Bài đăng nổi bật

Nhân sự chủ chốt cấp cao

  Nhân sự chủ chốt cấp cao. BCT đã có phương án chính thức về nhân sự chủ chốt trình trung ương đảng, dự kiến trung ương họp vào ngày 16-18 ...

Thứ Tư, 30 tháng 8, 2017

Nhũng lạm cả kinh phí cho người nghèo


Nhũng lạm cả kinh phí cho người nghèo

Hòa Ái, phóng viên RFA
2017-08-28
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Ảnh minh họa. Hình chụp tại Sài Gòn năm 2016.
Ảnh minh họa. Hình chụp tại Sài Gòn năm 2016.
 Courtesy: Facebook Dzung Dolinh
Tình trạng ăn chặn hoặc trục lợi công khai từ nguồn quĩ cho diện nghèo tiếp tục bị báo chí phanh phui.

Nhũng lạm bằng nhiều cách

Tin cho biết chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân Huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An, Ông Nguyễn Văn Hải thừa nhận  số tiền ngân sách 5, 7 tỷ đồng phân bổ cho học sinh nghèo năm học 2014-2015 đến nay vẫn chưa đến tay các em. Theo ông Hải thì lãnh đạo của huyện đã “quên” chi trả số tiền vừa nêu và ông Hải gọi vụ việc này là sự cố đáng tiếc cũng như sẽ khẩn trương hoàn trả số tiền 5, 7 tỷ đồng cho các em trong tuần cuối của tháng 8 năm nay.
Tin cũng nói Phòng Lao Động-Thương Binh & Xã Hội của Huyện Nga Sơn, Tỉnh Thanh Hóa cho biết đã xác minh được phản ánh của người dân liên quan thực trạng nhiều bà vợ của lãnh đạo Xã Nga Thanh ghép tên trong sổ hộ nghèo để hưởng tiền phúc lợi xóa đói giảm nghèo. Vụ việc này không phải mới xảy ra lần đầu tiên tại tỉnh Thanh Hóa, mà trước đó vào năm 2015, 12 con dê cấp cho các hộ nghèo đã được giao cho gia đình Bí thư Huyện Thạch Thành, ông Đỗ Minh Quý.
Tôi đăng ký hộ khẩu cho hai vợ chồng và được xét cho diện hộ nghèo. Lúc họ cấp thì một năm trước nhưng đến cuối năm thì họ mới giao cho mình. Họ cho mình được 350 ngàn đồng. Mình có hộ nghèo thì được trợ cấp hay muốn vay mượn tiền của nhà nước cũng được. Nhưng sau khi họ giao cho mình thì lại nói lúc đó đã hết hạn rồi. Họ giao cho mình nhưng mình không làm được gì nữa
-Người dân nghèo tại Gia Lai
Một trường hợp khác được nêu ra theo cáo giác của người dân ở Huyện Tiền Hải, Tỉnh Thái Bình là tiền xóa đói giảm nghèo bị biến thành tiền cho vay nóng từ những tháng đầu năm 2014. Người dân thuộc diện nghèo tại Huyện Tiền Hải nói với RFA thân nhân, người quen biết của cán bộ ngân hàng lập hồ sơ giả để vay tiền theo mức lãi suất ưu đãi dành cho hộ nghèo, từ 0 đến 0, 04% rồi cho dân chúng vay lại với lãi suất xấp xỉ 20% và thậm chí lên đến hơn 100%. Ông Nguyễn Trung Hải, một người dân địa phương nói với chúng tôi:
“Quanh đây, không có ai được vay cả. Bí thủ bí dĩ phải đi vay nóng của họ, lãi suất tới một trăm mấy phần trăm ấy chứ!”
Có những câu chuyện “dở khóc, dở cười” khác như trình bày của các hộ nghèo người dân tộc thiểu số ở khu vực Tây Nguyên, tại Thôn Kenh Hmek, Xã Iale, Huyện Chư Puh, Tỉnh Gia Lai. Theo lời một số người dân thuộc diện hộ nghèo ở đây cho Đài Á Châu Tự Do biết họ chỉ được nhận sổ hộ nghèo sau khi sổ này đã hết hạn. Một người sắc tộc Gia Rai kể lại:
“Hồi năm 2013, lúc đó tôi đăng ký hộ khẩu cho hai vợ chồng và được xét cho diện hộ nghèo. Lúc họ cấp thì một năm trước nhưng đến cuối năm thì họ mới giao cho mình. Họ cho mình được 350 ngàn đồng. Mình có hộ nghèo thì được trợ cấp hay muốn vay mượn tiền của nhà nước cũng được. Nhưng sau khi họ giao cho mình thì lại nói lúc đó đã hết hạn rồi. Họ giao cho mình nhưng mình không làm được gì nữa.”

Giải quyết thế nào?

Chính sách hỗ trợ giảm nghèo là một chủ trương lớn ở tầm vĩ mô của Nhà nước Việt Nam, nhưng bị đánh giá là không mang lại hiệu quả đích thực cho những người dân nghèo và trước thực trạng bị lạm dụng ngày một nghiêm trọng hơn, nguyên Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh từng tuyên bố trong một hội nghị trực tuyến toàn quốc về thực hiện chương trình giảm nghèo là tiếng nói của nhiều người dân thuộc các hộ nghèo mong được chính phủ lắng nghe và cần phải chấn chỉnh lại tệ trạng này. Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh còn nhấn mạnh nếu Nhà nước để lâu dài thì rất nguy hiểm.
Đài RFA nêu vấn đề với Tiến sĩ Xã hội học Trịnh Hòa Bình và câu hỏi của chúng tôi dành cho ông là “Làm thế nào chương trình hỗ trợ người nghèo của chính phủ đạt được hiệu quả thực tiễn cho đời sống người dân?” Tiến sĩ Trịnh Hòa Bình cho biết kiến nghị của ông với Chính phủ:
Nếu như có thể kiến nghị, đặt vấn đề gì đó với cấp vĩ mô thì chúng tôi vẫn yêu cầu quá trình thực hiện thì phải thông suốt và phải thường xuyên có kiểm tra, giám sát trong guồng máy hoạt động của Nhà nước
-TS. Trịnh Hòa Bình
Nếu như có thể kiến nghị, đặt vấn đề gì đó với cấp vĩ mô thì chúng tôi vẫn yêu cầu quá trình thực hiện thì phải thông suốt và phải thường xuyên có kiểm tra, giám sát trong guồng máy hoạt động của Nhà nước.”
Tuy nhiên Tiến sĩ Trịnh Hòa Bình khẳng định dù kiến nghị này của ông được lắng nghe và thực hiện thì cũng không thể nào giải quyết triệt để trong một sớm một chiều.
Trở lại hai vụ việc vừa mới phát hiện tại Tỉnh Nghệ An và Thanh Hóa, Chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân Huyện Tương Dương tuyên bố sẽ xử lý đối với những ai sai trái trong việc không chi trả hơn 5 tỷ đồng tiền ngân sách phân bổ cho học sinh nghèo năm học 2014-205 cũng như Phó Chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân Huyện Nga Sơn quả quyết không bao che và sẽ đưa ra hướng xử lý về đảng và chính quyền khi có kết quả thanh tra.
Qua các trang Fanpage của hai tờ báo mạng VnExpress.net và Người Lao Động Online, nhiều độc giả yêu cầu Nhà nước phải nghiêm trị các quan tham trong những vụ như ở Huyện Tương Dương và Huyện Nga Sơn, xét xử công khai theo quy định của pháp luật để tỏ rõ quyết tâm chống tham nhũng và quản lý chính sách hỗ trợ người nghèo đạt hiệu quả.
Nguyên phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan vào năm 2013 từng phát biểu “họ ăn của dân không từ thứ gì”. Điều đáng nói là nguồn quĩ hỗ trợ cho những thành phần nghèo khó trong xã hội cũng bị cắt xén, lạm dụng một cách không thương xót.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét