Bài đăng nổi bật

Nhân sự chủ chốt cấp cao

  Nhân sự chủ chốt cấp cao. BCT đã có phương án chính thức về nhân sự chủ chốt trình trung ương đảng, dự kiến trung ương họp vào ngày 16-18 ...

Thứ Hai, 28 tháng 8, 2017

Phán xử vụ việc giữa luật sư Hà Huy Sơn và Viện kiểm sát tối cao

Phán xử vụ việc giữa luật sư Hà Huy Sơn và Viện kiểm sát tối cao

bauxitevnSun 7:26 AM

Phạm Lê Vương Các
Hãy đọc kĩ bài viết dưới đây của một chàng thanh niên tự vào vai Người Phán Xử và quyết định "bạn sẽ ủng hộ hay chống đối phán quyết này". BVN thì ủng hộ và tin rằng sẽ nhanh tới lúc những bạn trẻ như Phạm Lê Vương Các thực sự trở thành "người phán xử". 
Bauxite Việt Nam
Luật sư Hà Huy Sơn một người bào chữa cho bị can Nguyễn Văn Đài đang bị tạm giam về các tội "hoạt động lật đổ và tuyên tuyền" theo Điều 79 và Điều 88 - Bộ luật Hình sự (BLHS), gửi đơn đến Viện Kiểm sát nhân dân tối cao (VKS) đề nghị cấp giấy chứng nhận bào chữa vụ án theo luật định để có thể tham gia vụ án từ giai đoạn điều tra, nhưng đã bị VKS từ chối và quyết định chỉ để luật sư Sơn tham gia tố tụng sau khi kết thúc điều tra vụ án.
clip_image002
Giải thích về quyết định này, VKS lập luận rằng vì bị can bị khởi tố về các tội xâm phạm đến an ninh quốc gia, xét thấy "cần phải giữ bí mật trong quá trình điều tra vụ án" được căn cứ theo Khoản 1 - Điều 58 - Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) nên đã không cho người bào chữa tham gia vụ án từ giai đoạn điều tra.
Như vậy, vụ việc đã phát sinh khi một bên là luật sư của bị can đòi tham gia vụ án từ giai đoạn điều tra còn bên kia là VKS lại không cho phép. Cả hai bên đều đã nêu ra được cơ sở áp dụng luật phù hợp nhưng quyền lợi của hai bên đang bị mâu thuẫn nhau. Giả định rằng vụ việc này được khiếu kiện, nếu bạn là Người Phán Xử như một quan tòa trong vụ việc, bạn sẽ đưa ra phán quyết như thế nào?
Khi đặt mình vào vai Người Phán Xử, căn cứ tài liệu hiện có của các bên, tôi đánh giá và đưa ra phán quyết về vụ việc này như sau:
Căn cứ Khoản 1 - Điều 58 - BLTTHS quy định: "Người bào chữa tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can. Trong trường hợp bắt người theo quy định tại Điều 81 và Điều 82 của Bộ luật này thì người bào chữa tham gia tố tụng từ khi có quyết định tạm giữ. Trong trường hợp cần giữ bí mật điều tra đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia, thì Viện trưởng Viện kiểm sát quyết định để người bào chữa tham gia tố tụng từ khi kết thúc điều tra".
Người Phán Xử đánh giá rằng theo Khoản 1 - Điều 58 - BLTTHS quy định người bào chữa được tham gia tố tụng từ khi có quyết định tạm giữ hay khởi tố bị can phải đương nhiên là "nguyên tắc chung" và phải luôn luôn được áp dụng rộng rãi, phổ biến để bảo đảm người đang bị giam giữ có quyền nhận được được sự hỗ trợ pháp lí kịp thời, cũng như bảo đảm quyền của luật sư được tham gia ở mọi giai đoạn vụ án mà không thể trì hoãn. Viện dẫn lí do "cần giữ bí mật điều tra đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia" để biện minh cho hành vi từ chối sự tham gia của luật sư là được chấp nhận theo Khoản 1 - Điều 58 song lí do này chỉ được xem là một biện pháp ngoại lệ. Biện pháp ngoại lệ luôn cần được thực hiện hạn chế ở mức thấp nhất, và chỉ được áp dụng khi và chỉ khi VKS có được các đánh giá cụ thể và chứng cứ rõ ràng rằng sự tham gia của luật sư ở giai đoạn điều tra sẽ làm ảnh hưởng đến vụ án, như bí mật vụ án sẽ bị tiết lộ, dẫn tới những khả năng như những người liên quan vụ án sẽ hủy hoại chứng cứ hay bỏ trốn, và VKS cần phải chứng minh một cách thuyết phục và xác đáng về đánh giá của mình.
Trong vụ việc này Người Phán Xử nhận thấy VKS đã không đưa ra được thông tin nào làm cơ sở cho mối lo ngại lộ bí mật điều tra sẽ trở thành hiện thực, chỉ thuần túy lấy lí do "cần giữ bí mật điều tra" là không đủ để từ chối sự tham gia của luật sư vào giai đoạn điều tra. Trong khi đó, VKS vẫn còn khả năng sử dụng các biện pháp khác để ngăn chặn hoặc bảo vệ bí mật điều tra vụ án, chẳng hạn tham gia buổi thẩm vấn bị can, giám sát hợp lí đối với các buổi làm việc giữa luật sư và bị can hoặc cảnh báo luật sư về những hậu quả pháp lí xảy ra nếu luật sư làm lộ bí mật vụ án, cũng có thể yêu cầu luật sư bảo mật thông tin theo nghĩa vụ và trách nhiệm của nghề nghiệp.
Người Phán Xử thấy rằng trong vụ việc này, VKS chưa sử dụng hết biện pháp trong khả năng của mình theo luật định nhưng đã vội vàng áp đặt sự ngoại lệ này một cách quá mức, gây ra những ảnh hưởng rất nghiêm trọng và rất rõ ràng trên thực tế đối với quyền của người bị tam giam và của luật sư. Điều này là hoàn toàn không được chấp nhận theo Hiến pháp Việt Nam, đồng thời vi phạm tiêu chuẩn theo luật quốc tế khi bảo đảm rằng người bị tạm giam có quyền tiếp cận luật sư hoặc luật sư được tiếp xúc với người bị bắt giữ không được chậm trễ quá 48 giờ kể từ khi xảy ra việc bắt giữ. Việc bị can Nguyễn Văn Đài đã bị tạm giam 20 tháng và còn tiếp tục kéo dài thời hạn giam giữ làm Người Phán Xử đặc biệt lo ngại ông Đài đang đối diện nguy cơ bị giam giữ tùy tiện vì đã có sự vi phạm về thời hạn tạm giam tối đa 16 tháng theo Điều 120 - BLTTHS. Người Phán Xử nhắc lại rằng quyền của người bị giam giữ phải có được luật sư và được cung cấp luật sư một cách nhanh chóng nhất có thể, cũng như được đưa ra xét xử nhanh chóng trước một thẩm phán độc lập và không thiên vị.
Người Phán Xử đưa ra kết luận rằng trong vụ việc này, quyền có luật sư kịp thời của bị can Nguyễn Văn Đài và quyền tham gia tất cả giai đoạn vụ án của luật sư Hà Huy Sơn đã bị vi phạm. Viện Kiểm sát nhân dân tối cao cần thay đổi quyết định của mình để bảo đảm thực hiện các quyền này theo luật định và không thể bị trì hoãn.
Bạn sẽ ủng hộ hay chống đối phán quyết này?
P.L.V.C.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét