Lật chồng báo cũ: NĂM 1934 CÓ VỊ DÂN BIỂU LO CHO DÂN THẾ NÀY
Ảnh chụp số báo 195, tháng 2/1934. báo Thanh – Nghệ – Tịnh Tân Văn.
Nguồn: Thư viện Quốc gia VN
Từ năm 1934, ông Lê Viết Lới đã đề xuất xây dựng nhà vệ sinh công cộng cho TP Vinh, Bến Thủy
Phạm Xuân Cần
22-9-2019
Lời dẫn: Lê Viết Lới là một doanh nhân giàu có nhất nhì Vinh Bến Thủy, ông cũng là dân biểu Trung Kỳ đã có nhiều kế sách về kinh tế và dân sinh. Tuy nhiên, ông cũng là doanh nhân có số phận bi thảm nhất của Vinh Bến Thủy. Tôi sẽ viết về nhân vật rất đặc sắc này. Hôm nay chỉ giới thiệu một bài của ông trên báo Thanh Nghệ Tịnh Tân Văn 1934.
Lê Viết Lới:
Phạm Xuân Cần
22-9-2019
Lời dẫn: Lê Viết Lới là một doanh nhân giàu có nhất nhì Vinh Bến Thủy, ông cũng là dân biểu Trung Kỳ đã có nhiều kế sách về kinh tế và dân sinh. Tuy nhiên, ông cũng là doanh nhân có số phận bi thảm nhất của Vinh Bến Thủy. Tôi sẽ viết về nhân vật rất đặc sắc này. Hôm nay chỉ giới thiệu một bài của ông trên báo Thanh Nghệ Tịnh Tân Văn 1934.
Lê Viết Lới:
THÀNH PHỐ VINH BẾN THỦY NÊN CẦN NHẤT MỘT VẤN ĐỀ VỆ SINH CHUNG
Thành phố Vinh – Bến Thủy theo sổ tổng kê độ trong ngoại dân số vạn người. Nếu kể nhân khẩu thì nam nữ lão ấu lại đôi ba vạn độ chừng, vì thành phố ngày một đông đúc, khách vãng lai ngày một thêm náo nhiệt.
Vì rằng thành phố Vinh – Bến Thủy đã được vào thành phố phồn hoa hạng nhì của xứ Đông Dương và cũng là trung tâm địa của nước Đại Nam, thế mà có một điều cần nhất cho thành phố mà thành phố còn khuyết điểm, đó là vấn đề vệ sinh chung.
Hiện thời nhiều người ta thán, mà các công hội viên của thành phố họ cứ im tai, không đem vấn đề ra hội đồng bàn bạc, mà xin thành phố bớt chút ngân sách dựng lấy ít sở, vệ sinh chung để cho những người qua đường tiện dụng.
Tôi cũng biết các ông hội viên tại hội đồng thành phố đều ở nhà tầng, lầu cao, nào có phải nhỡ đường như kẻ khác mà biết tình khổ nhỡ đường.
Nay tôi đem một việc ra đây để các nhân vật (Ai đã xưng là nhân vật) sẽ muốn ra ứng cử hội viên về khoá gần đây thì nên chú ý vấn đề này. Còn các công hội viên thành phố sẽ gần mãn hạn thì tôi chưa thấy các ông làm hết bổn phận ích lợi về vấn đề này. Bởi thế tôi chả muốn nói nữa về việc đã qua của các ông, sợ rờm tai độc giả. Việc tôi đem ra bình phẩm vấn đề đó là đã có cớ ở dưới này.
Nếu có một người ở các phủ huyện vì công việc tới phố, nhưng khi lưu lại tại phố nhỡ có đại tiểu tiện thì họ lấy chỗ mô mà tiện giải? Họ đành tìm chỗ bên sông, lạch nước làm xằng, bị người lính cảnh sát vớ lấy phạt xu. Cũng có khi một người nhà quê đã thường tới phố đi chợ, chỉ mang trong mình một tấm thẻ sưu, lính cảnh sát đã phạt về tội không đúng vệ sinh, còn phạt thêm tội không giấy ngụ cư nữa.
Cũng có khi chàng nhà quê không hiểu giấy ngụ cư là gì, bị lính cảnh sát hành hạ vất vả lời lộn mợ hôi. Nay tôi xin để lại cái dấu hỏi (?) Chàng nhà quê vào thành phố không quen biết ai, mà chưa định mua bán với hiệu nào, nhỡ khi cần đại tiểu tiện thì vào đâu ngay bây giờ? Đi thuê chỗ dùng chăng?
Tôi lại chả nói đến chàng nhà quê nữa. Nói ngay đến bọn dân nghèo của thành phố hiện thời, còn các ông phú ốc thì thân ngộ có lỡ thời thì đã có máy móc tiêu hóa, còn cả nhà tranh xụng xoạng thì đều đi xằng đi xí, bất đồ bộ mặt tinh anh của lính cảnh sát trông thấy, thì bữa gạo đó đi đời. Nếu lính cảnh sát biếng lười thì đường xá, ngõ hẹp đều phát uế lung tung.
Ôi thành phố thì phải có vệ sinh. Sao thành phố không dựng cho ít chỗ công tiêu để đỡ gánh nặng bà con cay đắng.
Nói tóm lại thành phố nên lưu ý mà dựng ít nhà công tiêu, để đỡ sự ta tháng của bọn nhỡ đường và dân nghèo tiện dụng. Trước là thỏa lòng cho nhân loại, sau tđó là vấn đề vệ sinh sẽ chỉnh đốn dần dần.
Vì thành phố Vinh – Bến Thủy hồi năm 1914 dĩ tiền đã lập được nhiều chỗ vệ sinh công, đến năm 1915 dĩ hậu thì thành phố bãi dần các sở đó đi. Vậy tôi lại xin Thành Phố lưu ý tái lập như tiền, để tỏ ra vấn đề vệ sinh là quan thiết. Vậy nếu thiết lập chắc phí tổn cũng chẳng là bao.
Dám xin hội đồng thành phố nghĩ lại.
Lê Viết Lới
Báo Thanh Nghệ Tịnh Tân Văn, 9/2/1934
Thành phố Vinh – Bến Thủy theo sổ tổng kê độ trong ngoại dân số vạn người. Nếu kể nhân khẩu thì nam nữ lão ấu lại đôi ba vạn độ chừng, vì thành phố ngày một đông đúc, khách vãng lai ngày một thêm náo nhiệt.
Vì rằng thành phố Vinh – Bến Thủy đã được vào thành phố phồn hoa hạng nhì của xứ Đông Dương và cũng là trung tâm địa của nước Đại Nam, thế mà có một điều cần nhất cho thành phố mà thành phố còn khuyết điểm, đó là vấn đề vệ sinh chung.
Hiện thời nhiều người ta thán, mà các công hội viên của thành phố họ cứ im tai, không đem vấn đề ra hội đồng bàn bạc, mà xin thành phố bớt chút ngân sách dựng lấy ít sở, vệ sinh chung để cho những người qua đường tiện dụng.
Tôi cũng biết các ông hội viên tại hội đồng thành phố đều ở nhà tầng, lầu cao, nào có phải nhỡ đường như kẻ khác mà biết tình khổ nhỡ đường.
Nay tôi đem một việc ra đây để các nhân vật (Ai đã xưng là nhân vật) sẽ muốn ra ứng cử hội viên về khoá gần đây thì nên chú ý vấn đề này. Còn các công hội viên thành phố sẽ gần mãn hạn thì tôi chưa thấy các ông làm hết bổn phận ích lợi về vấn đề này. Bởi thế tôi chả muốn nói nữa về việc đã qua của các ông, sợ rờm tai độc giả. Việc tôi đem ra bình phẩm vấn đề đó là đã có cớ ở dưới này.
Nếu có một người ở các phủ huyện vì công việc tới phố, nhưng khi lưu lại tại phố nhỡ có đại tiểu tiện thì họ lấy chỗ mô mà tiện giải? Họ đành tìm chỗ bên sông, lạch nước làm xằng, bị người lính cảnh sát vớ lấy phạt xu. Cũng có khi một người nhà quê đã thường tới phố đi chợ, chỉ mang trong mình một tấm thẻ sưu, lính cảnh sát đã phạt về tội không đúng vệ sinh, còn phạt thêm tội không giấy ngụ cư nữa.
Cũng có khi chàng nhà quê không hiểu giấy ngụ cư là gì, bị lính cảnh sát hành hạ vất vả lời lộn mợ hôi. Nay tôi xin để lại cái dấu hỏi (?) Chàng nhà quê vào thành phố không quen biết ai, mà chưa định mua bán với hiệu nào, nhỡ khi cần đại tiểu tiện thì vào đâu ngay bây giờ? Đi thuê chỗ dùng chăng?
Tôi lại chả nói đến chàng nhà quê nữa. Nói ngay đến bọn dân nghèo của thành phố hiện thời, còn các ông phú ốc thì thân ngộ có lỡ thời thì đã có máy móc tiêu hóa, còn cả nhà tranh xụng xoạng thì đều đi xằng đi xí, bất đồ bộ mặt tinh anh của lính cảnh sát trông thấy, thì bữa gạo đó đi đời. Nếu lính cảnh sát biếng lười thì đường xá, ngõ hẹp đều phát uế lung tung.
Ôi thành phố thì phải có vệ sinh. Sao thành phố không dựng cho ít chỗ công tiêu để đỡ gánh nặng bà con cay đắng.
Nói tóm lại thành phố nên lưu ý mà dựng ít nhà công tiêu, để đỡ sự ta tháng của bọn nhỡ đường và dân nghèo tiện dụng. Trước là thỏa lòng cho nhân loại, sau tđó là vấn đề vệ sinh sẽ chỉnh đốn dần dần.
Vì thành phố Vinh – Bến Thủy hồi năm 1914 dĩ tiền đã lập được nhiều chỗ vệ sinh công, đến năm 1915 dĩ hậu thì thành phố bãi dần các sở đó đi. Vậy tôi lại xin Thành Phố lưu ý tái lập như tiền, để tỏ ra vấn đề vệ sinh là quan thiết. Vậy nếu thiết lập chắc phí tổn cũng chẳng là bao.
Dám xin hội đồng thành phố nghĩ lại.
Lê Viết Lới
Báo Thanh Nghệ Tịnh Tân Văn, 9/2/1934
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét