Bài đăng nổi bật

Nhân sự chủ chốt cấp cao

  Nhân sự chủ chốt cấp cao. BCT đã có phương án chính thức về nhân sự chủ chốt trình trung ương đảng, dự kiến trung ương họp vào ngày 16-18 ...

Chủ Nhật, 22 tháng 9, 2019

Vụ Alibaba: Cần làm rõ vai trò bảo kê của quan chức và cựu quan chức

Vụ Alibaba: Cần làm rõ vai trò bảo kê của quan chức và cựu quan chức

BTV Tiếng Dân
21-9-2019
Alibaba, một công ty địa ốc với các dự án ma, làm ăn phi pháp, vậy mà có thể tung hoành trên thị trường địa ốc ở nhiều tỉnh, thành trong một thời gian dài, lường gạt hàng ngàn người dân, chiếm đoạt hàng ngàn tỉ đồng. Những quan chức hay cựu quan chức nào đã bảo kê cho địa ốc ma Alibaba, vẫn chưa thấy cơ quan điều tra nói tới. 
Câu hỏi được đặt ra: Ai đứng sau lưng “ông trùm” nhà đất Alibaba? Báo Người Lao Động đăng tải nhiều ý kiến của độc giả, về Alibaba. Bạn đọc Trung Đài nhận định: “Nếu ngay từ đầu các cơ quan chức năng kiên quyết xử lý, thì đâu đến nỗi dẫn đến thảm họa như hôm nay. Có thể nói vụ án Alibaba ngoài việc xử lý ‘anh Luyện và đồng bọn’, cũng cần phải lôi ra ánh sáng và xử lý nghiêm minh những ‘ai’ đứng đằng sau ‘chống lưng’ cho Alibaba lộng hành“.
Invert đặt câu hỏi: Buổi ghé thăm Địa ốc Alibaba của GS Hùng Võ có gì? Không rõ những thông tin trong bài viết này có đúng sự thật hay không, nếu đúng, GS Đặng Hùng Võ không thể vô can, khi ông đã và đang hỗ trợ và “đồng hành cùng với Tập đoàn Địa ốc Alibaba“.
Bài viết có đoạn, “việc Giáo sư Đặng Hùng Võ đến thăm Tập đoàn Địa ốc Alibaba cũng chứng minh được thực lực và uy tín của Tập đoàn Địa ốc Alibaba. Vì nếu Tập đoàn Địa ốc Alibaba là một tập đoàn lừa đảo hay làm ăn không uy tín thì chắc chắn sẽ không được những người có tầm như Giáo sư Hùng Võ ghé thăm“.
Bài viết trên báo Tuổi Trẻ chỉ ra cách lừa đảo của Alibaba qua các dự án ma: Mua đất không cần nhận đất, biến tướng từ cơn lốc phân lô bán nền. Người dân mua đất, nhưng không cần nhận đất mà chỉ nhận tiền lời, cho nên muốn mua đất nào cũng được, kể cả trong dự án ‘ma’, miễn là được nhận lại vốn và lãi.
Bài viết có đoạn: “Địa ốc Alibaba lại ‘khai phá’ một phân khúc khác, thoát khỏi mọi quy luật và pháp luật, đó là ‘hợp tác’ với cá nhân có đất, xin tách thửa, phân lô, rồi gắn mác đất ở cho đất nông nghiệp, đất rừng dưới những dự án không có thật, có tên rất kêu… rồi đem bán“. Trong khi đất mà Alibaba bán là “hàng giả”, bởi “đất không thỏa mãn các yêu cầu của pháp luật, chưa chuyển mục đích sử dụng, không thể cấp sổ đỏ…”
Báo Thanh Niên đặt câu hỏi: Sếp’ Alibaba Nguyễn Thái Luyện và Nguyễn Thái Lĩnh như thế nào sau khi bị bắt? Làm việc với cơ quan điều tra, ông Nguyễn Thái Lĩnh đã thừa nhận hành vi phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Còn ông Nguyễn Thái Luyện vẫn đang bị tạm giữ hình sự, chưa xuất hiện trước báo chí, công an đang ghi lời khai để điều tra, làm rõ về hành vi lừa đảo. Hàng trăm khách hàng đã đến trụ sở Phòng PC03 để trình báo, tố cáo hành vi lừa đảo của Công ty Alibaba.
Nguyễn Thái Lĩnh tại phòng làm việc của Cơ quan CSĐT, Công an TP HCM vào sáng 20/9. Ảnh: TN
Thêm một “sếp” của Công ty Alibaba đến trụ sở Công an làm việc, theo trang Bảo Vệ Pháp Luật. Cũng trong sáng 20/9, bà Huỳnh Thị Ngọc Như, Phó Tổng đối ngoại và đào tạo Công ty Alibaba đã đến trụ sở Cơ quan CSĐT Công an TP HCM để làm việc theo giấy triệu tập. Đến nước này bà Như vẫn còn lừa khi liên tục trấn an khách hàng: “Anh Luyện có nhờ tôi nhắn đến khách hàng rằng hãy yên tâm. Chúng tôi giữ tiền của quý vị đến thời điểm nào thì sẽ trả lợi nhuận đến thời điểm đó”.
______

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét