá và gian lận (11). Nhân viên nhà nước lừa dối dân trong khi cung cấp dịch vụ mà trên luật pháp, dân được quyền nhận các dịch vụ ấy. Đồng nghiệp lừa dối nhau. Các cơ quan cấp dưới gian lận trong nhiệm vụ và ăn chận các quỹ được phân bổ. Tham nhũng đi vào trung tâm của chế độ và có quy mô lớn. Tổ chức Toàn vẹn tài chính toàn cầu ước tính thất thoát ra nước ngoài mỗi năm trung bình khoảng 10,6 tỉ đô la Mỹ liên tục từ 2006 đến 2015, và rất có thể vẫn tiếp tục cho đến nay, 2020 (12). Bất chấp đàn áp từ đảng qua bắt bớ và giam cầm, các bloggers tiếp tục tố cáo nguy cơ làm mất đi cơ hội đầu tư vào các dự án cần thiết cho đất nước khi cán bộ cấp cao tẩu tán tiền hối lộ và gia đình ra nước ngoài (13). Lê Anh Hùng là tiên phong trong mạng lưới bloggers chống tham nhũng và gởi đơn tố cáo các lãnh đạo cao cấp tham nhũng đến Quốc Hội và chính phủ bền bỉ và kiên trì, tổng cọng 136 lần (14).
Quan điểm trong chính phủ về sở hữu tài sản là “đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”. Đất đai thuộc sở hữu bao đời của dân, do lao động nhiều đời của họ, họ có quyền sỡ hữu chính đáng (15). Nhưng quan điểm trong dân gian là có chỗ nào có tài sản thuộc sỡ hữu nhà nước mà không có bọn ăn cắp có thẻ đảng. Xã hội dần dần không có ai đúng ai sai, chỉ có kẻ mạnh người yếu. Kết quả là hơn một triệu dân oan bị cưỡng chế đất đai nhà cửa của họ bởi cán bộ đảng và nhà nước (15).
Các địa danh nổi tiếng về cán bộ cưỡng chế tài sản của dân bao gồm Dương Nội, Thủ Thiêm, Cồn Dầu, Lộc Hưng và Đồng Tâm, cũng như hàng ngàn nơi lớn nhỏ khác (16). Ở Đồng Tâm, thảo luận giữa người dân và chính quyền tiếp tục duy trì từ 2017 đến 2019, nhưng bất ngờ lúc 3 giờ rạng sáng ngày 9 tháng 1 năm 2020, chính quyền tấn công vào làng Đồng Tâm (17). Chính quyền bắt vài chục người và bắn chết cụ Lê Đình Kình, 84 tuổi, cựu Bí thư Đảng uỷ xã Đồng Tâm, người lãnh đạo Tổ Đồng Thuận thay mặt bà con khiếu nại về quyền sử dụng khu đất đang tranh chấp. Chính quyền sau đó cản trở những người hoạt động dân sự độc lập từ Hà Nội muốn tiếp cận với Đồng Tâm để minh bạch thông tin từ Đồng Tâm. Lê Anh Hùng là người tích cực trong việc giúp tiếng nói cho quyền lợi của dân oan (18).
Lịch sử dân tộc phần lớn là về chống xâm lăng từ phương Bắc (19). Từ thế kỷ II trước Công Nguyên cho đến đầu thế kỷ X, Hai Bà Trưng, Lý Bí, Triệu Quang Phục, Khúc Thừa Dụ và Ngô Quyền liên tục đấu tranh giành độc lập trong thời kỳ Bắc thuộc.  Thế kỷ X đến XV chứng kiến những thành công trong các cuộc kháng chiến chống xâm lăng của Lê Hoàn, Lý Thường Kiệt, các vua và tướng lĩnh nhà Trần, và Lê Lợi. Trong lịch sử chống ngoại xâm, cư dân làng xã là thành trì bảo vệ các giá trị văn hóa dân tộc, và ngoài ra, tư tưởng nhân nghĩa (Lê Lợi) và đồng thuận xã hội (Hội nghị Diên Hồng) góp phần vào việc giữ nước, an dân.
Ngày nay, chính phủ chỉ là hư cấu của đảng. Đảng đặt chủ nghĩa Mác-Lê lên trên các giá trị văn hóa dân tộc và dùng đấu tranh gia cấp để phân rã xã hội nhằm bảo tồn quyền lực (20). Đảng không minh bạch về mức phụ thuộc của đảng vào đảng Cộng Sản Trung Quốc. Trong khi đó, đảng Cộng Sản Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình có những yêu sách chủ quyền ở Biển Đông rất lớn, với cái gọi là “đường chín đoạn” bao gồm phần lớn vùng biển nầy (21). Ngược lại, chính phủ Việt Nam thì hầu như là im lặng và không có biểu hiện hay biện pháp nào để ngăn chặn sự xâm lược của Trung Cộng.
Các cuộc biểu tình ôn hòa phản đối Trung Quốc xâm lấn lãnh hải đất nước năm 2011 và 2014 tại Hà Nội, Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng, Bình Dương, Thanh Hóa, đã thu hút hàng ngàn người tham gia (22). Năm 2018, khi những lãnh đạo trong đảng của ông Hồ có kế hoạch mở ba đặc khu kinh tế tại phía bắc, trung tâm và phía nam, nơi các nhà đầu tư Trung Quốc được bảo trợ từ chính phủ với tiền thuế của dân và họ được phép thuê đất tới 99 năm, đa số dân coi đây là hình thức bán đứng quyền lợi quốc gia. Các cuộc biểu tình lớn chống luật đặc khu đã diễn ra ở nhiều thành phố trong năm 2018. Lê Anh Hùng xuống đường ở Hà Nội, phỏng vấn người tham gia biểu tình, thâu thập tin tức và tường thuật các sự vụ nầy (23).
Trong gần 20 năm, những việc làm của Lê Anh Hùng phản ánh quan điểm những người quan tâm đến thảm họa môi trường, tham nhũng, dân oan, toàn vẹn lãnh thổ và sự bất lực cũng như tham ô của đảng và thể chế mà Hồ Chí Minh tạo dựng. Việc làm của Lê Anh Hùng cũng là điển hình cho cuộc xung đột giữa các thế hệ trẻ và những người đứng đầu cấu trúc xã hội từ Hồ Chí Minh. Xung đột lớn nhất giữa Lê Anh Hùng và Hồ Chí Minh là trong quan điểm giặc “nội xâm”.
Hồ Chí Minh định nghĩa giặc nội xâm là tham ô, lãng phí và quan liêu, và nếu không giải quyết loại giặc nội xâm này thì không thể thắng được giặc ngoại xâm (24). Định nghĩa hẹp của ông Hồ thiếu mất một thành tố quan trọng, theo Lê Anh Hùng và những người yêu nước. Chính nhất, giặc nội xâm phải bao gồm những người nối giáo cho giặc phương Bắc. Theo định nghĩa nầy và trong bối cảnh đất nước hiện nay, việc đảng và chính phủ từ ông Hồ không minh bạch về mức phụ thuộc của đảng vào đảng Cộng Sản Trung Quốc là hành động có thể coi là hành động nội gián đầu tiên cho giặc phương Bắc (14).
Theo suy nghĩ của Lê Anh Hùng và những người yêu nước, đảng của Hồ Chí Minh tạo điều kiện và hỗ trợ trong nỗ lực Hán hóa đất nước (14). Lê Anh Hùng đau lòng trước đất nước tràn ngập hàng hoá Trung Quốc; nông nghiệp phụ thuộc nặng nề vào Trung Quốc từ giống lúa, thuốc trừ sâu cho đến phân bón; an ninh năng lượng đặt vào tay Trung Quốc với hầu hết các nhà máy nhiệt điện, thuỷ điện hoặc do Trung Quốc làm tổng thầu hoặc mua thiết bị Trung Quốc, vốn lạc hậu và hư hỏng; ngành công nghiệp xây dựng với 24 nhà máy xi măng thì có đến 23 nhà máy do Trung Quốc làm tổng thầu; ngành khai thác khoáng sản mà phần lớn các mỏ khoáng sản đều do người Trung Quốc nắm; tuyến biên giới được mở toang bằng hệ thống xa lộ cao tốc theo các hướng tấn công của đội quân xâm lược đến từ phương bắc tháng 2/1979, mở đường cho cuộc xâm lăng kinh tế và quân sự của Trung Quốc.
Điểm khác biệt nhất giữa Lê Anh Hùng và Hồ Chí Minh có thể định hình bởi một bên là lòng yêu nước tiềm tàng theo đúng văn hóa Nghệ Tĩnh và bên kia, là suy nghĩ vọng ngoại với chủ định áp đặt một chủ nghĩa ngoại lai bằng bạo lực lên toàn dân tộc với trọng tâm duy nhất là duy trì quyền lực của đảng để lãnh đạo có thể vơ vét tài sản của người dân để tẩu tán tài sản và gia đình chúng ra nước ngoài. Trước bạo lực và đàn áp (25), Lê Anh Hùng dựa vào sức mạnh nội tâm và truyền thống xứ Nghệ để cảm tháng rằng “Họ muốn bịt miệng tôi nhưng thành bại lại do ý Trời; điều đó nằm ngoài ý chí của họ.”
Lê Anh Hùng bị bắt tại vào ngày 5 tháng 7 năm 2018 và bị giam trong 20 tháng mà không xét xử (6). Tổ chức Ân xá Quốc tế lên án vụ bắt giữ và yêu cầu chính phủ Hà Nội phải trả tự do ngay lập tức (26). Kể từ tháng 11 năm 2019, anh đã bị buộc phải uống thuốc dành cho người bị bệnh tâm thần tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương số 1, Hà Nội. Mẹ anh nói rằng anh thường xuyên bị nhức đầu, đờ đẫn và không ngủ được (27). Nhiều làn sóng phản đối trên trang mạng trong và ngoài nước đã không ngăn được sự lạm dụng thể xác và tinh thần của anh (27, 28). Mẹ anh nói với Đài Á Châu Tự Do (6) – An ninh buộc con trai tôi phải uống thuốc, nhưng cháu đã cố từ chối. Nếu họ nghĩ rằng con trai tôi có tội thì hãy truy tố nó, nếu không phải trả con tôi cho tôi!
Lê Anh Hùng và Hồ Chí Minh cả hai là người con xứ Nghệ nhưng họ đã lựa chọn hai con đường dấn thân rất khác nhau. Một bên là suy nghĩ, văn hóa dân tộc, văn hóa từ cư dân làng, tư tưởng nhân nghĩa, và đồng thuận xã hội để góp phần vào việc giúp dân. Môt bên là tha phương cầu đạo, đem nghịch lý ngoại lai mà áp đặt lên toàn dân với vũ lực và cường bạo.
Lịch sử sẽ cho thấy lựa chọn nào là đúng và lựa chọn nào là sai. Nhưng cái giá cho đại đa số người dân, nhất là cái giá về lựa chọn của Hồ Chí Minh cho dân nghèo và dân oan là quá khắc nghiệt. Việc cấp thiết cho những người quan tâm đến các lựa chọn nầy là đòi hỏi an toàn chữa trị cho Lê Anh Hùng.
Phạm Đình Bá, viết theo chỉ dẫn của những người đòi hỏi an toàn chữa trị cho Lê Anh Hùng
  1. Nguyễn Chí Trung – nhà hoạt động, đảng Dân Xã – Sài Gòn.
  2. Nhà giáo Đặng Đăng Phước – trung cấp sư phạm mầm non Đăk Lăk.
  3. Nguyễn Tấn Quan – nhà báo tự do – Sài Gòn.
  4. Ngô Thị Hồng Lâm – nhà nghiên cứu lịch sử – Vũng Tàu.
  5. Nguyễn Xuân Lam – làm việc tự do – vương quốc Anh.
  6. Nguyễn Thị Hiền – giáo viên – Hà Nội.
  7. Vũ Văn Tuyển – kỹ sư – Sài Gòn.
  8. Võ Lê Diễm Thuý – giáo viên – Maryland, Hoa Kỳ.
  9. Nguyễn Vũ Bình – nhà báo – Hà Nội.
  10. Nguyễn Đức Lão – tu sĩ tôn giáo – Bảo Lộc, Lâm Đồng.
  11. David Tuan – giáo viên – Raleigh NC, Calirona, Hoa Kỳ.
  12. Nguyễn Tường An – Lâm Đồng, Việt Nam.
  13. Việt Hưng – lái xe – Đồng Nai, Việt Nam.
  14. Nguyễn Đan Quế – cựu bác sĩ, giảng viên trường đại học y dược – Sài Gòn.
  15. Nguyễn Thúy Hạnh – nội trợ – Sài Gòn.
  16. Nguyễn Lê Tuấn, Kiến trúc sư, Lausanne, Thuỵ Sĩ
  17. Lê Đoàn Thể – lao động tự do – Hà Nội.
  18. Nguyễn thị Phụng – nội trợ – Sài Gòn.
  19. Vũ Thư Hiên – nhà văn – Pháp.
  20. Phạm Thành (Bà Đầm Xòe) – nhà văn – Hà Nội
  21. Trần Nghi Hoàng, nhà thơ, nhà báo, Pennsylvania, Hoa Kỳ
  22. Khánh Phương, nhà thơ, nhà báo, Pennsylvania, Hoa Kỳ
  23. Hà Huy Toàn, nhà giáo, Hà Nội.
  24. Nguyễn Tự Quyết – kỹ sư điện tử – Hoa Kỳ.
  25. Hồng Phúc – ký giả – Nhà báo, Ký giả truyền thông tại Wichita, Kansas, Hoa Kỳ.
  26. Nguyễn Thy – kinh doanh tự do – Sài Gòn.
  27. Bùi Văn Sơn – nhà hàng – Cộng hòa Áo.
  28. Bùi Đình Sệnh – cựu sinh viên Đại Học Bách Khoa Hà Nội – Làm vườn – Hải Phòng.
  29. Trần Hải – giáo viên – Bình Thuận.
  30. Đặng Thị Mười – giáo viên về hưu – Hà Tĩnh.
  31. Nguyễn Tường Thụy – nhà báo – Hà Nội.
  32. Huỳnh Ngọc Tuấn – nhà văn – Đăk Lăk.
  33. Đàm Ngọc Tuyên – nhà báo – Quảng Ngãi.
  34. Trương Quang Khánh – kỹ sư điện – Sài Gòn.
  35. Phạm Viêm Phương – chuyên viên dịch thuật – Sài Gòn.
  36. Nguyễn Thị Hà – Nghề tự do – Từ Sơn – Bắc Ninh.
  37. Tăng Thị Thu Thảo – Bà nội trợ – An Giang.
  38. Nguyễn Chiến – lao động tự do – Sài Gòn.
  39. Nguyễn Anh Duy – Gia Lai – Việt Nam.
  40. Phạm Lan – Australia.
  41. Đỗ Thành Nhân – Tư Vấn Đầu Tư – Quảng Ngãi.
  42. Nguyễn Kim Chi – Hà Nội.
  43. Huỳnh Thị Kim Liên – nội trợ – Houston, Hoa Kỳ
  44. Hoàng Hùng – Kỹ sư – Sài Gòn.
  45. Nguyễn Thanh Nguyện, Vũng Tàu.
  46. Trương Tiến Minh – công nhân – Cộng hòa liên bang Đức.
  47. Nguyễn thanh Vinh – Kế toán – Sài Gòn
  48. Trần Bảo Quốc – – Essen, Germany
  49. Thanh Nguyen – Về hưu – Santa Anna, USA
  50. Nguyễn Quang Vinh – Sỹ quan quân đội nghỉ hưu – Đội Cấn, Hà Nội
  51. Hồ Quang Huy – Ks đường sắt – Khánh Hòa, Việt Nam
  52. Ngô Tuấn Quang – Hành nghề tự do – Thái Nguyên
  53. Truong Tien Minh – Công nhân – Schwabach Cong Hao Lien Bang Duc
  54. Huỳnh Thi Thu Vân – nội trợ – Sài Gòn.
  55. Xuân Chiến – Lao động tự do – Thanh Hóa, Việt Nam.
  56. Tôn Phi – Liên đoàn ký giả Á châu – Sài Gòn.
  57. Lê Mạnh Hà – Tiếng Dân Tivi Tuyên Quang – Việt Nam.
Nguồn:
1. Võ Văn Tuyển. Về hình thức mai táng của cư dân thời tiền – sơ sử trên đất Nghệ An. Văn Hóa Nghệ An. http://vanhoanghean.com.vn/component/k2/32-dat-nuoc-xu-nghe/701-ve-hinh-thuc-mai-tang-cua-cu-dan-thoi-tien-so-su-tren-dat-nghe-an
5. Thư của nhà nghiên cứu sức khỏe Bùi Đình Sệnh về trường hợp ký giả Lê Anh Hùng. https://nghiepdoanbaochi.org/2020/03/25/thu-cua-nha-nghien-cuu-suc-khoe-bui-dinh-senh-ve-truong-hop-ky-gia-le-anh-hung/
6. Nguyễn Vũ Bình. Hãy cứu giúp người tù bị cưỡng bức điều trị tâm thần: Lê Anh Hùng. https://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/save-le-anh-hung-11092019092411.html
7. Hồ Chí Minh. https://vi.wikipedia.org/wiki/HồChí Minh
8. Cảng Sơn Dương Vũng Án Hà Tĩnh. https://vi.wikipedia.org/wiki/Cảng_Sơn_Dương_-_Vũng_Áng
9. Cá chết hàng loạt ở Việt Nam 2016.  https://vi.wikipedia.org/wiki/Cá_chết_hàng_loạt_ở_Việt_Nam_năm_2016
10. Lê Anh Hùng. Vì sao Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vẫn ‘quyết liệt’ ủng hộ Formosa Hà Tĩnh? https://www.voatiengviet.com/a/vi-sao-thu-tuong-nguyen-tan-dung-van-quyet-liet-ung-ho-formosa-ha-tinh/2972679.html
11. Độc tài độc đảng và tham nhũng. https://nghiepdoansinhvien.org/2019/03/11/doc-tai-doc-dang-va-tham-nhung/
13. Ưu tiên về tương lai đất nước có đúng không? https://nghiepdoanbaochi.org/2019/10/11/bai-nghien-cuu-uu-tien-ve-tuong-lai-dat-nuoc-co-dung-khong/
14. Lê Anh Hùng. Thư ngỏ gửi ĐBQH Dương Trung Quốc về vụ tố cáo Bí thư Thành uỷ Hà Nội Hoàng Trung Hải. https://www.voatiengviet.com/a/thu-ngo-gui-dbqh-duong-trung-quoc-ve-vu-to-cao-bi-thu-thanh-uy-ha-noi-hoang-trung-hai/3253288.html
15. Bùi Quang Vơm. Đối thoại với Tổng Trọng về cuộc chiến chống tham nhũng. http://www.viet-studies.net/kinhte/DoiThoaiVeThamNhung_ABS.htm
17. Tranh chấp đất đai tại Đồng Tâm. https://vi.wikipedia.org/wiki/Tranh_chấp_đất_đai_tại_Đồng_Tâm
18. Tường thuật phiên tòa xét xử sơ thẩm Dân oan Cấn Thị Thêu. http://www.tinmungchonguoingheo.com/blog/2016/09/20/dien-bien-phien-toa-xet-xu-so-tham-dan-oan-can-thi-theu/
20. Giặc nội xâm đang tàn phá đất nước! https://nghiepdoansinhvien.org/2019/12/30/giac-noi-xam-dang-tan-pha-dat-nuoc/
22. Biểu tình phản đối Trung Quốc tại Việt Nam 2014. https://vi.wikipedia.org/wiki/Biểu_tình_phản_đối_Trung_Quốc_tại_Việt_Nam_2014
23. Hà Nội trả tự do cho blogger Lê Anh Hùng sau 10 ngày giam giữ trong trại tâm thần. http://www.rfi.fr/vi/viet-nam/20130205-ha-noi-tra-tu-do-cho-blogger-le-anh-hung-sau-10-ngay-giam-giu-trong-trai-tam-than
24. Hồ Chí Minh. Quan điểm về “chống giặc nội xâm” của Chủ tịch Hồ Chí Minh. http://tinhuyquangtri.vn/ quan-diem-ve-“chong-giac-noi-xam”-cua-chu-tich-ho-chi-minh
25. Lê Anh Hùng. Nỗi sợ của con người trước ác quỷ. https://www.voatiengviet.com/a/noi-so-cua-con-nguoi-truoc-ac-quy/3235198.html
27. Anh Khoa. Blogger Lê Anh Hùng bị cưỡng bức tinh thần. https://vietnamthoibao.org/vntb-blogger-le-anh-hung-bi-cuong-buc-tinh-than/
28. Reporters Without Borders. Vietnam: Second trial brings blogger’s total prison sentence to nine years. https://rsf.org/en/news/vietnam-second-trial-brings-bloggers-total-prison-sentence-nine-years

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét