"Chống tham nhũng": Xã hội dần bị định hướng bởi yếu tố phe cánh
bauxitevnSat 3:09 AM
Kỳ Lâm
(VNTB) - Cuộc chiến chống tham nhũng và nhóm lợi ích đi vào một bối cảnh mới theo hướng có lợi cho Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Nhưng hãy tỉnh táo, vì đó là bối cảnh của quyền lực kiểm soát quyền lực - tức là cuộc chiến của phe cánh.
Sau màn khóc vì không kỉ luật được đồng chí X, giờ đây Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đường đường chính chính lôi từng nhân vật có liên quan đồng chí X ra xử lí. Từ Trịnh Xuân Thanh, đến ông Vũ Huy Hoàng, rồi đến Đinh La Thăng…
Dư luận đang "say", "say" bởi những sai phạm liên quan các dự án ngàn tỉ, những mánh khóe để ăn tiền thuế của dân với những nhân vật "đảng viên cấp cao" được lột trần trên báo chí. Không ít người mê mẩn với những sự "bóc trần" đầy ẩn ý của blogger Osin Huy Đức. Chưa bao giờ báo chí lại được cởi mở đến mức tối đa như hiện nay. Và mới đây, liên quan dự án BOT Cai Lậy, khi báo Tuổi Trẻ nổ phát súng "nói thẳng với Bộ trưởng (Bộ GTVT)" thì Zing cứng rắn hơn khi đặt câu chất vấn "Bộ (GTVT) đang bảo vệ lợi ích của ai trong bài toán BOT", mới nhất là báo Dân trí mạnh mẽ lên tiếng với tiêu đề bài viết: "BOT, cái "vỗ vai", ai "đứng tên người nhà một cựu lãnh đạo cấp cao"?". Nói theo một phong cách quảng cáo thì dưới sự chỉ đạo của "đồng chí Nguyễn Phú Trọng", người dân đang hân hoan mà thốt lên: Đã quá! Đảng ta ơi! Một giảng viên Trường ĐHQG Hà Nội, người thỉnh thoảng khi nhắc về Đảng với sự bực tức, thì nay đã có lại niềm tin, thậm chí bày tỏ: Đảng đang đạo đức, đang văn minh trở lại.
Ý thức xã hội đang hình thành theo lối mòn đó và bằng cách nào đấy, toàn bộ xã hội dần bị định hướng bởi yếu tố phe cánh. Trong cơn thực hư của thủ đoạn chính trị, "đồng chí đầu bạc" đã biến toàn bộ cuộc thanh trừng phe phái trở thành một cuộc đấu tranh chống tham nhũng đầy hân hoan. Hay nói đúng hơn là những khối ung nhọt của nền chính trị xã hội (tha hóa tuyệt đối) vốn được hình thành từ quyền lực tuyệt đối nay được xử lí bằng chính… quyền lực.
Điều này có tốt không? Khẳng định là hoàn toàn không? Bởi khối ung nhọt chỉ được giải quyết khi không thể tiếp tục điều hòa được nữa (mâu thuẫn đỉnh điểm), do đó bản chất lúc này, vấn đề chỉ giải quyết ở phần ngọn, dẫn đến khả năng tái sinh của một khối ung nhọt mới. Sau Đinh La Thăng sẽ xuất hiện Đinh La Giáng, sau Nguyễn Tấn Dũng sẽ xuất hiện Nguyễn Tấn Cảm. Cũng giống như Liên Xô, sau khi chế độ độc đảng bị xóa bỏ thì nảy sinh Tổng thống Putin - người xoay nền chính trị "đa đảng" trở về "ột đảng" và cách ứng xử của Putin đối với không gian xã hội dân sự nước này, với những đảng phái, chính khách đối lập không khác gì ở một thể chế độc tài cộng sản như Việt Nam hay Trung Quốc.
Vấn đề đặt ra là cần khống chế quyền lực bằng cơ chế chứ không phải bằng quyền lực. Tính chất cơ chế sẽ bảo đảm cho những người có quyền lực trong tay không tuyệt đối hóa nó, và họ (những quan chức) phải chịu sự giám sát của người dân.
Trở lại câu chuyện chống tham nhũng của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, vì sao cho đây là một cuộc chiến phe phái? Ấy là vì nếu Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thực sự vì cuộc chiến chống tham nhũng thì việc thanh - kiểm tra biệt phủ sẽ cực kì nhanh, từ kê khai tài sản có bao nhiêu, vì sao mà có, tại sao với mức lương như vậy mà có được chừng đó tiền… Quy trình kê khai hầu như sẽ không gặp khó khăn. Nhưng vấn đề vì sao 5 lần 7 lượt Yên Bái lại "thoát nạn" (gần nhất đây là thông tin lùi lần thứ 5 kết luận biệt phủ Phạm Sỹ Quý, trong khi mở đường tiếp tục đánh ông Nguyễn Tấn Dũng qua vụ khơi mào báo chí làm rõ vi phạm ở Núi Pháo - Thái Nguyên). Thiên hạ được thế lại kháo nhau rằng Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái là phe phái của "cụ Trọng" nên vẫn trong phạm vi an toàn. Tương tự, vụ "hotgirl xứ Thanh" cũng chìm vào dĩ vãng, dù rằng đăng đàn, "cụ Trọng" vẫn mạnh mẽ chống tham nhũng, chống lạm dụng quyền lực lắm.
Điều đó cho thấy rằng bẻ gãy cơ chế hiện tại, tạo ra cơ chế mới mới là điều đáng hân hoan. Cơ chế phải là cái lồng sắt để nhốt hoàn toàn quyền lực vào, để không ai có thể sử dụng quyền lực để đánh quyền lực nhân danh công lí.
Trong một thông tin có liên quan, ông Đinh La Thăng từng bảo "tôi vẫn còn món nợ chưa trả được với dân", ông Nguyễn Tấn Dũng từng muốn làm "người tử tế". Người viết vẫn mong muốn "món nợ" được trả cho dân để các quan chức sẽ trở về "người tử" theo cách thiết thực nhất.
Cách đây 26 năm, từ ngày 19-8 đến ngày 21-8-1991, một cuộc đảo chính diễn ra tại Moscow, cơ quan đầu não của Đảng Cộng sản và Chính phủ Liên Xô.
K.L
(VNTB gửi BVN)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét