TRẦN VĂN KHÊ - MỘT BIỂU TƯỢNG LỚN, MỘT NHÂN CÁCH LỚN
'Sẽ không ai thay thế
được GS-TS Trần Văn Khê'
Khánh An-VOA
GS-TS. Trần Văn Khê, một cây “đại thụ” trong làng văn hóa Việt Nam, vừa từ trần vào lúc 2:55 ngày 24/6/2015 ở tuổi 94. Với bề dày đồ sộ các công trình nghiên cứu âm nhạc, ông là thành viên danh dự Hội đồng Quốc tế Âm nhạc thuộc UNESCO và là người có công đầu trong việc giới thiệu âm nhạc dân tộc Việt Nam đến với thế giới. Ngoài vốn kiến thức lỗi lạc, GS-TS. Trần Văn Khê còn được giới văn nghệ sĩ Việt Nam kính phục vì những phẩm chất đáng quý của một người làm văn hóa một cách nghiêm túc và tử tế.
GS-TS. Trần Văn Khê sinh ra trong một gia đình được xem là “nhà nòi” làm nghệ thuật. Gia đình ông có bốn đời chuyên về âm nhạc truyền thống. Cụ cố Trần Quang Thọ là nhạc ông triều đình Huế trước đây. Ông nội là Trần Quang Diệm biết đàn kìm, đàn tranh, đàn tỳ bà. Cha là Trần Quang Triều biết nhiều nhạc cụ, đặc biệt là độc huyền cầm và đờn kìm.
Cụ cố ngoại là Nguyễn Tri Phương làm đến chức Khâm sai Kinh Lược Nam Kỳ. Ngoại tổ là Nguyễn Tri Túc vốn là người đã nuôi rất nhiều nhạc sĩ danh tiếng vùng Cần Đước, Vĩnh Kim. Các cô, cậu họ hàng của GS-TS. Trần Văn Khê cũng là những người đã góp phần trong kho tàng âm nhạc truyền thống Việt Nam.
Tuy nhiên, ông lại bị mồ côi rất sớm. 9 tuổi ông mất mẹ, 10 tuổi mất cha. Trong cuốn tự truyện rất được mến mộ, GS-TS. Trần Văn Khê xem biến cố đau thương này vừa là nghịch cảnh, lại vừa là động lực cho ông cố gắng hoàn thiện mình trên mỗi bước đường đời.
Thuở bé, GS-TS. Trần Văn Khê đã tỏ ra rất sáng dạ. Ông là một trong hai người duy nhất trong tỉnh đậu bằng chữ Hán khi mới học tiểu học. Lên trung học, ông được cấp học bổng vào trường Trương Vĩnh Ký và năm nào ông cũng đứng đầu lớp. Hoàn tất trung học, ông lại được cấp học bổng đặc biệt của chính phủ thuộc địa để ra Hà Nội học Y khoa. Nhưng đến năm thứ nhì thì vấn đề sức khỏe và sự kiện phong trào “Xếp bút nghiên” đã khiến ông phải bỏ dở trường thuốc.
Sau đó, ông sang Pháp và thi đậu vào trường chính trị nổi tiếng Sciences Po ở Paris. Rồi ông sang La Haye học Luật quốc tế và được tuyển vào làm thư ký quốc tế cho Liên Hiệp Quốc. Năm 1952, ông ghi tên soạn luận án tiến sĩ đại học Paris. Năm 1954 – 1958, ông theo học khoa nhạc học và chuẩn bị làm luận án tiến sĩ. Đến tháng 6/1958, ông đậu tối ưu tiến sĩ Văn khoa, môn Nhạc học tại đại học Sorbonne, với luận án chính về âm nhạc truyền thống Việt Nam.
Một biểu tượng của văn hóa Việt Nam
.
Sự nghiệp nghiên cứu và đóng góp của ông cho âm nhạc truyền thống Việt Nam cho tới nay không ai có thể sánh bằng. Ông là người đã có công đầu trong việc giới thiệu âm nhạc truyền thống Việt Nam với thế giới.
TS. Nguyễn Xuân Diện, người có vinh dự được làm việc cùng với ông trong thời gian làm hồ sơ đề nghị đưa ca trù Việt Nam vào UNESCO cho biết:
“Tất cả những hoạt động của ông từ nửa thế kỷ nay đều phụng sự cho văn hóa, âm nhạc Việt Nam, giới thiệu văn hóa, âm nhạc Việt Nam đi khắp năm châu bốn bể. Ông có những việc làm để gìn giữ tất cả những nét đẹp tinh hoa của Việt Nam trong văn hóa và âm nhạc. Chúng ta nhớ là năm 1976, khi mà quan họ, ca trù có một đời sống lay lắt thì GS. Trần Văn Khê trở về và ghi những đĩa hát về quan họ và ca trù, ghi âm với những nghệ nhân giỏi nhất thời bấy giờ, để đi giới thiệu với UNESCO, cho UNESCO in ra 400 đĩa gửi đi khắp nơi. Sau đó, nó có một tiếng vọng rất lớn trở lại Việt Nam. GS. Trần Văn Khê đã qua đời nhưng tất cả di sản đồ sộ cũng như những cống hiến lớn lao của ông đã khiến ông trở thành một biểu tượng của văn hóa Việt Nam”.
Một nhân cách lớn
Làm việc nghiêm túc nhưng rất bình dị, gần gũi, quan tâm đến những người xung quanh là đặc điểm khiến cho nhiều người có dịp làm việc với GS-TS. Trần Văn Khê kính phục và yêu mến ông. Đạo diễn Tấn Phát, người đã cùng làm việc với ông gần đây nhất trong chuỗi chương trình "Vinh danh văn hoá Nam bộ", kể:
“Thầy vô cùng bình dị. Ngày xưa khi chưa gặp thầy, tôi nghĩ một người lỗi lạc như thầy chắc có lẽ phải cao sang, cao xa. Nhưng khi làm việc với thầy thì thầy rất bình dị, từ cách ăn mặc đến cách giao tiếp. Đối với mọi người, thầy rất quan tâm, chu đáo. Người nào thầy đã gặp rồi thì thầy nhớ. Cuộc sống thầy cũng rất đơn giản. Căn phòng thầy ở, món ăn thầy ăn đều rất đơn giản và dân tộc. Đó là một trong những điều khiến tôi khâm phục thầy nhất”.
TS. Nguyễn Xuân Diện rất nể phục GS-TS. Trần Văn Khê về tính công tâm, minh bạch trong công việc. Ông kể:
“GS. Trần Văn Khê luôn là một người thật sự công tâm, khách quan, minh bạch. GS. Trần Văn Khê được chính phủ Việt Nam mời về để làm cố vấn cho việc trình hồ sơ lên UNESCO cho ca trù Việt Nam, giáo sư đã yêu cầu Viện Âm nhạc và Bộ Văn hóa mời tôi để viết phần lịch sử và sự phát triển của ca trù. GS. Trần Văn Khê có gọi tôi đến và yêu cầu tôi phải đưa ra những tư liệu xác thực nhất, có thể kiểm chứng được trên thực tế, không được dựa trên những huyền thoại, truyền thuyết, mà phải dựa trên những tài liệu xác đáng bằng văn bia và các tài liệu Hán Nôm”.
TS. Diện kể trong một lần khác, chính phủ Việt Nam đề nghị giáo sư đưa môn đờn ca tài tử (vốn là sở trường của ông) trình lên UNESCO để được công nhân là văn hóa phi vật thể, giáo sư đã từ chối với lý lẽ đờn ca tài tử tuy đặc biệt nhưng vẫn xếp sau một số bộ môn nghệ thuật khác.
Tuy sự ra đi của GS-TS. Trần Văn Khê đã được dự báo trước, nhưng nhiều người không khỏi bồi hồi, luyến tiếc. Đạo diễn Tấn Phát nhận định việc mất đi GS-TS. Trần Văn Khê là một mất mát to lớn cho nền âm nhạc truyền thống Việt Nam nói riêng và văn hóa Việt Nam nói chung. Đạo diễn nói:
“Sẽ không có người thay thế. Có thể sau này có người tài ba hơn thầy, giỏi hơn thầy, nhưng vị trí, ý nghĩa xã hội, ý nghĩa cuộc sống của thầy Trần Văn Khê là sẽ không thay thế được”.
Ngay cả đến lúc cuối đời, GS-TS. Trần Văn Khê cũng khiến cho nhiều người phải ngả mũ kính phục ông vì những sắp xếp hậu sự qua bản di chúc, trong đó, ông tiếp tục cống hiến phần tài sản cuối cùng cho những công việc lưu truyền và phát huy văn hóa Việt Nam. Ông cũng không quên sắp xếp cuộc sống cho người giúp việc đã đỡ đần ông trong nhiều năm cuối đời.
.
TS. Nguyễn Xuân Diện, người có vinh dự được làm việc cùng với ông trong thời gian làm hồ sơ đề nghị đưa ca trù Việt Nam vào UNESCO cho biết:
“Tất cả những hoạt động của ông từ nửa thế kỷ nay đều phụng sự cho văn hóa, âm nhạc Việt Nam, giới thiệu văn hóa, âm nhạc Việt Nam đi khắp năm châu bốn bể. Ông có những việc làm để gìn giữ tất cả những nét đẹp tinh hoa của Việt Nam trong văn hóa và âm nhạc. Chúng ta nhớ là năm 1976, khi mà quan họ, ca trù có một đời sống lay lắt thì GS. Trần Văn Khê trở về và ghi những đĩa hát về quan họ và ca trù, ghi âm với những nghệ nhân giỏi nhất thời bấy giờ, để đi giới thiệu với UNESCO, cho UNESCO in ra 400 đĩa gửi đi khắp nơi. Sau đó, nó có một tiếng vọng rất lớn trở lại Việt Nam. GS. Trần Văn Khê đã qua đời nhưng tất cả di sản đồ sộ cũng như những cống hiến lớn lao của ông đã khiến ông trở thành một biểu tượng của văn hóa Việt Nam”.
Một nhân cách lớn
Làm việc nghiêm túc nhưng rất bình dị, gần gũi, quan tâm đến những người xung quanh là đặc điểm khiến cho nhiều người có dịp làm việc với GS-TS. Trần Văn Khê kính phục và yêu mến ông. Đạo diễn Tấn Phát, người đã cùng làm việc với ông gần đây nhất trong chuỗi chương trình "Vinh danh văn hoá Nam bộ", kể:
“Thầy vô cùng bình dị. Ngày xưa khi chưa gặp thầy, tôi nghĩ một người lỗi lạc như thầy chắc có lẽ phải cao sang, cao xa. Nhưng khi làm việc với thầy thì thầy rất bình dị, từ cách ăn mặc đến cách giao tiếp. Đối với mọi người, thầy rất quan tâm, chu đáo. Người nào thầy đã gặp rồi thì thầy nhớ. Cuộc sống thầy cũng rất đơn giản. Căn phòng thầy ở, món ăn thầy ăn đều rất đơn giản và dân tộc. Đó là một trong những điều khiến tôi khâm phục thầy nhất”.
TS. Nguyễn Xuân Diện rất nể phục GS-TS. Trần Văn Khê về tính công tâm, minh bạch trong công việc. Ông kể:
“GS. Trần Văn Khê luôn là một người thật sự công tâm, khách quan, minh bạch. GS. Trần Văn Khê được chính phủ Việt Nam mời về để làm cố vấn cho việc trình hồ sơ lên UNESCO cho ca trù Việt Nam, giáo sư đã yêu cầu Viện Âm nhạc và Bộ Văn hóa mời tôi để viết phần lịch sử và sự phát triển của ca trù. GS. Trần Văn Khê có gọi tôi đến và yêu cầu tôi phải đưa ra những tư liệu xác thực nhất, có thể kiểm chứng được trên thực tế, không được dựa trên những huyền thoại, truyền thuyết, mà phải dựa trên những tài liệu xác đáng bằng văn bia và các tài liệu Hán Nôm”.
TS. Diện kể trong một lần khác, chính phủ Việt Nam đề nghị giáo sư đưa môn đờn ca tài tử (vốn là sở trường của ông) trình lên UNESCO để được công nhân là văn hóa phi vật thể, giáo sư đã từ chối với lý lẽ đờn ca tài tử tuy đặc biệt nhưng vẫn xếp sau một số bộ môn nghệ thuật khác.
Tuy sự ra đi của GS-TS. Trần Văn Khê đã được dự báo trước, nhưng nhiều người không khỏi bồi hồi, luyến tiếc. Đạo diễn Tấn Phát nhận định việc mất đi GS-TS. Trần Văn Khê là một mất mát to lớn cho nền âm nhạc truyền thống Việt Nam nói riêng và văn hóa Việt Nam nói chung. Đạo diễn nói:
“Sẽ không có người thay thế. Có thể sau này có người tài ba hơn thầy, giỏi hơn thầy, nhưng vị trí, ý nghĩa xã hội, ý nghĩa cuộc sống của thầy Trần Văn Khê là sẽ không thay thế được”.
Ngay cả đến lúc cuối đời, GS-TS. Trần Văn Khê cũng khiến cho nhiều người phải ngả mũ kính phục ông vì những sắp xếp hậu sự qua bản di chúc, trong đó, ông tiếp tục cống hiến phần tài sản cuối cùng cho những công việc lưu truyền và phát huy văn hóa Việt Nam. Ông cũng không quên sắp xếp cuộc sống cho người giúp việc đã đỡ đần ông trong nhiều năm cuối đời.
.
Ngược lại cũng có những người mang danh GS nhưng chẳng để lại được cho đời một sự cống hiến, một ấn tượng nào đáng kể và cũng chẳng được người đời tôn trọng, thậm chí còn bị coi thường và khinh ghét. Xin phép nêu một vài thí dụ: Đó là các "GS" Trọng (Nguyễn Phú), Bình (Nguyễn Đức), Tùng (Lê Xuân), Phú (Phùng Hữu) và "GS" Khiêu (Vũ)... Mong sao các vị "GS" này bớt đi mớ lý luận suông và lỗi thời trong đầu để làm những việc thiết thực có ích cho Dân, cho Nước hơn.
Một lần nữa xin nghiêng mình thương tiếc và cảm phục GS Trần Văn Khê.
2. "Năm 1954 – 1958, ông theo học khoa nhạc học và chuẩn bị làm luận án tiến sĩ". Ông Phạm Duy cũng qua Pháp học nhạc 1954-1955, vậy mà 2 ông không nhắc đến thì rất có thể 2 ông không gặp nhau lúc đó.
Đỗ Chí Việt
Đỗ Chí Việt