Vỡ kế hoạch - Tòa bất ngờ tạm dừng xử vụ Trịnh Xuân Thanh
28.01.2018 13:14 3548
Luật sư Nguyễn Văn Quynh bào chữa cho ông Trịnh Xuân Thanh cho biết ´´ Luận tội xong với các mức án cao ngất ngưởng. Sau khi đối đáp với luật sư “Bỗng nhiên” VKS đề nghị HĐXX - Dừng phiên toà, HĐXX phải đi xác minh lại dòng tiền chiếm đoạt. HĐXX sau khi “Hội ý” tý, và ra tuyên bố “Tạm dừng” phiên toà. Chóng vánh trong 15 phút xét xử buổi sáng nay.´´
Ông Trịnh Xuân Thanh tại phiên tòa ( ảnh: TTXVN)
Bản kê số tiền 14 tỉ đồng nhận vào Woon Bank gồm nhiều mệnh giá. Với bảng kê tiền 14 tỷ này thì khó có thể cho vào được Vali kéo lên Máy bay với giới hạn tối đa 20kg*
Cáo trạng và luận tội hài quá với vụ án Trịnh Xuân Thanh “Tham ô tài sản” sau khi tranh luận mới vòng 01, đã thấy oan, sai rõ như thanh thiên bạch nhật. Tranh luận tôi đã làm rõ Trịnh Xuân Thanh không có thẩm quyền quyết định cũng như quyền chỉ đạo PVP Land bán cổ phần cho Lê Hoà Bình theo quy định pháp luật và điều lệ hoạt động công ty cổ phần. Với chứng cứ “Vật chất” mà cơ quan điều tra thu thập được, thì không có căn cứ buộc tội Trịnh Xuân Than có hành vi “Tham ô tài sản”. Đề nghị HĐXX căn cứ khoản 1, Điều 328 BLTTHS 2015 Tuyên bị cáo Trịnh Xuân Thanh không phạm tội “Tham ô tài sản”.
Theo tui, Có dừng xác minh thêm bao nhiêu thời gian đi nữa cũng chả “nặn” ra thêm được chứng cứ buộc tội nào mới hơn.
Theo lịch, Toà án sẽ xét xử liên tục kể cả thứ 7 chủ nhật từ ngày 24/01/2018 tới 06/02/2018. Nhà cháu “Vỡ kế hoạch” lại được tạm nghỉ 05 ngày, tiếp tục ngâm cứu để “hát” tiếp vào 02/02/2018.
----
HÉ LỘ: 14 TỶ CÓ HAY KHÔNG ?
Đây là vụ án buộc tội Trịnh Xuân Thanh không có căn cứ. Nhầm lẫn lớn nhất của bản Cáo trạng đó là: Luật doanh nghiệp, điều lệ hoạt động công ty cổ phần, công ty mẹ, công ty con và công ty liên kết.
Công ty cổ phần Điện lực Dầu khí (PVP Land) là công ty liên kết của Tổng công ty Cổ phần xây lắp dầu khí (PVC). Năm 2009 Tập đoàn dầu khí (PVN) thoái vốn tại PVP Land.Tháng 12/2009 PVN bán cho PVC 28% cổ phần và chỉ định 02/5 thành viên tham gia HĐQT đại diện quản lý vốn nhà nước cho PVC. 03 thành viên còn lại của PVP Land tham gia HĐQT chiếm tỷ lệ vốn góp 72% cổ phần.
Năm 2008 Công ty PVP Land lại góp cổ phần 50,1% vào Công ty Cổ phần Xuyên Thái Bình Dương, cùng 04 thành viên khác trong đó có công ty Vietsan (Hàn Quốc)
Theo điều lệ của PVP Land biểu quyết bán cổ phần chỉ cần 03/5 thành viên HĐQT thông qua ý kiến là ban hành nghị quyết bán cổ phần.
Ngày 30/3/2010 HĐQT của PVP Land đã có 05/05 thành viên thông qua phê duyệt thoái vốn 50,1% cổ phần vốn góp chi phối ở Công ty cổ phần Xuyên Thái Bình Dương nơi có lô đất 9.430m2 trên đường Phạm Hùng. Nhưng do góp vốn trên 50,1% Công ty PVP Land chi phối công ty Xuyên Thái Bình Dương, Dó đó 04 cổ đông buộc phải theo PVL Land trong đó có Vietsan 12,25% (Hàn Quốc) dù không muốn bán cũng phải chấp nhận theo.
Lê Hòa Bình mua toàn bộ cổ phần Công ty Xuyên Thái Bình Dương trị giá 490 tỷ đồng sở hữu lô đất 9.430m2 trên đường Phạm Hùng - Hà Nội. Trong số 04 cổ đông tham gia vốn góp Công ty Xuyên Thái Bình Dương chuyển nhượng với giá 52 triệu/1m2. Riêng công ty PVP Land lại bán với giá 34 triệu/m2 và Lê Hòa Bình chi hưởng chênh lệch ngoài cho người môi giới và Ban lãnh đạo PVP Land chiếm hưởng 47 tỷ đồng.
Ngày 21/04/2010 Lê Hòa Bình bị khởi tố hành vi lừa đảo dự án Thanh Hà và Cenco5. Lấy tiền huy động vốn của khách hàng để mua cổ phần công ty Xuyên Thái Bình Dương nơi sở hữu 9.430m2 với dự án Nam Đàn Plaza. Bình khai với C 46 nguồn tiền và sau đó thu hồi toàn bộ số tiền mua cổ phần về trả lại cho khách hàng. Dự án Nam Đàn Plaza không bán được cho ai nữa.
Trịnh Xuân Thanh theo điều lệ hoạt động PVC chỉ có thẩm quyền thay mặt HĐQT ký nghị quyết phê duyệt việc thoái vốn 28% ở công ty PVP Land vào ngày 12/04/2010 khi tờ trình xin thoái vốn được Người đại diện quản lý vốn gửi tới PVC ngày 09/4/2010.
Điều chớ trêu là. HĐQT PVP Land đã ký nghị quyết phê duyệt thoái vốn trước đó 13 ngày 30/3/2010 thì ngày 09/4/2010 hai thành viên được PVC cử tham gia HĐQT của PVP Land để quản lý và bảo toàn vốn có báo cáo xin PVC bán 28% cổ phần vốn được báo cáo lãi 33 tỷ đồng sau 03 tháng PVC mua 28% từ tháng 12/2009. Nhưng ngày 30/3/2010 PVP Land phê duyệt nghị quyết bán cổ phần thì ngày 27/03/2010 Lê Hòa Bình đã ký HĐ đặt cọc mua toàn bộ Công ty Xuyên TBD. Ngày 02/04/2010 PVP Land đã ký HĐ chuyển nhượng cổ phần cho Lê Hòa Bình.
Việc "Tiền trảm hậu tấu" của PVP land ký bán 02/04/2010 và nhận tiền 100 tỷ ngày 06/04/2010, nhưng ngày 09//04/2010 đại diện PVC quản lý 28% vốn góp mới có văn bản báo cáo HĐQT PVC để xin phê duyệt bán cổ phần. Sau khi họp HĐQT PVC đã có 05/05 thành viên HĐQT đồng ý thoái vốn 28% tại PVP Land. Trịnh Xuân Thanh thay mặt HĐQT ký chấp thuận cho PVP Land thoái vốn.
Việc Trịnh Xuân Thanh ký chấp thuận chỉ là thủ tục, vì theo điều lệ hoạt động và nghị quyết của PVP Land 03/05 Thảnh viên HĐQT biểu quyết thông qua thì PVC với 28% cổ phần có cản cũng không được. Và nghị quyết bán đã được HĐQT của PVP Land thông qua ngày 30/3/2010 thoái vốn 50,1% tại Công ty Xuyên Thái Bình Dương.
Nhầm lẫn của Cáo trạng lại xác định công ty PVP Land là công ty con của PVC tiền góp vốn 50,1% của PVP Land vào Xuyên Thái Bình Dương là tiền của nhà nước. Trịnh Xuân Thanh là người được nhà nước giao quản lý vốn đã phê duyệt cho PVP Land thoái vốn để lãnh PVP Land và một đối tượng hưởng tiền chênh lệch 47 tỷ đồng.
Căn cứ theo điều lệ thì Trịnh Xuân Thanh có cưỡng lại bán hay không bán thì dàn HĐQT của PVP Land cũn đã bám rồi.
Cáo trạng chỉ xác định hai lời khai vu vơ: "Nghĩ rằng tiền chi cho Thanh phê duyệt thoái vốn" nhưng ra tòa lại rút lại, để buộc tội cho Thanh có hành vi Tham ô 14 tỷ đồng từ chiếc Vali của Đinh Mạnh Thắng khai.
Thật sự có tiền không, số tiền là bao nhiêu trong vali (?). Thực nghiệm điều tra số tiền 14 tỷ theo bản kê dưới đây có vừa đủ chiếc vali kéo lên máy bay hay không ?
*P/s. Bảng kê tiền đã được các luật sư tranh luận công khai tại phiên tòa. Với bảng kê tiền 14 tỷ này thì khó có thể cho vào được Vali kéo nên Máy bay với giới hạn tối đa 20kg
Luật sư. Nguyễn Văn Quynh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét