Sun Group, bọn bảo kê và tội phạm (Kỳ 1)
Hồng Hà
25-9-2019
Ông chủ của Sun Group, Lê Viết Lam sinh 1969, quê Hoằng Hoá, Thanh Hoá. Lam là du học sinh tại Liên Xô cũ.
Năm 1993, Lê Viết Lam cùng Phạm Nhật Vượng và một nhóm thanh niên lập ra chợ Barabarosha, một khu trung tâm thương mại của người Việt tại Ukraine.
Sau đó, Lam cùng Phạm Nhật Vượng, Phạm Thu Hương (sau này là vợ Phạm Nhật Vượng) và một số cộng sự khác thành lập “Công ty Technocom” – chuyên kinh doanh mì với thương hiệu “Mivina”.
Đến năm 1998, Lê Viết Lam tách riêng và thành lập tập đoàn Sun Group. Sun Group của Lê Viết Lam đã xây dựng nhiều công trình, dự án ở Ukraine như: Siêu thị SunMart, Làng Thời Đại, công viên Jungle…
Tại các nước Đông Âu, Lê Viết Nam câu kết mua chuộc cán bộ các đại sứ quán Việt Nam, Lam được nhắc đến với chức danh Chủ tịch Hội Doanh nhân Việt Nam tại Ukraine.
Năm 2007, Lam quyết định trở về đầu tư ở Việt Nam. Đích mà Lam và Sun Group nhắm đến là “cướp đất để làm giàu”. Lam bắt tay vào đầu tư lĩnh vực bất động sản, du lịch lưu trú – vui chơi nghỉ dưỡng.
Bắt đầu từ năm 2007, tên lưu manh chính trị số 1 Việt Nam đã “trải thảm đỏ” cho Lê Viết Lam đến Đà Nẵng.
Đầu tiên, Lam mua lại toàn bộ cụm khách sạn, toàn bộ hạ tầng cơ sở Bà Nà Hills của Công ty Du lịch Đà Nẵng, do Nguyễn Bá Thanh chỉ đạo cổ phần hoá và bán cho Sun Group với giá rẻ mạt.
Lê Viết Lam cải tạo lại hệ thống khách sạn vốn là tài sản kiến trúc đẹp do Pháp xây dựng. Lam đầu tư Cáp treo Ba Na Hills, từ đây Lê Viết Lam bắt tay với Nguyễn Bá Thanh cướp hầu hết đất và núi rừng Đà Nẵng. Các khách sạn 5 sao gồm:
– InterContinental Danang Sun Peninsula Resort, trên bán đảo Sơn Trà, nơi Nguyễn Bá Thanh có biệt phủ Hoa Vàng.
– Novotel Premier Han River 37 tầng, cạnh Trung tâm hành chính Đà Nẵng trên đại lộ Bạch Đằng. Khách sạn 5 sao này Nguyễn Bá Thanh có 40% cổ phần, đó là tiền đất góp vào bằng cách cho Vũ Nhôm “chuyển nhượng” đất cho Lê Viết Lam. Nguyễn Thị Hoài An, con gái Nguyễn Bá Thanh, hiện là Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Du lịch Đà Nẵng, đứng tên quản lý cổ phần.
– Công viên Á châu rộng hàng trăm hecta tại Quảng trường 2-9, kế bên Trung tâm vui chơi giải trí Helio của Nguyễn Bá Cảnh (con trai Nguyễn Bá Thanh).
– Hàng chục ngàn hecta ruộng vườn, nhà ở của dân, cạnh những cánh đồng bất tận ven sông Cổ Cò, kéo dài đến quốc lộ 1A, đều được Nguyễn Bá Thanh giao cho Sun Group phân lô bán nền.
Chưa dừng lại ở đó. Để có đất giao cho Lê Viết Lam, Nguyễn Bá Thanh biến thành phố Đà Nẵng thành một địa danh “Cải cách ruộng đất lần 2” trong lịch sử nhà nước Cộng sản Việt Nam. Mà ở đó, chính quyền cướp đất, cướp nhà và đàn áp đẫm máu, bỏ tù người vô tội vì “chống lại chủ trương của đảng và nhà nước”.
Vụ đàn áp đẫm máu ở Giáo xứ Cồn Dầu, Hoà Xuân, Cẩm Lệ là một minh chứng.
Điều “thâm cung bí sử” ít người biết là, trước khi quyết định huy động cả ngàn công an xuống tay đẫm với giáo dân, Nguyễn Bá Thanh đã báo cáo, xin ý kiến và nhận được “đèn xanh” từ Bộ Chính trị.
Nhờ bàn đạp Đà Nẵng, Lê Viết Lam bắt đầu vươn “vòi bạch tuột” ra M. Gallery ở Tây Bắc, khu nghỉ dưỡng Marriott ở Phú Quốc, công viên Đại Dương Hạ Long, đặc khu Vân Đồn… và bây giờ là núi rừng Tam Đảo.
Lê Viết Lam đi đến đâu, vùng đất ấy tan nát đến đó. Nơi những hotel, villa của Sun Group mọc lên, sẽ trở thành “thánh địa”, đế chế của riêng họ. Dân chúng muốn vào thưởng ngoạn cảnh đẹp núi rừng, chùa chiền, tài nguyên quốc gia, phải bước qua BOT của họ, mua vé và trả tiền. Đó là lý do mà đường bộ lên Bà Nà đã bị khoá, của rừng Tam Đảo đã bị Sun Group đóng kín.
Dưới trướng của Lê Viết Lam là các đồ đệ “soái” trở về từ Đông Âu đầu quân như: Đặng Minh Trường, Lê Minh Đức…
Theo hồ sơ chúng tôi có được, trước đây Lê Minh Đức (SN 1971), quê tại xã Lộc Vượng, TP Nam Hà, nay là Nam Định. Năm 1992, Đức đã có các hành vi giết người, cướp tài sản, tàng trữ, sử dụng vũ khí quân dụng và cố ý gây thương tích. Trong quá trình điều tra, Đức được cho tại ngoại. Đến khi nhận được cáo trạng của VKS tỉnh, Đức đã bỏ trốn.
Tháng 5/1993, Công an tỉnh Nam Hà đã ra quyết định truy nã Đức. Một năm sau, do không bắt được Đức nên TAND tỉnh Nam Hà xử vắng mặt bị cáo, tuyên phạt Đức tổng cộng 13 năm chín tháng tù. Ngày 8/10/2009, khi từ nước ngoài trở về Việt Nam, Đức đã bị bắt ngay khi vừa đặt chân xuống sân bay Nội Bài.
Theo Điều 55 BLHS, thời hiệu thi hành bản án đối với các trường hợp bị phạt tù từ trên ba năm đến 15 năm (như trường hợp của Đức) là 10 năm kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật. Nếu trong thời hạn này, người bị kết án cố tình trốn tránh và đã có lệnh truy nã thì thời gian trốn tránh không được tính và thời hiệu được tính lại kể từ ngày người đó ra trình diện hoặc bị bắt giữ.
Như vậy, một khi đã có quyết định truy nã của cơ quan chức năng thì dù người phạm tội trốn ở đâu, trốn bao lâu vẫn không ảnh hưởng đến thời hiệu thi hành bản án. Theo đó, tính từ khi bị cơ quan công an bắt tại sân bay Nội Bài, Đức sẽ phải ngồi tù gần 14 năm nữa.
Thế nhưng, Lê Minh Đức chẳng ở tù ngày nào vì Phạm Quý Ngọ lúc ấy là Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, đã nhận 3 triệu đô la, đổi lấy sự tha bổng cho Lê Minh Đức.
Đức kết bạn với Lê Viết Lam thời ở Đông Âu. Về Việt Nam, Đức đầu quân cho Lam và trở thành TGĐ một công ty con của Sun Group, Tổng Công ty Cổ phần Đầu tư DHC. Đức cùng vợ sống trong một villa triệu đô, ngay sát bờ sông của Euro Village 1 Đà Nẵng.
Tiền chảy vào đầy túi Lê Viết Lam và quan tham Đà Nẵng. Nhân dân thành phố này được gì? Sun Group đã nộp bao nhiêu tiền thuế về cho ngân sách thành phố? Theo thông tin được tiết lộ, tập đoàn Sun Group tại Đà Nẵng với ba dự án chính đang hoạt động Bà Nà Hill, InterContinental Sun Peninsular Resort và Công viên Châu Á trong năm 2018 chỉ nộp vỏn vẹn 18 tỷ tiền thuế. Trong khi đó nhân dân mất rừng, mất đất canh tác, tan cửa nát nhà, tiếng kêu oan ức thấu trời xanh.
Quay trở lại loạt bài của nữ phóng viên Thu Trang trên báo Phụ nữ TP HCM. Nền báo chí Cách mạng do đảng lãnh đạo, vốn dĩ chỉ “ăn theo nói leo” phục tùng vô điều kiện, nhưng cũng phải thừa nhận tài năng của Nguyễn Thu Trang – cây bút viết phóng sự điều tra có tiếng, người “năm lần bảy lượt” bị dọa giết, dọa “đày xuống 18 tầng địa ngục”, nhẹ hơn thì cũng là “hãy mua sẵn quan tài”.
Gần đấy nhất, khi loạt bài “Thâm nhập băng nhóm giang hồ ‘bảo kê’ chợ Long Biên” vừa đăng tải, Thu Trang lại nhận được tin nhắn lúc nửa đêm: “Mày đừng cố tình quay bọn tao nữa, cũng không làm gì được đâu. Tao chỉ nói một lần duy nhất. Nếu cố tình không nghe lời, cả nhà mày sẽ chết vì mày”.
Thu Trang gai góc, xù xì, mạnh mẽ, bản lĩnh… nhưng từ sâu thẳm trong tâm hồn, Thu Trang là người phụ nữ với bản năng đầy chất đàn bà. Trang chọn những điều tinh tế, yêu những thứ nhẹ nhàng và sống vui từ những điều giản đơn.
Gõ Google, bạn sẽ có được thông tin những giải thưởng báo chí mà Thu Trang có được từ năm 2000 đến 2019, với những đề tài “kinh khủng” về cái xã hội này, thể chế này sinh ra nó.
Tạp chí Forbes Việt Nam hôm 4/3/2019 chính thức công bố danh sách 50 Phụ nữ ảnh hưởng nhất Việt Nam năm 2019, trong đó có nhà báo Nguyễn Thu Trang – Trưởng đại diện Báo Phụ nữ TP. Hồ Chí Minh tại Hà Nội.
Khi Thu Trang liều mình chấp bút viết về tội ác của Sun Group, Lê Viết Lam và giới sư “hổ mang” bệnh hoạn, dâm dật và hung bạo, nhưng đang công khai rao giảng Phật pháp trên các chùa chiền hai miền Nam, Bắc. Có nghĩa là Thu Trang và tờ báo mà cô phụng sự, sẽ đối mặt với sự tấn công của bọn bút nô trong hệ thống báo chí quốc doanh và cả trên mạng xã hội, lẫn giới chính trị gia bảo kê cho Sun Group đang đứng trong cơ quan quyền lực của đảng và chính phủ.
Và đúng như cô tự sự, Thu Trang đã sẵn sàng nhận lấy bão giông…
(Còn nữa)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét