TRUNG QUỐC TỰ TUYÊN BỐ COI NHƯ ĐÃ CHIẾM XONG BÃI TƯ CHÍNH
Trung Quốc đòi Việt Nam 'ngay lập tức' dừng hoạt động dầu khí ở Bãi Tư Chính
BBC
BBC
19-09-2019
Trung Quốc nói Việt Nam phải chấm dứt các hoạt động khoan tìm dầu khí đơn phương tại Bãi Tư Chính, nơi mà Trung Quốc gọi là Vạn An Than, và có tên tiếng Anh là Vanguard Bank.
Các hoạt động tại vị trí ở ngoài khơi Vũng Tàu này, Bắc Kinh tuyên bố hôm thứ Tư, 18/9/2019, là "vi phạm chủ quyền của Trung Quốc ở Nam Hải (cách Trung Quốc gọi Biển Đông)".
Trong cuộc họp báo định kỳ hôm thứ Tư, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Cảnh Sảng lên tiếng bác bỏ các cáo buộc của Việt Nam theo đó nói các tàu nghiên cứu Trung Quốc đã xâm phạm quyền tài phán của Hà Nội ở Biển Đông.
"Việt Nam đã đơn phương tiến hành các hoạt động khai thác dầu khí từ tháng Năm tới nay, và việc này vi phạm nghiêm trọng các quyền và lợi ích của Trung Quốc, đồng thời vi phạm các thỏa thuận song phương giữa Trung Quốc và Việt Nam," ông Cảnh Sảng nói trong đoạn băng do kênh truyền hình chính thức phát bằng tiếng Anh của nhà nước Trung Quốc, CGTN, đăng tải.
"Theo Điều 5 Tuyên bố về Ứng xử của Các Bên ở Nam Hải (DOC) và Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, Việt Nam phải ngay lập tức chấm dứt các hoạt động đơn phương và phải khôi phục hòa bình trong khu vực."
"Trung Quốc sẵn sàng giải quyết các vấn đề liên quan thông qua các tham vấn hữu nghị với Việt Nam," ông Cảnh Sảng nói thêm.
Căng thẳng ngày càng dâng qua ba lần Hải Dương 8 vào khu vực Bãi Tư Chính
Tuyên bố của ông Cảnh Sảng được đưa ra sau khi phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 12/9 nói Hà Nội cương quyết phản đối việc tàu nghiên cứu Hải Dương Địa Chất 8 của Trung Quốc tiếp tục vi phạm chủ quyền lãnh thổ và quyền tài phán của Việt Nam ở vùng biển của Việt Nam, và có các hành động "vi phạm luật pháp quốc tế, vi phạm UNCLOS" qua việc "cản trở hoạt động dầu khí của Việt Nam".
Đây không phải là lần đầu tiên hai bên khẩu chiến quanh Bãi Tư Chính, nhưng là lần đầu tiên hoạt động khai thác dầu khí được chính thức nêu đích danh.
Hà Nội nói nhóm tàu Trung Quốc đã có đợt xâm phạm vùng biển của và Vùng Đặc quyền Kinh tế lần thứ ba, kể từ ngày 7/9.
Trước đó, Hà Nội đã "nhiều lần giao thiệp" với Bắc Kinh, tuyên bố của Bộ Ngoại giao Việt Nam nói, nhưng nội dung chỉ nhắm tới việc "yêu cầu rút tàu và không có hành vi đe dọa an ninh, hòa bình ở khu vực".
Hoa Kỳ thì không ngần ngại cáo buộc các hoạt động của Trung Quốc tại Bãi Tư Chính là "leo thang nhằm hăm dọa các bên khác có tuyên bố quyền khai thác các nguồn tài nguyên ở Biển Đông".
Lần đầu tiên Trung Quốc đưa tàu Hải Dương 8 vào EEZ của Việt Nam là hôm 3/7 và ở lại vài tuần.
Sau khi tạm rút ít hôm để tiếp vận và tiếp liệu, nhóm tàu khảo sát của Trung Quốc lại kéo vào khu vực gần Bãi Tư Chính hôm 13/8.
Sự kiện này khiến Hoa Kỳ hôm 22/8 lên tiếng "mạnh mẽ phản đối" việc Bắc Kinh làm điều mà Mỹ gọi là "can thiệp vào các hoạt động dầu khí ở vùng biển mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền".
Về mặt địa lý, Bãi Tư Chính có vị trí cách bờ biển Vũng Tàu 160 hải lý và cách bờ biển Đảo Hải Nam của Trung Quốc hơn 600 hải lý.
Đây là nơi Việt Nam đã có các hoạt động hợp tác khai thác dầu khí với các đối tác nước ngoài từ nhiều năm nay.
Trung Quốc nói Việt Nam phải chấm dứt các hoạt động khoan tìm dầu khí đơn phương tại Bãi Tư Chính, nơi mà Trung Quốc gọi là Vạn An Than, và có tên tiếng Anh là Vanguard Bank.
Các hoạt động tại vị trí ở ngoài khơi Vũng Tàu này, Bắc Kinh tuyên bố hôm thứ Tư, 18/9/2019, là "vi phạm chủ quyền của Trung Quốc ở Nam Hải (cách Trung Quốc gọi Biển Đông)".
Trong cuộc họp báo định kỳ hôm thứ Tư, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Cảnh Sảng lên tiếng bác bỏ các cáo buộc của Việt Nam theo đó nói các tàu nghiên cứu Trung Quốc đã xâm phạm quyền tài phán của Hà Nội ở Biển Đông.
"Việt Nam đã đơn phương tiến hành các hoạt động khai thác dầu khí từ tháng Năm tới nay, và việc này vi phạm nghiêm trọng các quyền và lợi ích của Trung Quốc, đồng thời vi phạm các thỏa thuận song phương giữa Trung Quốc và Việt Nam," ông Cảnh Sảng nói trong đoạn băng do kênh truyền hình chính thức phát bằng tiếng Anh của nhà nước Trung Quốc, CGTN, đăng tải.
"Theo Điều 5 Tuyên bố về Ứng xử của Các Bên ở Nam Hải (DOC) và Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, Việt Nam phải ngay lập tức chấm dứt các hoạt động đơn phương và phải khôi phục hòa bình trong khu vực."
"Trung Quốc sẵn sàng giải quyết các vấn đề liên quan thông qua các tham vấn hữu nghị với Việt Nam," ông Cảnh Sảng nói thêm.
Căng thẳng ngày càng dâng qua ba lần Hải Dương 8 vào khu vực Bãi Tư Chính
Tuyên bố của ông Cảnh Sảng được đưa ra sau khi phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 12/9 nói Hà Nội cương quyết phản đối việc tàu nghiên cứu Hải Dương Địa Chất 8 của Trung Quốc tiếp tục vi phạm chủ quyền lãnh thổ và quyền tài phán của Việt Nam ở vùng biển của Việt Nam, và có các hành động "vi phạm luật pháp quốc tế, vi phạm UNCLOS" qua việc "cản trở hoạt động dầu khí của Việt Nam".
Đây không phải là lần đầu tiên hai bên khẩu chiến quanh Bãi Tư Chính, nhưng là lần đầu tiên hoạt động khai thác dầu khí được chính thức nêu đích danh.
Trước đó, Hà Nội đã "nhiều lần giao thiệp" với Bắc Kinh, tuyên bố của Bộ Ngoại giao Việt Nam nói, nhưng nội dung chỉ nhắm tới việc "yêu cầu rút tàu và không có hành vi đe dọa an ninh, hòa bình ở khu vực".
Hoa Kỳ thì không ngần ngại cáo buộc các hoạt động của Trung Quốc tại Bãi Tư Chính là "leo thang nhằm hăm dọa các bên khác có tuyên bố quyền khai thác các nguồn tài nguyên ở Biển Đông".
Lần đầu tiên Trung Quốc đưa tàu Hải Dương 8 vào EEZ của Việt Nam là hôm 3/7 và ở lại vài tuần.
Sau khi tạm rút ít hôm để tiếp vận và tiếp liệu, nhóm tàu khảo sát của Trung Quốc lại kéo vào khu vực gần Bãi Tư Chính hôm 13/8.
Sự kiện này khiến Hoa Kỳ hôm 22/8 lên tiếng "mạnh mẽ phản đối" việc Bắc Kinh làm điều mà Mỹ gọi là "can thiệp vào các hoạt động dầu khí ở vùng biển mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền".
Về mặt địa lý, Bãi Tư Chính có vị trí cách bờ biển Vũng Tàu 160 hải lý và cách bờ biển Đảo Hải Nam của Trung Quốc hơn 600 hải lý.
Đây là nơi Việt Nam đã có các hoạt động hợp tác khai thác dầu khí với các đối tác nước ngoài từ nhiều năm nay.
11 nhận xét :