Bài đăng nổi bật

Nhân sự chủ chốt cấp cao

  Nhân sự chủ chốt cấp cao. BCT đã có phương án chính thức về nhân sự chủ chốt trình trung ương đảng, dự kiến trung ương họp vào ngày 16-18 ...

Chủ Nhật, 7 tháng 2, 2016

Vần ói trong thơ chúc Tết của Hồ

Vần ói trong thơ chúc Tết của Hồ

noreply@blogger.com (danlambao)Sat 11:03 PM


Le Nguyen (Danlambao) - Nhân loại có nhiều ngày Tết khác nhau, nguyên nhân có sự khác biệt này là do sự liên quan của địa lý vùng miền, văn hóa nếp sống, cùng niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo nên một nhóm dân tộc này có ngày Tết cổ truyền giống lẫn khác với nhóm dân tộc kia. Dù ngày Tết có giống hay khác nhau nhưng mọi dân tộc văn minh hay chậm tiến, giàu hay nghèo đều có chung truyền thống mừng Xuân chúc Tết. Nghĩa là năm mới Tết đến mọi người, mọi dân tộc đều có tục lệ chúc mừng, chia sẻ những lời tốt đẹp cho nhau để quên đi nỗi buồn năm cũ, đón mừng niềm vui trong năm mới và những lời tốt đẹp trao cho nhau “trong tình thương mến thương” được gọi là chúc Tết, chúc mừng năm mới.

Chúc Tết, chúc mừng năm mới là thói quen, là nét đẹp nhân văn của đời sống con người cá biệt nói riêng và cộng đồng nhân loại nói chung. Không biết tục lệ chúc Tết xuất hiện từ điều kiện, hoàn cảnh nào và nó có từ bao giờ trong giòng lịch sử phát triển về hướng văn minh, nhân bản của xã hội loài người? 

Tạm gác lại chuyện truy tìm nguồn gốc của tục lệ chúc Tết. Xin mời các bạn cùng tìm hiểu một nhân vật “thần thoại” đã trở thành huyền thoại của tổ chức cộng sản Việt Nam. Ông thần này rất sính chúc Tết, đặc biệt là thích chúc Tết bằng thơ và thơ chúc tết của ông được rất nhiều... hay nói cách khác là được hầu hết các nhà văn, nhà báo, nhà thơ, nhà biên khảo, nhà bình luận, nhà lý luận chính trị cao cấp... Nói chung là ”hầm bà lằng nhà” của cái làng văn hóa Ba Đình thi nhau ca tụng không tiếc lời.

Do đó mỗi năm, cứ năm mới tết đến là “hầm bà lằng nhà sản” từ các cơ quan báo đài nói, nghe, nhìn thi nhau kính cẩn lẫn giả vờ kính cẩn đọc thơ chúc Tết cho ý đồ tư riêng, rồi sụt sùi, nức nở ngợi khen, có những câu tiêu biểu “ấn tượng” đến nổi gai ốc như sau:

“...Đọc thơ Bác trong ngày xuân, dâng trào cảm xúc chúng ta cảm thấy như có Bác cùng đón chào năm mới. Đọc thơ chúc Tết của Bác chúng ta càng phấn khởi và tin tưởng ở tương lai tươi sáng...

... Đằng sau thi hứng từ mùa Xuân, đằng sau nỗi niềm dân tộc, tấm lòng với đồng bào, mỗi bài thơ của Hồ Chí Minh còn là một bài học lớn khiến chúng ta phải suy ngẫm...

Đầu năm Bác đọc thơ chúc Tết, khi ấy tất cả ý vị trong thơ của Bác mới khởi sắc lên hương, thấm vào lòng, in vào trí nhân dân ta, trở thành một niềm vui đầu xuân đối với mọi lứa tuổi, chan hòa với các niềm tin chung của dân tộc trong ngày Tết...”

Có lẽ đọc qua giọng văn bưng bô bằng mồm của văn nô, bồi bút nhà sản về các bài thơ chúc Tết không cần phải nêu đích danh, chắc hẳn chúng ta ai cũng biết nhân vật thần thoại thích làm thơ chúc Tết là “bác Hồ nhà ta” rồi chứ gì? 

Phải nói rằng ông trời thần đất lở này, bên cạnh các bài thơ chúc Tết cũng có “làm văn” chúc Tết nhưng văn chúc Tết của ông ta nồng nặc mùi khủng bố của lưỡi lê, giáo mác và những ai tiếp cận văn ngôn chúc Tết của ông thần này khó tránh khỏi cảm giác ghê sợ đến rợn người nên khiến cho những đứa cháu ngoan bưng bô còn chút ít liêm sỉ tránh đụng đến vùng “nhạy cảm” của bác nên chúng né văn chúc Tết của bác chăng:

“...Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ... toàn Đảng, toàn dân... kiên quyết thi hành... ra sức phấn đấu... kiên quyết chống âm mưu... tỉnh táo đề phòng...nhiệm vụ nặng nề và vẻ vang... quyết tâm làm tròn nhiệm vụ... tăng cường đoàn kết nhất trí trên cơ sở tư tưởng Mác-Lênin... Nâng cao ý thức trách nhiệm, ý thức tổ chức và kỷ luật... nâng cao cảnh giác, đoàn kết chặt chẽ, kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, vì hòa bình dân chủ, vì độc lập dân tộc, vì chủ nghĩa xã hội...”

Khách quan mà nói “văn” chúc Tết đi kèm với trùng điệp văn ngôn giáo mác tuyên giáo của Hồ cũng khó cho văn nô, bồi bút thè lưỡi liếm mà tránh khỏi bị cắt đứt lưỡi nên chúng đã chọn cách bưng bô ít thử thách “thụt lưỡi, á khẩu” hơn là liếm “thơ” chúc Tết, thay vì liếm “văn” chúc Tết “giàn giáo” của ông thần Hồ Chí Minh. 

Thú thật bản thân người viết rất dị ứng, rất ngán đọc thơ văn và bất cứ chữ nghĩa nào có liên quan đến những chuyện thần thoại, hư cấu của nhân vật Hồ Chí Minh nhưng vì nhu cầu viết sự thật Hồ Chí Minh nên tôi phải nghiến răng, bịt mũi đọc Hồ Chí Minh. Cũng vì nằm trong thế “triệt buộc” phải đọc, phải nghiền ngẫm Hồ nên tôi mới bắt gặp nhiều đoạn văn, câu thơ nặng mùi khó ngửi, trong đó có các bài viết tung hê thơ chúc Tết của Hồ Chí Minh.

Nhờ vào việc đọc, nghiền ngẫm Hồ nên tôi mới thấy trong lịch sử đảng cộng sản Việt Nam có chỉ ra, là sau khi cướp chính quyền từ tay chính phủ Trần Trọng Kim. Đảng ta to mồm tố chính phủ Trần Trọng Kim là chính phủ bù nhìn, tay sai của phát xít Nhật và cũng theo lời đảng ta, là bác Hồ kính yêu, cha già dân tộc được toàn đảng, toàn quân, toàn dân tin tưởng chọn làm chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa cho đến chết(?) Nghĩa là Hồ làm chủ tịch nước từ năm 1945 đến năm 1969 tính ra là được 24 năm và trong thời gian làm chủ tịch suốt đời - năm nào Hồ cũng đều có làm thơ chúc Tết chiến sĩ, đồng bào... Duy chỉ có ba năm 1955, 1957, 1958 là đỉnh điểm của cải cách ruộng đất trời long đất lở, là thời điểm toàn miền bắc ngập chìm trong cảnh chết chóc tang thương là Hồ không làm thơ chúc tết thôi.

Thật ra thơ hay hay dở tùy thuộc vào trình độ, sở thích thưởng lãm của mỗi người. Đôi khi một bài thơ hay với người này nhưng lại dở đối với người kia, là chuyện bình thường. Đánh giá thơ hay hoặc dở không hề dễ đối với người không chuyên và dễ sa đà vào thương ghét để đi đến luận thơ hay dở phiến diện đầy cảm tính. 

Do đó đọc thơ chúc Tết của Hồ Chí Minh, tôi sẽ không bình thơ thay cho các nhà phê bình thơ chuyên nghiệp mà chỉ muốn cùng nhau đọc thơ chúc Tết của Hồ và dành quyền đánh giá thơ Hồ một cách độc lập theo tính cách khác biệt của mỗi cá nhân vốn có. Tôi tin là bất cứ ai đọc thơ chúc Tết của Hồ với cái đầu tỉnh táo, có trí tuệ, không thiên kiến, không ganh ghét “ém tài” bác Hồ của các đứa cháu ngoan đều bắt gặp tư, ý, từ lẫn kỹ thuật thơ khá nghèo nàn trong 22 bài thơ chúc Tết của 24 năm trên cương vị làm chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa của Hồ. 

Hẳn ai đọc thơ chúc Tết của Hồ Chí Minh đều nhận ra Hồ rất ưa thích vần “ói” nổi bật trên nền của một nhúm chữ nhất định cho mọi bài thơ chúc Tết như: “năm mới, tiến tới, thắng lợi... kháng chiến thành công, xã hội chủ nghĩa...” Với một số tư, ý, từ hạn hẹp, thơ không ra thơ vè không ra vè, Hồ cho ra đời những bài thơ chúc Tết có nhiều câu đậm đà vần “ói, ói...” không vần điệu ngang như cua, với vài ba từ ngữ xốc tới xốc lui như những người mê tín, xin xăm cầu tài lộc trong các đình chùa miếu mạo như sau: 

“...Trong năm Bính Tuất mới
Muôn việc đều tiến tới,
Kiến quốc chóng thành công,
Kháng chiến mau thắng lợi! (Thơ chúc Tết năm 1946)

... Tiến lên chiến sĩ! Tiến lên đồng bào!
Sức ta đã mạnh, người ta đã đông.
Trường kỳ kháng chiến, nhất định thắng lợi!
Thống nhất độc lập, nhất định thành công! (Thơ chúc Tết năm 1947) 

Năm Hợi đã đi qua,
Năm Tý vừa bước tới
Gửi lời chúc đồng bào,
Kháng chiến được thắng lợi... (Thơ chúc Tết năm 1948)

Kháng chiến lại thêm một năm mới,
Thi đua ái quốc thêm tiến tới.
Động viên lực lượng và tinh thần.
Kháng chiến càng thêm mau thắng lợi... (Thơ chúc Tết năm 1949)

...Toàn dân xung phong thi đua,
Đẩy mạnh cuộc chuẩn bị tới,
Chuyển mau sang tổng phản công,
Kháng chiến nhất định thắng lợi. (Thơ chúc Tết năm 1950)

Thi đua chiến thắng mới.
Mừng toàn dân kết đoàn,
Mừng kháng chiến thắng lợi.
Mừng năm mới, nhiệm vụ mới... (Thơ chúc Tết năm 1953)

Chúc mừng đồng bào năm mới,
Đoàn kết thi đua tiến tới,
Hoàn thành kế hoạch ba năm,
Thống nhất nước nhà thắng lợi! (Thơ chúc Tết năm 1959)

...Chúc miền Bắc hăng hái thi đua;
Chúc miền Nam đoàn kết tiến tới!
Chúc hòa bình thống nhất thành công!
Chúc chủ nghĩa xã hội thắng lợi! (Thơ chúc Tết Nam 1961)

...Chúc miền Nam đấu tranh tiến tới,
Sức triệu người hơn sóng biển Đông.
Chủ nghĩa xã hội càng thắng lợi,
Hòa bình thống nhất quyết thành công! (Thơ chúc Tết năm 1962)

Mừng năm mới,
Cố gắng mới,
Tiến bộ mới,
Chúc Quý Mão là năm nhiều thắng lợi! (Thơ chúc Tết năm 1963)

... Miền Nam kháng chiến ngày càng tiến tới,
Đồng bào hai miền thi đua sôi nổi,
Đấu tranh anh dũng, cả nước một lòng,
Chủ nghĩa xã hội nhất định thắng lợi!... (Thơ chúc Tết năm 1965)

Đọc những bài thơ chúc Tết có vần “ói” của Hồ Chí Minh tôi không thấy chất thơ trong đó và nó cũng chẳng phải là hò vè, là đồng dao của các em bé bé bòng bong. Thơ chúc Tết của Hồ giống khẩu hiệu tuyên truyền hơn nhưng ý tưởng của các câu khẩu hiệu này khá nghèo nàn, nó chỉ xoay quanh mấy con chữ năm mới, bước tới, tiến tới, thắng lợi...kháng chiến, thành công, chủ nghĩa xã hội...

Sự thật khách quan thì Hồ Chí Minh cũng có một số bài thơ chúc Tết không có vần “ói” và vài bài thơ này đọc lên cũng có âm điệu vần vè của một bài thơ tương đối chuẩn, dù vẫn còn mang trên thân nó sứ mạng hô khẩu hiệu tuyên truyền. Tiếc rằng bài thơ này phạm lỗi rất nặng là Hồ chúc Tết nhưng là chúc Tết điêu có nội dung như sau:

“Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua,
Thắng trận tin vui khắp nước nhà.
Nam Bắc thi đua đánh giặc Mỹ.
Tiến lên! Toàn thắng ắt về ta!” (Xuân Mậu Thân 1968)

Chính bài thơ chúc Tết này được Hồ đọc trên đài phát thanh Hà Nội đêm giao thừa, xuân Mậu Thân năm 1968, là tín hiệu, là phát súng lệnh cho cộng sản bắc Việt phá vỡ hiệp ước đình chiến trong ngày Tết cổ truyền dân tộc, tổng tấn công khắp tỉnh thành miền nam gây bao cảnh, người chết hai lần thịt xương nát tan của bom đạn vô tình. Kinh khủng nhất của chúc Tết điêu là những kiểu cách giết người man rợ trong ngày Tết cổ truyền dân tộc không hề vô tình của cộng sản. Chúng nhân danh cách mạng xỏ sâu, đập đầu bằng búa bằng báng súng, đâm chém bằng giáo mác, lưỡi lê và có cả đạp xuống hố chôn sống trong các mồ chôn tập thể cả vạn người khắp tỉnh thành miền nam Việt Nam và chủ yếu là nửa vạn nạn nhân bị giết ở cố đô Huế!

Theo tôi thơ chúc Tết của Hồ Chí Minh thơ không ra thơ, văn cũng chẳng phải văn, hò vè cũng chẳng phải hò vè. Thơ chúc Tết của Hồ tự nó chứa nhiều ý tưởng phát ói chẳng có gì hay ho và đọc lên, nhìn ra dã tâm của Hồ càng dễ ói hơn. Nhất là thơ chúc Tết, có tội ác giết dân trong ngày lễ Tết cổ truyền dân tộc, mang đậm dấu ấn khát máu đồng loại của Hồ Chí Minh. Loại tội ác nghiêm trọng đáng sa hỏa ngục đời đời chứ có đâu mà văn nô bồi bút trơ trẻn đến độ vô liêm sỉ phóng bút viết ra: 

“...kể từ khi Bác đi xa chúng ta không còn được nghe thơ chúc Tết của Người. Nhưng cứ mỗi độ Tết đến xuân về, trong thời khắc thiêng liêng của đêm giao thừa, phút giây chờ mong nghe thơ chúc Tết của Bác Hồ đã trở thành ký ức không thể phai nhạt trong tâm khảm người dân Việt Nam.”

Riêng tôi năm hết Tết đến đọc lại thơ chúc Tết của Hồ Chí Minh với cái đầu căng cứng như bị cực hình, bị tra tấn tinh thần nhưng vẫn phải đọc để chỉ ra vần ói trong thơ của Hồ cho đám cháu ngoan mù đảng, cuồng Hồ một lần cho xong, rằng thì là... Nếu bại não, đứt giây thần kinh xấu hổ, không phân biệt được đúng sai hay hay dở thì cứ tự sướng, tự chuyền tay nhau ngửi, không nên quăng xú uế bừa bãi trong ngày tư, ngày Tết làm mất vui cũng như làm xui rủi suốt năm mới trải dài trước mặt. 

Còn quý độc giả đọc thơ chúc Tết của Hồ cảm thấy như thế nào, xin mời cho ý kiến? 

06.02.2016

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét