Quan hệ giữa Campuchia với Trung Quốc và Việt Nam
bxvnThu 5:14 AM
GS Carlyle Thayer tư vấn
Vũ Quốc Ngữ dịch
Chúng tôi đang viết báo cáo về mối quan hệ đang thay đổi giữa Việt Nam, Trung Quốc và Hun Sen. Chúng tôi đề nghị ông cho biết một số vấn đề sau:
Câu hỏi 1. Đã có nhiều bài viết về việc Trung Quốc giành được sự ủng hộ của Campuchia. Theo quan điểm của Bắc Kinh, khu vực này thể hiện hình ảnh của các quốc gia thù địch tiềm năng. Giữ Campuchia bên cạnh cũng giúp Bắc Kinh cản trở ASEAN đưa ra các chính sách không phù hợp với lợi ích của Trung Quốc. Nhưng các chính sách tiềm năng của ASEAN thực sự là một mối quan tâm lớn đối với Trung Quốc? Hay quan trọng là giữ Campuchia ở bên cạnh Bắc Kinh?
GS Carly Thayer: Để hiểu mối quan hệ hiện tại giữa Cambodia và Trung Quốc nên nhìn vào lịch sử của các mối quan hệ trong quá khứ của họ. Sau khi Campuchia độc lập năm 1953, Norodom Sihanouk theo đuổi một chính sách đối ngoại trung lập trong Chiến tranh Lạnh. Trung Quốc và Campuchia đã tham dự hội nghị Á-Phi ở Bandung vào tháng 4 năm 1955. Tháng 7 năm 1958, Campuchia đã công nhận Trung Quốc và trở thành một trong sốt ít quốc gia có quan hệ ngoại giao với CHND Trung Hoa sau năm 1949. Năm 1961, Campuchia trở thành thành viên của Phong trào Không liên kết.
Khi Lon Nol lật đổ Sihanouk vào năm 1970, Trung Quốc đã cung cấp nơi ẩn náu và hỗ trợ cho Sihanouk. Sihanouk trở về Campuchia sau khi Khmer Đỏ lên nắm quyền và sống sót do sự bảo trợ từ Bắc Kinh. Khi Việt Nam xâm chiếm Campuchia, Trung Quốc đã ủng hộ Khmer Đỏ trong cuộc chiến và một lần nữa cung cấp hỗ trợ và nơi ở cho Sihanouk. Sau khi cuộc xung đột Campuchia kết thúc năm 1991, Trung Quốc ủng hộ Sihanouk làm Chủ tịch Hội đồng Quốc gia Tối cao.
Sau cuộc bầu cử của UNTAC tháng 5 năm 1993, Trung Quốc đã ủng hộ chính phủ liên minh. Chính tại thời điểm này, Campuchia đã thông qua chính sách một Trung Quốc và quan hệ ngoại giao của nước này với Đài Loan đã bị cắt giảm.
Kể từ khi Campuchia trở thành thành viên của ASEAN, vào tháng Tư năm 1999, quốc gia này đã nhận được sự hậu thuẫn từ Trung Quốc.
Tóm lại, Campuchia đã từng là công cụ cho chính sách đối ngoại của Trung Quốc theo thời gian, theo những cách khác nhau, nhằm nhận lại sự ủng hộ từ Phnom Penh để hợp pháp hoá và xác nhận vai trò của Trung Quốc trong khu vực.
Câu hỏi 2. Campuchia có quan trọng về mặt chiến lược với Trung Quốc, hay chỉ có giá trị ngoại giao? Đã từng có những lo ngại liên quan đến việc xây dựng một cảng quân sự của Trung Quốc ở tỉnh Koh Kong. Campuchia thực sự có tầm quan trọng nào đối với Trung Quốc và các thiết kế dài hạn của Bắc Kinh đối với châu Á?
GS C. Thayer: Mặc dù Campuchia không có biên giới với Trung Quốc, quốc gia này có giá trị chiến lược nội tại vì vị trí của nó được củng cố bởi di sản lịch sử của các mối quan hệ chặt chẽ. Chắc chắn trong thời Khmer Đỏ, Campuchia là một mặt trận thứ hai để hạn chế Việt Nam, một quốc gia mà Trung Quốc coi là thù địch. Sau năm 1993 và với sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc, Campuchia trở nên quan trọng đối với các nguồn tài nguyên thiên nhiên của nó. Trong giai đoạn hiện đại, Campuchia là một trong những nền tảng cho ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực (bao gồm Myanmar và Lào). Sau khi Campuchia nhập vào ASEAN, và đặc biệt là sau khi tranh chấp hàng hải bắt đầu gia tăng ở Biển Đông, Campuchia đã trở thành một đại diện ngoại giao có giá trị cho Bắc Kinh.
Ngày nay, Campuchia đã được đưa vào dự án Một vành đai, một con đường của Trung Quốc. Campuchia sẽ tiếp tục giữ vai trò quan trọng đối với Trung Quốc khi nhiều quốc gia khu vực khác chống lại quyền bá chủ của Trung Quốc. Campuchia có thể được coi là hình mẫu “hai bên cùng thắng” của Bắc Kinh cũng như chính sách giả mạo của Trung Quốc về không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác. Tầm quan trọng của Campuchia sẽ làm giảm vị thế của các nước khác trong khu vực.
Câu hỏi 3. Người Việt Nam thực dụng và biết rõ Hun Sen; ông này từng là người của họ trong một thời gian dài. Ông có nghĩ rằng có bao giờ Hà Nội lo sợ họ đã mất ông ta, và ông ta đã trở nên gắn bó chặt chẽ với Trung Quốc, đối thủ chính của họ trong khu vực? Liệu có điều gì hữu hình Việt Nam có thể làm trong tương lai –hoặc đe dọa làm –để giữ lợi ích ở Campuchia không bị Trung Quốc gây tổn hại?
GS C. Thayer: Thực tế, các nhà lãnh đạo và quan chức Việt Nam thực dụng. Họ không phản đối mối quan hệ chặt chẽ giữa Campuchia và Trung Quốc vì Việt Nam cũng tìm kiếm các mối quan hệ chặt chẽ và hợp tác với Bắc Kinh. Việt Nam quan tâm đến việc giữ biên giới hoà bình với Campuchia và ổn định chính trị nội bộ của Campuchia để ngăn chặn các hoạt động tội phạm xuyên quốc gia (buôn lậu ma tuý, buôn bán người, hoạt động tội phạm, v.v.). Việt Nam nhắm đến tương lai lâu dài. Họ liên tục nuôi dưỡng quan hệ với quân đội Campuchia và thúc đẩy thương mại qua biên giới thông qua các khu vực đặc biệt.
Tầng lớp tăng lữ ở Cambodia đang đốt cờ Việt Nam
Ngoại trừ lập trường ủng hộ Trung Quốc trong tranh chấp ở Biển Đông và bằng cách này phá hoại sự nhất trí của ASEAN về vấn đề này, thì Campuchia không phải là một mối đe doạ cho sự tồn tại của Việt Nam. Thật khó để quan sát mối quan hệ gần gũi hơn giữa Trung Quốc và Campuchia sẽ làm gia tăng sự thù địch giữa Việt Nam và Campuchia.
Mối quan tâm của Trung Quốc không phải là phân hoá Đông Nam Á. Trung Quốc không cố gắng gây bất ổn cho Việt Nam nhiều như để quản lý một mối quan hệ song phương vốn có nhiều thử thách. Việt Nam không có lợi ích trong việc tiếp tục một cuộc tranh cãi liên tục với Campuchia hay Trung Quốc về vấn đề này. Cuối cùng, Trung Quốc đang thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực và sẽ không khuyến khích hoặc hỗ trợ Campuchia cắt đứt quan hệ kinh tế và thương mại với Việt Nam.
VNTB gửi BVN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét