Bài đăng nổi bật

Nhân sự chủ chốt cấp cao

  Nhân sự chủ chốt cấp cao. BCT đã có phương án chính thức về nhân sự chủ chốt trình trung ương đảng, dự kiến trung ương họp vào ngày 16-18 ...

Thứ Hai, 24 tháng 6, 2019

Bản cáo trạng “lạ” và 31 năm tù

Bản cáo trạng “lạ” và 31 năm tù

24-6-2019
Michael PhuongMinh tại phiên tòa. Ảnh: Reuters
Phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử Nguyen Michael PhuongMinh, Huỳnh Đức Thanh Bình, Trần Long Phi và Huỳnh Đức Thịnh sáng nay 24/6/2019 tại Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã sử dụng bản cáo trạng không đúng quy định.
Bản cáo trạng dài 14 trang mà kiểm sát viên dùng để công bố tại phiên tòa và tất cả các bản cáo trạng “gốc” đã gửi cho Tòa, luật sư và các bị cáo đều KHÔNG ĐÓNG DẤU GIÁP LAI.
Việc đóng dấu giáp lại được hướng dẫn tại khoản 2 Điều 13 Thông tư 01/2011/TT-BNV ngày 19 tháng 01 năm 2011 Hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính quy định:
“Điều 13. Dấu của cơ quan, tổ chức
1. Việc đóng dấu trên văn bản được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 26 Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ về công tác văn thư và quy định của pháp luật có liên quan; việc đóng dấu giáp lai đối với văn bản, tài liệu chuyên ngành và phụ lục kèm theo được thực hiện theo quy định tại Khoản 4 Điều 26 Nghị định số 110/2004/NĐ-CP.
2. Dấu của cơ quan, tổ chức được trình bày tại ô số 8; dấu giáp lai được đóng vào khoảng giữa mép phải của văn bản hoặc phụ lục văn bản, trùm lên một phần các tờ giấy; mỗi dấu đóng tối đa 05 trang văn bản.”
Phát hiện ra điều này, luật sư bào chữa cho bị cáo Huỳnh Đức Thanh Bình đã yêu cầu cho hoãn phiên tòa, trả hồ sơ để Viện kiểm sát thu hồi cáo trạng cũ và ra cáo trạng mới theo đúng thể thức, vì việc này không thể khắc phục ngay tại phiên tòa.
Đối đáp lại, kiểm sát viên đã đọc to Điều 243 Bộ luật tố tụng hình sự để biện minh cho sự thiếu sót của mình.
“Điều 243. Quyết định truy tố bị can
Viện kiểm sát quyết định truy tố bị can trước Tòa án bằng bản cáo trạng.
Bản cáo trạng ghi rõ diễn biến hành vi phạm tội; những chứng cứ xác định hành vi phạm tội của bị can, thủ đoạn, động cơ, mục đích phạm tội, tính chất, mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra; việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, đặc điểm nhân thân của bị can; việc thu giữ, tạm giữ tài liệu, đồ vật và việc xử lý vật chứng; nguyên nhân và điều kiện dẫn đến hành vi phạm tội và tình tiết khác có ý nghĩa đối với vụ án.
Phần kết luận của bản cáo trạng ghi rõ tội danh và điều, khoản, điểm của Bộ luật hình sự được áp dụng.
Bản cáo trạng phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra cáo trạng; họ tên, chức vụ và chữ ký của người ra bản cáo trạng.”
Điều luật này quy định nội dung của một bản cáo trạng.
Không thể tưởng tượng được, một bản cáo trạng truy tố bị cáo ở tội danh có mức án chung thân hoặc tử hình mà lại cẩu thả đến như vậy. Nếu ai đó thay một vài tờ trong bản cáo trạng không đóng dấu giáp lai thì hậu quả sẽ tai hại như thế nào.
Thẩm phán chủ tọa phiên tòa đã không cho hoãn phiên tòa.
Với bản cáo trạng không đúng quy định về thể thức như vậy, Tòa đã tuyên án:
1. Nguyen Michael PhuongMinh: 12 năm tù + trục xuất sau khi thi hành án xong.
2. Huỳnh Đức Thanh Bình: 10 năm tù + 3 năm quản chế.
3. Trần Long Phi: 8 năm tù + 3 năm quản chế
4. Huỳnh Đức Thịnh: 1 năm tù giam
Phiên tòa dự kiến diễn ra trong hai ngày, đã kết thúc chóng vánh trong vòng một buổi sáng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét