Bài đăng nổi bật

Nhân sự chủ chốt cấp cao

  Nhân sự chủ chốt cấp cao. BCT đã có phương án chính thức về nhân sự chủ chốt trình trung ương đảng, dự kiến trung ương họp vào ngày 16-18 ...

Thứ Năm, 18 tháng 1, 2018

Bao giờ công an bớt ngô nghê


Bao giờ công an bớt ngô nghê

Trân Văn
16-1-2018
Tuần này, công an Việt Nam tiếp tục cung cấp đề tài cho công chúng bàn luận. Giống như nhiều lần trước, dù đề tài có những tình tiết hết sức hoạt kê nhưng người nghe, người đọc chẳng những không cười mà thêm giận…
***
Tối 7 tháng 1, ông Bùi Việt Hải, 30 tuổi, tạm trú ở phường Trung Dũng, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, bị một kẻ lạ mặt bắn vào đầu và thiệt mạng.
Đến ngày 8 tháng 1 công an tỉnh Đồng Nai loan báo đã xác định được thủ phạm. Kẻ thủ ác không phải là du đãng! Y tên Nguyễn Tấn Phước, 39 tuổi, trung úy công an, đang làm việc tại Đội Tuần tra của Phòng Cảnh sát Giao thông, Công an tỉnh Đồng Nai.
Ngày 10 tháng 1, công an tỉnh Đồng Nai cho biết thêm rằng đồng đội của họ không bắn ông Hải. Viên đạn nằm trong đầu – đoạt mạng ông Hải là một… tai nạn.
Bạn gái của Phước có một cô con gái 18 tuổi. Vì không tán thành chuyện con gái qua lại với ông Hải nên bà nhờ Phước ngăn cản. Phước tổ chức theo dõi ông Hải và khi nhận được tin ông Hải đã về nhà trọ, Phước đến tận nơi tìm ông Hải rồi móc súng ngắn, đánh vào mặt ông Hải. Súng… va trúng má trái của ông Hải rồi… cướp cò và đạn đi thẳng vào đầu ông!
***
Không có độc giả nào của các tờ báo chính thống và người dùng mạng xã hội tiếng Việt tin rằng ông Hải thiệt mạng do… tai nạn như công an tỉnh Đồng Nai trình bày.
Ngoài những nhận xét rằng, kết luận điều tra sơ bộ của công an tỉnh Đồng Nai tạo cảm giác “thấy sai sai”, “nghe kỳ kỳ”, trên diễn đàn của báo điện tử Zing, một độc giả dùng nickname Undefined lập lại nhận định của nhiều người rằng, phải lên đạn, mở khóa an toàn và bóp cò thì đạn mới ra khỏi nòng được. Đó cũng là lý do Kiều Phong – một độc giả khác của báo điện tử Zing, khẳng định, ngay cả trẻ con cũng không tin kết quả điều tra sơ bộ của công an tỉnh Đồng Nai. Độc giả có nickname là Mập bỡn cợt, khẩu súng mà Phước đã dùng “đích thị là súng của ‘Thánh Châu Tinh Tinh để lại thành ra đánh vào má là đạn có thể xuyên đầu”… Tương tự, trên diễn đàn điện tử của báo Pháp Luật TP.HCM, độc giả Dương Quỳnh Liên nhận định, không có chuyện “cướp cò”, đó là cố ý
Có một điểm đáng chú ý là kết quả điều tra sơ bộ của công an tỉnh Đồng Nai phi lý đến mức trên mạng xã hội, có facebooker như Viet Dung Le, cảnh báo mọi người coi chừng… “tin giả”. Một số facebooker khác phải dẫn hàng loạt links của nhiều tờ báo chính thống nhằm “trấn an”, tình tiết “dùng súng vả vào má, súng bị cướp cò rồi đạn xuyên qua đầu” là từ công an tỉnh Đồng Nai mà… ra!
 ***
Dựa trên thông tin của một số tờ báo (Phước vốn là tài xế riêng của cựu Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai, sau khi thượng cấp về hưu, Phước được “thuyên chuyển” về Đội Tuần tra của Phòng Cảnh sát Giao thông, Công an tỉnh Đồng Nai – một chỗ vốn hết sức “béo bở”), nhiều người cho rằng công an tỉnh Đồng Nai bao che cho Phước.
Bao che vốn không phải là chuyện hiếm nhưng trong trường hợp này, dường như “dùng súng vả vào má, súng bị cướp cò rồi đạn xuyên qua đầu” không đơn thuần là bao che cho “đồng chí” Phước.
Công an tỉnh Đồng Nai giải thích như thế là để bao che cho ngành. Hành động của Phước: Can thiệp vào những quan hệ cá nhân một cách thô bạo. Càn rỡ đến mức tự tiện xông vào chỗ ở của người khác, đánh chửi họ, bị kháng cự rút súng bắn thẳng vào đầu – sẽ bôi thêm một vết nhơ vào mặt ngành công an.
Muốn biết hiệu quả những kiểu biện bạch như: Trung úy Phước không chĩa súng vào đầu nạn nhân rồi bóp cò mà chỉ “dùng súng vả vào má, súng bị cướp cò nên đạn xuyên qua đầu”. Hoặc Thượng sĩ Điền (TP.HCM), trung úy Hồng (Đắk Lắk),… không dùng gậy điều khiển giao thông quất vào mặt người đi đường, nạn nhân bị gãy mũi, bể hốc mắt chỉ vì không làm chủ tốc độ, thiếu quan sát nên để “mặt va” vào gậy điều khiển giao thông. Hay cảnh sát giao thông không bao giờ đạp những người vi phạm giao thông, nạn nhân tàn phế, thậm chí thiệt mạng hoàn toàn do “tự ngã”Công an không bao giờ tra tấn, ép ai nhận tội, từ tháng 10 năm 2011 đến tháng 9 năm 2014, 226 người thiệt mạng khi bị tạm giữ, tạm giam đều do đột tử hoặc tự tử… cứ vào mạng xã hội.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét