Ông Đinh La Thăng và góc nhìn biện chứng lịch sử
noreply@blogger.com (danlambao)Sat 9:14 AM
Nguyễn Văn Thạnh (Danlambao) - ...Đinh La Thăng là gương mặt tiêu biểu đại diện cho xu hướng nỗ lực hồi sinh triều đại hiện nay. Ông có tố chất của triều đại mình sống: hoạt động phong trào, lấy lòng dân bằng những việc lặt vặt, hệ thống gõ mõ khua chiêng hùng hậu để hô to thành tích khi làm được việc gì đó, bất chấp chi phí như thế nào...
*
Trước đây, có một nhân vật rất nổi là ông Nguyễn Bá Thanh. Tôi có một bài viết về ông với góc nhìn biện chứng(*).
Trong góc nhìn đó, tôi cho rằng ông NBT đang làm một việc có hại cho sự tiến hóa là ra sức cứu một cái cây xấu, cái cây đã mục ruỗng. Tất nhiên là ông đã thất bại vì không thể chống lại qui luật của đất trời.
Cái chết của ông như là sự chấm hết cho nỗ lực diệt sâu của ĐCS. Sâu từ trong thân sinh ra, không thể nào diệt được. Giản dị là như vậy.
Sau cái chết của ông NBT, trong ĐCS nổi lên 4 nhân vật tương đối có tiếng: ông Nguyễn Phú Trọng, ông Đinh La Thanh, ông Hoàng Trung Hải và ông Nguyễn Đức Chung. Ít nhiều 4 ông này thay nhau đốt nóng đường truyền internet trong thời gian qua.
Tôi sẽ lần lượt trình bày góc nhìn biện chứng về 4 vị này.
Trong bài này, tôi xin nói là ông Đinh La Thăng (ĐLT) vì có vẻ ông là hotboy nhất hiện nay.
Lịch sử ngàn năm qua cho thấy, triều đại đến rồi triều đại đi. Mỗi sự đến rồi đi của các triều đại luôn có lý do tất yếu của nó.
Một triều đại được khai sinh là để giải quyết bài toán ngoại xâm hay giải quyết sự bế tắc của triều đại trước.
Sau thời gian phát triển, hoàn thành nhiệm vụ thì nó dần tha hóa và tất yếu là phải ra đi. Đinh, Lê, Lý, Trần, Hậu Lê, Nguyễn... đã chứng minh cho nhận định trên.
Điều đáng chú ý là sự kết thúc một triều đại luôn kéo dài trong đau khổ. Rất nhiều người, nhiều thế lực vì tình cảm yêu mến hoặc vì lợi quyền, đã nỗ lực hồi sinh triều đại mình sống nhưng luôn bất thành.
Ông ĐLT là gương mặt tiêu biểu đại diện cho xu hướng nỗ lực hồi sinh triều đại hiện nay.
Ông có tố chất của triều đại mình sống: hoạt động phong trào, lấy lòng dân bằng những việc lặt vặt, hệ thống gõ mõ khua chiêng hùng hậu để hô to thành tích khi làm được việc gì đó, bất chấp chi phí như thế nào.
Nếu trước đây ông có cơ may thành công vì đảng nắm độc quyền loa đài và nguồn lực còn nhiều để vừa làm vừa phá cũng có thành tích.
Dưới góc nhìn biện chứng lịch sử: hiện tượng ĐLT là tia lửa phụt lên cuối cùng của triều đại. Nó tắt ngấm sau đó là tất yếu. Thời đại mới không còn ủng hộ kiểu nhảy nhót này nữa.
Vấn đề là người dân SG có đủ khôn để biết tương lai nằm ở đâu trong câu chuyện ồn ào này. Lắng nghe diễn viên cuối của triều đại hay lắng nghe những tiếng nói mới nổi, tuy nhỏ bé nhưng lại là tiếng vọng của tương lai.
Người dân SG thân mến, đừng nghe ông Thăng nói mà hãy nghe những người như... Thạnh (người tranh đấu cho nền dân chủ) nói.
(*) http://www.thanhblog.org/2015/02/ong-nguyen-ba-thanh-va-goc-nhin-bien.html?m=1.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét