ỐI CHÀ! HÀ NỘI XUẤT HIỆN DỰ ÁN MA KIỂU ALIBABA
Khu đất được giới thiệu dự án Golden Lake Hòa Lạc (Sơn Tây, Hà Nội)
chỉ là nơi đang trồng cây, nuôi cá. Ảnh: Ngọc Mai
Hà Nội xuất hiện dự án 'ma' kiểu Alibaba
21/09/2019 06:37
TP - Thời gian gần đây, tại vùng ven Hà Nội như Thạch Thất, Quốc Oai..., nhiều dự án phân lô, bán nền mọc lên được quảng bá với lời mời hấp dẫn, gần giống với chiêu thức trong vụ Cty địa ốc Alibaba.
Lãnh đạo bị bắt, Alibaba ở Đồng Nai hoạt động ra sao?
Chủ tịch Alibaba có dấu hiệu chủ mưu lừa đảo chiếm đoạt của gần 7.000 người
“Vẽ” dự án trên đất Viện dưỡng lão
Tại các trang chuyên đăng tải thông tin mua - bán bất động sản như Alonhadat.com.vn, batdongsan.com.vn, ancu.me,... Dự án Golden Lake Hòa Lạc được giới thiệu là dự án biệt thự, liền kề, nhà phố, đất nền Sơn Tây đang được tập kết quy hoạch thành khu dân cư. Tổng diện tích của dự án 8ha, giai đoạn thứ nhất gồm 100 lô đất nền và giai đoạn thứ 2 là 50 lô biệt thự. Vị trí nằm tại xã Cổ Đông, thị xã Sơn Tây, Hà Nội. Chủ đầu tư là Công ty Cổ phần Đầu tư Bất động sản Cổng Vàng. Hấp dẫn hơn, tại dự án này, các lô đất được giới thiệu là có diện tích 70-150m2/lô, giá 9,5-18,5 triệu đồng/m2, có cơ hội sinh lời cao.
Theo ghi nhận của phóng viên ngày 20/9, Dự án Golden Lake Hòa Lạc mới chỉ là một bãi đất trống, cỏ mọc um tùm, dân vẫn đang trồng bưởi và nuôi cá. Lô đất không hề có dấu hiệu của một dự án bất động sản như những trang rao vặt thông tin. Một người bán nước gần “dự án” cho biết, cách đây 2 tháng, người Hà Nội cùng đội quân môi giới xuống xem “dự án” tấp nập nhưng thời gian gần đây không thấy khách xuống hỏi.
Liên quan đến dự án Golden Lake Hòa Lạc, ông Khuất Văn Trường, Chủ tịch UBND xã Cổ Đông, cho biết: Thực tế, lô đất mà Công ty Cổ phần Đầu tư Bất động sản Cổng Vàng giới thiệu được Sở TN&MT TP Hà Nội cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) cho ông Nguyễn Thanh Hải và bà Ngô Thị Chanh. Mục đích sử dụng đất được ghi là trồng cây lâu năm và nuôi trồng thủy sản; thời hạn sử dụng đất 46 năm (từ năm 2018 đến năm 2064).
“Theo quy hoạch nông thôn mới của xã Cổ Đông đã được phê duyệt, vị trí khu đất quảng cáo có Dự án Golden Lake Hòa Lạc đã được quy hoạch làm trung tâm dưỡng lão của thành phố. Để làm rõ tính pháp lý của dự án, chúng tôi gửi giấy mời họp tới Công ty Cổ phần Đầu tư bất động sản Cổng Vàng theo địa chỉ quảng cáo, thế nhưng không ai đến”.
Ông Trường cho biết thêm, lô đất của ông Nguyễn Thanh Hải không được chuyển đổi mục đích sử dụng, mua bán. “Về việc chào bán thì ngay sau khi nhận được thông tin UBND xã đã lập đoàn kiểm tra và có mời ông Nguyễn Thanh Hải lên làm việc, ông Hải nói chưa rao bán cho ai lô đất nêu trên. Ông Hải trả lời xã rằng, ông không biết Công ty Cổ phần Đầu tư Bất động sản Cổng Vàng là đơn vị nào, và không liên quan gì đến họ. Hiện công an cũng đã vào cuộc điều tra việc mua bán dự án trên”, ông Trường nói.
“Biến” đất vườn thành dự án
Theo số điện thoại trên các trang rao bán nhà đất, chúng tôi được “cò” N giới thiệu xuống dự án mang tên “khu dân cư Adoland Capital 8” (Quốc Oai, Hà Nội). Theo lời giới thiệu của “cò”, dự án có giá hấp dẫn chỉ 11- 12 triệu đồng/m2. Tuy nhiên, sau khi xuống tận nơi, “cò” N lại cho chúng tôi số điện thoại của người được coi là chủ đầu tư dự án để trao đổi. Trong vai trò người mua đất, chúng tôi được mời vào văn phòng của Công ty CP Tập đoàn Adoland tại Phú Cát, Quốc Oai, Hà Nội.
Khi hỏi về dự án trên, ông Nguyễn Văn Hưng, người tự giới thiệu là chủ công ty này khẳng định: Không có dự án trên và công ty ông chỉ môi giới đất thổ cư của dân bao gồm cả đất vườn. Vị này cho rằng, việc vẽ dự án là do nhân viên môi giới chứ bản thân công ty ông không lập dự án gì.
Đề cập về thông tin có việc phân lô, bán nền tại lô đất trên, ông Nguyễn Văn Cửu - Chủ tịch UBND xã Phú Cát cho biết, phía xã có nắm bắt được thông tin và đã làm việc với đại diện Công ty CP Tập đoàn Adoland. Trước những thông tin không chính xác về dự án này, chính quyền xã Phú Cát đã yêu cầu Công ty CP Tập đoàn Adoland không đăng bài bán đất với tên dự án khi chưa có căn cứ pháp lý, chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chuyển đổi mục đích sử dụng sang đất ở.
Tương tự tại dự án Tiến Xuân Green cũng được mời chào là nơi sát trung tâm Hòa Lạc. Các lô đất tại dự án đều được quảng cáo có giấy tờ pháp lý rõ ràng, sổ đỏ chính chủ, đã có đường nội khu 6m, vỉa hè 1,2m, thế đất cao, bằng phẳng, chia lô vuông vức. “Hiện tại dự án đang gặp trục trặc một chút về vấn đề pháp lý nhưng vẫn tiến hành mua bán bình thường. Giá thấp nhất rơi 7,3 - 9 triệu đồng/m2, với những lô có vị trí đẹp thì giá sẽ cao hơn. Bên công ty sẽ gửi bản đồ cho khách chọn lô, sau đó sẽ có giá cụ thể”, một nhân viên bán hàng cho biết.
Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Quách Đình Thắng, Phó Chủ tịch UBND xã Tiến Xuân và được biết, khu đất đang được quảng cáo là Khu dân cư Tiến Xuân Green thuộc sở hữu của ông Trần Văn Hồng (địa chỉ ở xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất, TP Hà Nội) với tổng diện tích hơn 1 ha. Tuy nhiên ngoài khoảng 400 m2 đất ở phần còn lại là đất nông nghiệp chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Người dân phải cảnh giác để tránh bị mắc lừa”.
TP - Thời gian gần đây, tại vùng ven Hà Nội như Thạch Thất, Quốc Oai..., nhiều dự án phân lô, bán nền mọc lên được quảng bá với lời mời hấp dẫn, gần giống với chiêu thức trong vụ Cty địa ốc Alibaba.
Lãnh đạo bị bắt, Alibaba ở Đồng Nai hoạt động ra sao?
Chủ tịch Alibaba có dấu hiệu chủ mưu lừa đảo chiếm đoạt của gần 7.000 người
“Vẽ” dự án trên đất Viện dưỡng lão
Tại các trang chuyên đăng tải thông tin mua - bán bất động sản như Alonhadat.com.vn, batdongsan.com.vn, ancu.me,... Dự án Golden Lake Hòa Lạc được giới thiệu là dự án biệt thự, liền kề, nhà phố, đất nền Sơn Tây đang được tập kết quy hoạch thành khu dân cư. Tổng diện tích của dự án 8ha, giai đoạn thứ nhất gồm 100 lô đất nền và giai đoạn thứ 2 là 50 lô biệt thự. Vị trí nằm tại xã Cổ Đông, thị xã Sơn Tây, Hà Nội. Chủ đầu tư là Công ty Cổ phần Đầu tư Bất động sản Cổng Vàng. Hấp dẫn hơn, tại dự án này, các lô đất được giới thiệu là có diện tích 70-150m2/lô, giá 9,5-18,5 triệu đồng/m2, có cơ hội sinh lời cao.
Theo ghi nhận của phóng viên ngày 20/9, Dự án Golden Lake Hòa Lạc mới chỉ là một bãi đất trống, cỏ mọc um tùm, dân vẫn đang trồng bưởi và nuôi cá. Lô đất không hề có dấu hiệu của một dự án bất động sản như những trang rao vặt thông tin. Một người bán nước gần “dự án” cho biết, cách đây 2 tháng, người Hà Nội cùng đội quân môi giới xuống xem “dự án” tấp nập nhưng thời gian gần đây không thấy khách xuống hỏi.
Liên quan đến dự án Golden Lake Hòa Lạc, ông Khuất Văn Trường, Chủ tịch UBND xã Cổ Đông, cho biết: Thực tế, lô đất mà Công ty Cổ phần Đầu tư Bất động sản Cổng Vàng giới thiệu được Sở TN&MT TP Hà Nội cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) cho ông Nguyễn Thanh Hải và bà Ngô Thị Chanh. Mục đích sử dụng đất được ghi là trồng cây lâu năm và nuôi trồng thủy sản; thời hạn sử dụng đất 46 năm (từ năm 2018 đến năm 2064).
“Theo quy hoạch nông thôn mới của xã Cổ Đông đã được phê duyệt, vị trí khu đất quảng cáo có Dự án Golden Lake Hòa Lạc đã được quy hoạch làm trung tâm dưỡng lão của thành phố. Để làm rõ tính pháp lý của dự án, chúng tôi gửi giấy mời họp tới Công ty Cổ phần Đầu tư bất động sản Cổng Vàng theo địa chỉ quảng cáo, thế nhưng không ai đến”.
Ông Trường cho biết thêm, lô đất của ông Nguyễn Thanh Hải không được chuyển đổi mục đích sử dụng, mua bán. “Về việc chào bán thì ngay sau khi nhận được thông tin UBND xã đã lập đoàn kiểm tra và có mời ông Nguyễn Thanh Hải lên làm việc, ông Hải nói chưa rao bán cho ai lô đất nêu trên. Ông Hải trả lời xã rằng, ông không biết Công ty Cổ phần Đầu tư Bất động sản Cổng Vàng là đơn vị nào, và không liên quan gì đến họ. Hiện công an cũng đã vào cuộc điều tra việc mua bán dự án trên”, ông Trường nói.
“Biến” đất vườn thành dự án
Theo số điện thoại trên các trang rao bán nhà đất, chúng tôi được “cò” N giới thiệu xuống dự án mang tên “khu dân cư Adoland Capital 8” (Quốc Oai, Hà Nội). Theo lời giới thiệu của “cò”, dự án có giá hấp dẫn chỉ 11- 12 triệu đồng/m2. Tuy nhiên, sau khi xuống tận nơi, “cò” N lại cho chúng tôi số điện thoại của người được coi là chủ đầu tư dự án để trao đổi. Trong vai trò người mua đất, chúng tôi được mời vào văn phòng của Công ty CP Tập đoàn Adoland tại Phú Cát, Quốc Oai, Hà Nội.
Khi hỏi về dự án trên, ông Nguyễn Văn Hưng, người tự giới thiệu là chủ công ty này khẳng định: Không có dự án trên và công ty ông chỉ môi giới đất thổ cư của dân bao gồm cả đất vườn. Vị này cho rằng, việc vẽ dự án là do nhân viên môi giới chứ bản thân công ty ông không lập dự án gì.
Đề cập về thông tin có việc phân lô, bán nền tại lô đất trên, ông Nguyễn Văn Cửu - Chủ tịch UBND xã Phú Cát cho biết, phía xã có nắm bắt được thông tin và đã làm việc với đại diện Công ty CP Tập đoàn Adoland. Trước những thông tin không chính xác về dự án này, chính quyền xã Phú Cát đã yêu cầu Công ty CP Tập đoàn Adoland không đăng bài bán đất với tên dự án khi chưa có căn cứ pháp lý, chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chuyển đổi mục đích sử dụng sang đất ở.
Tương tự tại dự án Tiến Xuân Green cũng được mời chào là nơi sát trung tâm Hòa Lạc. Các lô đất tại dự án đều được quảng cáo có giấy tờ pháp lý rõ ràng, sổ đỏ chính chủ, đã có đường nội khu 6m, vỉa hè 1,2m, thế đất cao, bằng phẳng, chia lô vuông vức. “Hiện tại dự án đang gặp trục trặc một chút về vấn đề pháp lý nhưng vẫn tiến hành mua bán bình thường. Giá thấp nhất rơi 7,3 - 9 triệu đồng/m2, với những lô có vị trí đẹp thì giá sẽ cao hơn. Bên công ty sẽ gửi bản đồ cho khách chọn lô, sau đó sẽ có giá cụ thể”, một nhân viên bán hàng cho biết.
Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Quách Đình Thắng, Phó Chủ tịch UBND xã Tiến Xuân và được biết, khu đất đang được quảng cáo là Khu dân cư Tiến Xuân Green thuộc sở hữu của ông Trần Văn Hồng (địa chỉ ở xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất, TP Hà Nội) với tổng diện tích hơn 1 ha. Tuy nhiên ngoài khoảng 400 m2 đất ở phần còn lại là đất nông nghiệp chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Người dân phải cảnh giác để tránh bị mắc lừa”.
Ngọc Mai
Hội thảo đất đai hôm nay, cuối cùng, ông Đặng Hùng Võ đề nghị: "Giải pháp trước mắt cần làm ngay để cuộc sống không phải chờ đợi là dựa theo 3 nguyên tắc thực thi pháp luật khi có xung đột. Một là văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan có thẩm quyền cấp cao hơn ban hành có hiệu lực thực hiện cao hơn. Hai là trong các văn bản quy phạm pháp luật do cùng cấp có thẩm quyền ban hành thì văn bản ban hành sau có hiệu lực thực hiện cao hơn. Ba là văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành có hiệu lực thực hiện cao hơn đối với các nội dung của chuyên ngành đó"
Tôi chưa thấy trên thế giới có 1 người làm chuyên ngành thứ trưởng đất đai mà dốt như ông này. Cái này là đương nhiên & qui định trong tất cả vb PL rồi chứ đề nghị chi nữa. Sao ôn đôt thế mà ông vẫn làm đến Thứ trưởng ngành đất đai ông?