Bài đăng nổi bật

Nhân sự chủ chốt cấp cao

  Nhân sự chủ chốt cấp cao. BCT đã có phương án chính thức về nhân sự chủ chốt trình trung ương đảng, dự kiến trung ương họp vào ngày 16-18 ...

Thứ Bảy, 26 tháng 8, 2017

Bộ Tài chính bác đề xuất để Viettel bảo lãnh vay nợ cho công ty thua lỗ

Bộ Tài chính bác đề xuất để Viettel bảo lãnh vay nợ cho công ty thua lỗ

bauxitevn1:43 AM

Phương Dung
Đến hết năm 2016, Viettel Global lỗ luỹ kế 3.745 tỉ đồng, nợ phải trả vượt 22.000 tỉ đồng. Mới đây, Viettel công bố 6 tháng đầu năm 2017, Viettel Global lãi trước thuế 1.000 tỉ đồng. Sao không công bố luôn sau khi nộp thuế thì vẫn lãi hay lại thành ra lỗ?
Bauxite Việt Nam

Dân trí - Bộ Tài chính cho rằng kiến nghị của Tập đoàn Viettel về việc tăng vốn đầu tư cho dự án tại nước ngoài dưới hình thức bảo lãnh vay vốn trong khi dự án đang bị lỗ kế hoạch dẫn đến âm vốn chủ sở hữu là "chưa phù hợp".
Bộ Tài chính vừa có văn bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương, Bộ Tư pháp và Ngân hàng Nhà nước về việc rà soát, phát hiện các quy định về cơ chế, chế độ hạch toán, kế toán đối với hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, báo cáo Chính phủ kết quả trong năm 2017.
Bác đề xuất của Viettel
Tại văn bản này, Bộ Tài chính cho rằng kết quả rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật không có sự chồng chéo giữa cơ chế tài chính đối với doanh nghiệp nước ngoài và chế độ hạch toán, kế toán đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài. Các dự án đầu tư ra nước ngoài thực hiện các quy định của pháp luật về thuế của Việt Nam và các hiệp định tránh đánh thuế 2 lần mà Việt Nam đã kí kết.
Theo đó, rà soát phía doanh nghiệp, trước kiến nghị của Tập đoàn Viettel về việc tăng vốn đầu tư cho dự án tại nước ngoài dưới hình thức bảo lãnh vay vốn trong khi dự án đang bị lỗ kế hoạch dẫn đến âm vốn chủ sở hữu. Bộ Tài chính dẫn khoản 5 - điều 20 - Nghị định 91 quy định: "Doanh nghiệp chỉ thực hiện bảo lãnh cho các công ty vay vốn tại các tổ chức tín dụng trong nước với điều kiện các công ty con phải có tình hình tài chính lành mạnh, không có các khoản nợ quá hạn, việc bảo lãnh vay vốn để thực hiện dự án đầu tư phải trên cơ sở thẩm định hiệu quả dự án và cam kết trả nợ đúng hạn đối với khoản vay được bảo lãnh". "Việc doanh nghiệp Nhà nước bảo lãnh cho công ty con khi dự án này đang bị lỗ, âm vốn chủ sở hữu là chưa phù hợp. Thực tế, tồn tại nhiều trường hợp các công ty con được doanh nghiệp Nhà nước bảo lãnh vay vốn để thực hiện đầu tư nhưng không hiệu quả" - văn bản của Bộ Tài chính nhấn mạnh.
Đối với công ty con do doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, trường hợp doanh nghiệp Nhà nước chuyển nhượng vốn đã đầu tư tại các công ty này thì nghĩa vụ bảo lãnh của doanh nghiệp Nhà nước vẫn tồn tại. Theo đó, Bộ Tài chính kiến nghị, nhằm đảm bảo an toàn tài chính cho các doanh nghiệp Nhà nước, về lâu dài, cần xem xét lại quy định về việc cho phép doanh nghiệp Nhà nước bảo lãnh cho các công ty con vay vốn tại các tổ chức tín dụng.
Hiện Viettel đang đầu tư ra nước ngoài thông qua công ty Viettel Global. Đến hết năm 2016, dự án đầu tư nước ngoài của tập đoàn lỗ luỹ kế 3.745 tỉ đồng, nợ phải trả vượt 22.000 tỉ đồng. Tuy nhiên, trong thông cáo gửi báo chí mới đây, Tập đoàn Viettel khẳng định 6 tháng đầu năm 2017, Viettel Global lãi trước thuế 1.000 tỉ đồng.
Nhiều vướng mắc quy định về thuế và đầu tư
Tại văn bản này, Bộ Tài chính cũng cho biết các quy định về thuế và đầu tư hiện nay đang có nhiều vướng mắc. Cụ thể, điều 1 - Thông tư 96 về Thuế thu nhập doanh nghiệp quy định "khoản thu nhập từ dự án đầu tư tại nước ngoài được kê khai thuế vào quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp của năm có chuyển phần thu nhập về nước theo quy định pháp luật về đầu tư trực tiếp nước ngoài". Như vậy, trường hợp doanh nghiệp có thu nhập tại dự án ở nước ngoài nhưng chưa chuyển về nước thì chưa thực hiện kê khai và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp với số thu nhập này.
Điều 31 - Nghị định 91 quy định: "Lợi nhuận của doanh nghiệp Nhà nước sau khi bù đắp lỗ năm trước theo quy định, chia lãi cho các bên góp vốn, trích lập quỹ đầu tư phát triển, quỹ khen thưởng, phúc lợi cho người lao động, quỹ thưởng người quản lí doanh nghiệp, kiểm soát viên, lợi nhuận còn lại được nộp về ngân sách Nhà nước".
Bộ Tài chính cho rằng hai quy định trên dẫn đến những cách hiểu khác nhau, cụ thể, trường hợp công ty mẹ là doanh nghiệp Nhà nước nhận được thông báo chia cổ tức lợi nhuận của dự án ở nước ngoài nhưng chưa chuyển về nước. Theo Thông tư 96 thì phần lợi nhuận đó chưa được hạch toán vào doanh thu tài chính của công ty mẹ, do đó không làm phát sinh tăng phần lợi nhuận còn lại được chia của công ty mẹ phải nộp về ngân sách Nhà nước. Song theo Nghị định 91, lợi nhuận đó được hạch toán vào doanh thu tài chính của công ty mẹ không phụ thuộc việc công ty mẹ đã nhận được tiền hay chưa nhận, qua đó làm tăng lợi nhuận của công ty mẹ, đồng thời tăng phần lợi nhuận còn lại phải nộp về ngân sách Nhà nước của công ty mẹ.
Trước thực tế đó, Bộ Tài chính kiến nghị sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách do Bộ Tài chính chủ trì xây dựng, trình các cấp.
P.D.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét