Sự vay mượn văn hóa Hán văn
Nguồn:nghiencuulichsu.com
Wikipedia | Trà Mi dịch
Qua một thời gian dài, toàn bộ chữ viết, văn hóa, và những cơ chế của Trung Quốc đã du nhập vào Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật Bản và quần đảo Ryukyus (Lưu Cầu chư đảo hay Nam Tây chư đảo).
Phật giáo Trung Quốc lan rộng đi khắp Đông Á vào giữa thé kỷ thứ 2 và thế kỷ thứ 5 sau SCN; sau đó là Nho giáo khi các quốc gia này tập trung quyền lực vào chính phủ trung ương theo mô hình tổ chức của Trung Quốc. Tại Việt Nam và Hàn Quốc, và trong một thời gian ngắn hơn tại Nhật Bản và Ryukyus, học giả-văn quan triều đình đã được tuyển chọn qua các kỳ thi về kinh điển Nho giáo theo mô hình thi tuyển quan chức của Trung Quốc.(1) Hiểu biết chung về các tác phẩm kinh điển của Trung Quốc và các giá trị Nho giáo làm thành khuôn khổ chung cho giới trí thức và tầng lớp cầm quyền trong khu vực.(2) Tất cả đều dựa trên việc sử dụng chữ Hán cổ, đã trở thành phương tiện của học thuật và chính phủ trong toàn khu vực này. Mặc dù mỗi nước đều phát triển hệ thống chữ viết bản xứ và dùng chúng trong văn học dân gian, người vùng Đông Á tiếp tục sử dụng chữ Hán cổ trong tất cả các văn bản chính thức cho đến khi nó bị cao trào chủ nghĩa dân tộc cuối thế kỷ thứ 19 cuốn đi.(3)
Trong suốt thế kỷ 20, một số nhà sử học Nhật Bản gộp cả ba nước Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật Bản vào với Trung Quốc như là một lĩnh vực văn hóa Đông Á. Theo Tây Đảo Định Sanh (Sadao Nishijima, 西 嶋 定 生, 1919-1998), nó có những đặc điểm là dùng chữ Hán, Phật giáo Đại thừa (theo bản đã dịch sang chữ Hán), Khổng giáo và hệ thống luật của Trung Quốc.(4) Khái niệm về một “thế giới Đông Á” không được các học giả ở các nước khác quan tâm đến sau khi quân phiệt Nhật chiếm đoạt nhóm chữ này và dùng nó trong những thuật ngữ như “Khối Thịnh vượng chung Đại Đông Á”.(5) Nishijima cũng được xem là người tạo ra thành ngữ “Hán tự Văn hóa Quyển” (Kanji bunka-ken, 漢字文化圏) và “Trung Hoa Văn hóa Quyển” (Chuka bunka-ken, 中華文化圏), mà sau này được văn học Trung Quốc mượn lại.
[Nhóm chữ ‘Văn hóa quyển’ (bunka-ken, 文化圈) bắt nguồn gốc trong những năm 1940 như một cách dịch từ ‘Kulturkreis’ của tiếng Đức trong tác phẩm các của Fritz Grabner và Wilhelm Schmidt.(6)]
Bốn quốc gia này cũng được một số tác giả gọi chung là “Thế giới Trung quốc”.(7 )
Văn học Trung Quốc
Ở điểm khởi đầu của của thời hiện đại, Hán tự là hệ thống văn bản duy nhất trong khu vực Đông Á. Những tác phẩm cổ về thời Chiến Quốc và nhà Hán như Mạnh Tử, Tả Truyện (hay Tả thị Xuân Thu) và Sử ký Tư Mã Thiên được ngưỡng mộ như mẫu mực của phong cách viết văn xuôi qua nhiều thời đại. Những nhà văn sau này tìm cách bắt chước phong cách cổ điển, viết văn bằng chữ Hán cổ.
[Một số tác giả dùng “chữ Hán cổ” khi nói đến “Hán văn” (Chinese Literary) nhưng giới ngôn ngữ học thích dùng thuật ngữ “classical Chinese” cho ngôn ngữ của kinh điển Trung Quốc.(8)]
Như vậy cách viết bằng chữ Hán cổ từ thời kỳ cổ đại, phần lớn vẫn không thay đổi trong khi các loại tiếng Trung Quốc khác đã phát triển và biến đổi để rồi trở thành khó hiểu, và tất cả đều không giống như chữ viết.(8) Ngoài ra, để đáp ứng với sự hao mòn ngữ âm, những loại phương ngôn đã phải tạo ra chữ kép và hình thức cú pháp mới. So sánh thì chữ Hán cổ được ngưỡng mộ vì sự súc tích và ngắn gọn, nhưng lại rất khó hiểu nếu đọc to, ngay cả đọc với cách phát âm địa phương. Sự phân kỳ này là một ví dụ điển hình của hiện tượng song tằng ngữ ngôn (diglossia).(9)
Tất cả văn bản chính thức ở Trung Quốc viết bằng chữ Hán cổ cho đến khi có Ngũ Tứ Vận động vào năm 1919 (phong trào văn hóa chính trị chống đế quốc); sau đó chữ Hán cổ đã được thay thế bằng chữ viết bản xứ Trung Quốc. Hình thức của chữ viết mới này dựa trên từ vựng và ngữ pháp của tiếng Phổ thông (Mandarin) hiện đại, đặc biệt là phương ngữ Bắc Kinh, và là chữ viết tiêu chuẩn hiện nay của Trung Quốc. Chữ Hán cổ được tiếp tục dùng thêm một thời gian sau đó, trong ngành báo chí và chính phủ, nhưng cũng được thay thế vào những năm cuối thập niên 1940.(10)
Phật giáo tới Trung Quốc từ Trung Á trong thế kỷ đầu tiên, và qua nhiều thế kỷ sau, kinh điển Phật giáo đã được dịch sang chữ Hán cổ. Tăng sĩ Phật giáo sau đó đã phát tán rộng rãi chúng đi khắp vùng Đông Á, và môn sinh của tôn giáo mới này học đã học ngôn ngữ của những bộ kinh đó.(11)
Khắp vùng Đông Á, chữ Hán cổ là là ngôn ngữ của chính quyền và học thuật. Mặc dù Việt Nam, Hàn Quốc và Nhật Bản đều phát triển một hệ thống chữ viết cho ngôn ngữ riêng cho từng quốc gia, nhưng chỉ giới hạn trong văn chương bình dân. Hán tự vẫn là chữ dùng các văn bản chính thức cho đến khi được thay thế bằng những văn bản tiếng địa phương trong những năm cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20.(12) Mặc dù họ không sử dụng tiếng Hán trong giao tiếp bằng lời nói, mỗi quốc gia có truyền thống riêng để đọc to các bài văn, đó là Hán tự từ hay xưng vi Hán nguyên từ(Sino-Xenic), cho thấy phần nào cách phát âm Hán văn trung cổ. Chữ Hán với những phát âm loại này cũng đã được vay mượn rộng rãi trong ngôn ngữ địa phương, và ngày nay chiếm hơn một nửa từ vựng dùng ở những quốc gia này.(13)
Như vậy chữ Hán cổ đã trở thành ngôn ngữ quốc tế của học thuật ở Đông Á. Giống như Latin ở châu Âu nó cho phép các học giả từ nhiều xứ sở khác có thể giao tiếp với nhau, và nó cung cấp một khối chữ gốc để từ đó tạo ra những thuật ngữ kỹ thuật kép. Không giống như Latin, chữ Hán cổ đã không được sử dụng trong truyền thông bằng lời nói, và thiếu tính trung lập của Latin, vì là ngôn ngữ của một nước láng giềng hiện còn và mạnh.(14)
Sách viết bằng chữ Hán cổ đã được phát tán rộng rãi. Đến thế kỷ thứ 7 và có thể sớm hơn, nghề in bằng gỗ khắc đã phát triển ở Trung Quốc. Ban đầu, nó chỉ được dùng để sao chép kinh Phật, nhưng sau này các tác phẩm thế tục cũng đã được in. Vào thế kỷ thứ 13, bảng xếp chữ kim loại đã được sử dụng trong các máy in của chính phủ ở Hàn Quốc, nhưng nó có vẻ như chưa phổ thông ở Trung Quốc, Việt Nam hay Nhật Bản. Đồng thời việc sao chép bản thảo vẫn còn là việc quan trọng cho đến cuối thế kỷ 19.(15)
Ngược lại, dân nước láng giềng phía tây và phía bắc Trung Quốc, gồm những nước như Tây Tạng, Sogdians, Tocharians, Duy Ngô Nhĩ (Uighurs) và người Mông Cổ, đã viết bằng ngôn ngữ, dùng hệ thống chữ cái, riêng của họ.
Việt Nam
Phần phía bắc Việt Nam (ngày nay) đã bị Trung Quốc và các nước chư hầu chiếm đóng hầu như cả giai đoạn từ 111 TCN đến 938 SCN. Khi giành được độc lập, Việt Nam vẫn tiếp tục dùng chữ Hán cổ. Ban đầu giới tăng sĩ Phật giáo có ảnh hưởng lớn trong chính phủ và học thuật trong nước.(16) Các tác phẩm sớm nhất của các tác giả Việt Nam hiện còn là những bài thơ từ những năm cuối thế kỷ 10, viết bằng chữ Hán cổ của các nhà sư Lạc Thuận và Khuông Việt.(17)
Sau ba triều đại ngắn ngủi, triều nhà Lý (1009-1225) được thành lập với sự hỗ trợ của giới tăng sĩ Phật giáo, nhưng ngay sau đó đã bị ảnh hưởng mạnh của Nho giáo. Văn Miếu thờ Khổng Tử được xây dựng tại thủ đô Hà Nội vào năm 1070. Các kỳ thi tuyển nho sinh theo mô hình Trung Quốc bắt đầu từ năm 1075, và một năm sau một trường đại học (Quốc tử giám) được thành lập để dạy dỗ đám con trai của tầng lớp cầm quyền về kinh điển Nho giáo.(16 ) Ảnh hưởng của văn nhân Nho giáo phát triển hơn nữa trong triều nhà Trần sau đó (1225-1400) cho đến khi họ chiếm độc quyền ở những vị trí cai trị, hầu như không bị gián đoạn, cho đến khi hệ thống khoa cử theo Trung Quốc đã bị chính quyền thực dân Pháp bãi bỏ vào năm 1913.(18)
Các tài liệu còn lại từ đầu thời nhà Lý có Chiếu dời đô từ năm 1010 (Thiên đô chiếu, 遷都詔, vua Lý Thái Tổ ban hành vào mùa xuân năm 1010 cho dời đô từ Hoa Lư, Ninh Bình đến Hà Nội). Khi Trung Quốc xâm lăng Việt Nam năm 1076, Tướng Lý Thường Kiệt đã viết bài thơ tứ tuyệt về sông núi nước Nam. Bài thơ (mà một số tác giả không đồng ý là tác phẩm của ông) có thể xem là bài đầu tiên của một loạt các tuyên ngôn của người Việt quyết tâm chống ngoại xâm phương Bắc, tất cả đều được viết bằng chữ Hán cổ. Những bài văn khác khác gồm Hịch Tướng Sĩ (Trần Quốc Tuấn, 1285), bài thơ “Tụng giá hoàn kinh” trong Lạc đạo tập (Trần Quang Khải, 1288), Bình Ngô Đại Cáo (Nguyễn Trãi, 1428) và Chiếu xuất quân/Hịch ra trận (1789, giới nghiên cứu vẫn chư thống nhất đây là tác phẩm của Nguyễn Huệ).(19)(20) Biên niên Lịch sử, bắt đầu bằng Đại Việt Sử ký Toàn thư, cũng được viết bằng Hán tự, cũng như các loại thơ và những truyện khác.(21)
Trong các thế kỷ sau khi độc lập, tác giả Việt Nam dùng chữ Hán cổ tạo ra một thứ chữ viết riêng của họ.(22) Đó là chữ Nôm, khá phức tạp, và chỉ những người biết chữ Hán cổ mới đọc và hiểu được.(23) Những thế kỷ sau đó nó đã trở thành chữ viết cho nền văn học bản xứ phát triển, nhưng tất cả các văn bản chính thức vẫn tiếp tục dùng chữ Hán cổ, trừ hai lần cố gắng đổi mới ngắn ngủi. Lần đầu khi Hồ Quý Ly chiếm ngôi vào năm 1400, cùng lúc theo đuổi một chương trình cải cách ruộng đất, ông đã tìm cách phá vỡ quyền lực của giới trí thức Nho giáo bằng cách dùng tiếng Việt là ngôn ngữ của nhà nước và cho dịch các tác phẩm kinh điển để mọi người (biết chữ Nôm) có thể đọc. Cuộc đổi mới này đã bị lật ngược lại vào năm 1407 sau khi nhà Minh xâm chiếm Việt Nam.(24) Những cải cách tương tự do Nguyễn Huệ chủ xướng từ năm 1788, một lần nữa cũng bị đảo ngược ở đầu triều nhà Nguyễn (1802-1945).(25) Cuối cùng cả hai, chữ Hán cổ và chữ Nôm được thay thế bằng bảng chữ cái tiếng Việt gốc Latin trong những năm đầu thế kỷ 20.(26)
Giới trí thức Việt Nam tiếp tục sử dụng chữ Hán cổ trong những năm đầu thế kỷ 20. Ví dụ, cụ Phan Bội Châu (1867-1940) đã viết “Việt Nam vong quốc sử” (1905) và những tác phẩm khác bằng Hán tự, và cũng dùng chữ Hán cổ để liên lạc với người địa phương khi ở Nhật Bản và Trung Quốc, vì ông không nói được tiếng Nhật Bản hay tiếng Trung Quốc .(14)
Hàn Quốc
Chữ Hán được đưa vào Hàn Quốc vào thế kỷ thứ nhất TCN, khi nhà Hán xâm lăng phía Bắc của bán đảo này [dân ở đây nay gọi tên nước của họ là Triều Tiên – Chosŏn, 朝鮮] và thành lập bốn quận thuộc nhà Hán [漢四郡, Hán tứ quận gồm Nhạc Lãng, Lâm Truân, Huyền Thố và Chân Phiên].(27) Phật giáo Trung Quốc đến Hàn Quốc vào cuối thế kỷ thứ 4, và từ đó lan truyền đến Nhật Bản. Các vương quốc Goguryeo [Cao Câu Ly hay Cao Cú Lệ, 高句麗; Korea là tiếng người phương Tây gọi bán đảo này theo tên “Cao Câu Ly”, “Cao Ly” hau nhiều biến âm khác] củng cố vị trí bằng cách áp dụng các cơ chế, pháp luật và văn hóa Trung Hoa, trong đó có cả Phật giáo.(28) Một học giả tăng sĩ Phật giáo có ảnh hưởng ở Hàn Quốc, sư ông Wonhyo (617-686), viết toàn bằng chữ Hán cổ.(29)
Việc sử dụng chữ Hán cổ đã phát triển sau khi Tân La (Silla) thống nhất đất nước vào cuối thế kỷ thứ 7. Viện quốc học (Gukhak, 國學) được thành lập năm 682 để dạy các tác phẩm kinh điển của Trung Quốc. Địa danh và chức danh chính thức của Hàn Quốc được đổi sang chữ Hán (với lối phát âm Trung-Hàn), để chúng có thể được sử dụng trong Hán văn. Những kỳ thi về kinh điển Nho giáo đã bắt đầu có từ năm 958.(30)
Trong thời kỳ Câu Cao Ly (918-1392), những người viết chữ Hàn thêm chú thích ở giữa các hàng chữ gọi là gugyeol (“điều chỉng bằng miệng”) trong các văn bản Hán tự để cho phép họ đọc theo thứ tự Hàn tự với chú giải. Nhiều chữ gugyeol được viết tắt, và một số trong đó giống hệt về hình thức và giá trị với các biểu tượng trong âm tiết katakana của Nhật Bản, mặc dù mối quan hệ lịch sử giữa hai vẫn chưa rõ ràng. Một phương pháp tinh tế hơn để chú thích được gọi là gakpil (角 筆 “giác bút”) tìm thấy vào năm 2000, gồm các dấu chấm và gạch viết bằng giác bút.(31)
Những cố gắng ban đầu để viết chữ Hàn Quốc người ta đã dùng một số hệ thống phức tạp và khó sử dụng được gọi chung là Idu (Lại độc, 吏讀), sử dụng Hán tự cả về ý nghĩa và âm thanh.(35) Bảng chữ cái Hangul công bố vào năm 1446 đưa khả năng đọc và viết tiếng Hàn đến tầm tay của hầu hết toàn dân. Thông báo của vua Sejong về bảng chữ cái mới, Chuẩn âm để truyền dậy cho dân cũng được viết bằng chữ Hán cổ giống như hầu hết các công văn loại đó, và mô tả các chữ cái mới bằng siêu hình học của Trung Quốc.(36) Mặc dù bảng chữ cái mới rõ ràng có hiệu quả hơn, nó chỉ được dùng giới hạn trong các văn bản không chính thức hay trong các câu chuyện dân gian cho đến khi, như là một phần của cuộc Cải cách Giáp Ngọ (Gabo, 甲午) vào tháng 12 năm 1894, khoa cử đã được bãi bỏ và văn thư của chính phủ phải in bằng tiếng Hàn. Ngay cả như thế, chữ Hàn đã được viết bằng hợp tự, với các ký tự Trung Quốc (Hán tự) cho các từ Hán-Hàn mà hiện nay chiếm hơn một nửa vốn từ vựng của ngôn ngữ Hàn Quốc xen kẽ với mẫu tự Hangul cho những từ bản địa và hậu tố.(37) Hán tự vẫn dạy trong các trường ở cả hai miền nam bắc, nhưng không còn được dùng ở Triều Tiên vào cuối những năm 1940, và đang ngày càng ít được sử dụng tại Hàn Quốc.(38)(39) [Dân ở miền nam bán đảo này gọi tên nước là Hanguk, 韓國, Hàn Quốc; dân ở miền bắc gọi tên nước là Chosŏn, Triều Tiên, 朝鮮].
Nhật Bản
Khác với Việt Nam và Hàn Quốc-Triều Tiên, Nhật Bản chưa từng bị Trung Quốc chiếm đóng. Chữ Hán cổ đã được các giáo sĩ Phật giáo từ Hàn Quốc đem sang Nhật Bản, có lẽ vào khoảng thế kỷ thứ 4 hoặc thứ 5. Sách sử đầu thế kỷ thứ 8, Nihon Shoki (日本書紀, Nhật Bản thư kỷ) và Kojiki (舊事紀 – Cựu Sự Kỷ) cho rằng một học giả tên là Wani từ Baekje là người đầu tiên đưa các kinh điển Nho giáo đến Nhật Bản dù có nhiều học giả đã đặt câu hỏi với đánh giá này.(40) Đến năm 607 Nhật Bản đã liên lạc trực tiếp với triều đại nhà Tùy (Sui, 隋) ở Trung Quốc, và tiếp tục dưới triều nhà Đường sau đó, và tiến hành thu nhập đại trà ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc.(41) Ngay cả cách bố trí của thủ đô Nại Lương thị (Nara, 奈良市) của tỉnh Nại Lương, ở Vùng Cận Kỳ (近畿地, Kansai) Nhật Bản của đã được mô phỏng theo kinh đô Trường An, đời nhà Đường.(42)
Tất cả văn bản chính thức trong Thời Nại Lương, 奈良時代 Nara, (710-794) và Thời Bình An, 平安時代, Heian, (794-1185) đều được viết bằng chữ Hán cổ. Tập Hán thi (Kanshi, 漢詩) đầu tiên của các tác giả Nhật Bản là Hoài Phong Tảo (Kaifūsō, 懷風藻) biên soạn năm 751.(43) Một loạt sáu cuốn sử quốc gia cho đến năm 887, đã được viết theo phong cách Trung Quốc, trong Thời kỳ Nại Lương và Thời kỳ Bình An. Một cuốn thứ bảy đã bắt đầu biên soạn nhưng bị bỏ dở trong thế kỷ 10.(44) Luật lệnh (律令, Ritsuryo) (757) và Diên hỉ tức (延喜式, Engi shiki) (927) là sách về pháp luật soạn theo mô hình Trung Quốc.(45) Vì tiếng Nhật Bản và tiếng Hán rất khác nhau, từ những biến tố đến thứ tự từ, các học giả Nhật Bản chế tạo ra kanbun kundoku, một phương pháp đọc chữ Hán theo ngữ văn Nhật Bản.(46)
Đã có nhiều thí nghiệm dùng các ký tự Trung Quốc để viết tiếng Nhật từ thế kỷ thứ 7, và tới những năm đầu thế kỷ 10 đã được đơn giản hóa thành văn tự giả danh (syllabaries kana, 假名) vẫn còn sử dụng cho đến ngày nay.(47) Tuy nhiên vì chữ Hán cổ có uy tín như vậy trong thời kỳ Bình An chỉ có phụ nữ và những người đàn ông có địa vị thấp mới viết bằng tiếng Nhật. Kết quả là phụ nữ cung đình đã sản xuất nhiều tiểu thuyết tiếng Nhật Bản của thời kỳ này, và nổi tiếng nhất là Nguyên thị Vật ngữ (源氏物語).(48)
Khoảng năm 700, một học viện hoàng gia, Đại học Liêu (大学寮, Daigaku-ryo) được thành lập để dạy chữ Hán cổ cho con trai của tầng lớp quý tộc và dạy các tác phẩm kinh điển và để tổ chức giai đoạn đầu của những của kỳ thi tuyển. Đại học Liêu phát triển rực rỡ vào thế kỷ thứ 9 nhưng đã mất ảnh hưởng ở thế kỷ thứ 10, khi bộ máy quan liêu và việc dùng chữ Hán cổ đã lu mờ đi. Đến năm 1135 thì học viện hoàng gia đã trở thành một khu cây cỏ mọc hoang dại; các tòa nhà của Đại học Liêu đã bị phá hủy trong cơn cháy lớn năm 1177.(49) Đến thế kỷ 13 thì kiến thức về chữ Hán cổ đã trở nên quá giới hạn đến nỗi chính phủ đã phải ủy nhiệm cho tăng lữ Phật giáo viết công văn, kể cả thư từ trước khi có cuộc xâm lược không thành công của Mông Cổ vào Nhật Bản.(50)
Việc tái lập chính quyền trung ương mạnh của Mạc phủ Đức Xuyên và Mạc phủ Giang Hộ (Tokugawa bakufu, 德川幕府 và Edo bakufu, 江户幕府) năm 1600 đã kéo theo sự hồi sinh của Khổng giáo.(51)(52) Chữ Hán cổ vẫn là phương tiện được ưa chuộng để viết công văn cho đến cuối thế kỷ 19.(53) Một cách viết pha trộn ký tự Trung Quốc và Nhật Bản gọi là hậu văn (候文, sōrōbun) bắt nguồn từ hentai-kanbun (“văn bản biến thể của Trung Quốc”) thời Trung cổ được sử dụng trong các công trình như cuốn biên niên sử Ngô Thế Kính / Đông Giám, 吾妻鏡/東, Azuma Kagami (1266). Nó cũng được sử dụng trong thời kỳ Minh Trị, và đến cuối Chiến tranh Thế giới thứ Hai, để viết nhật ký và thư từ, và công văn.(53) Cả hai đều hệ thống chữ viêt đó ngày nay đã được thay thế bằng cách viết bằng tiếng Nhật, sử dụng một lọi chữ kết hợp Hán tự (Kanji) và văn tự giả danh (syllabaries kana).
© 2015 DCVOnline
“Mục đích chính của DCVOnline, với trách nhiệm truyền thông độc lập, là cổ xúy dân chủ, nhân quyền và phát triển bền vững cho Việt Nam.”
Nguồn: Adoption of Chinese literary culture. From Wikipedia, the free encyclopedia
(1) Fogel, Joshua A. (1997), “The Sinic World”, in Embree, Ainslie Thomas; Gluck, Carol, Asia in Western and World History: A Guide for Teaching, M.E. Sharpe, pp. 683–689, p. 686.
(2) Reischauer, Edwin O. (1974), “The Sinic World in Perspective”, Foreign Affairs 52 (2): 341–348, p. 342.
(3) Kornicki, P.F. (2011), “A transnational approach to East Asian book history”, in Chakravorty, Swapan; Gupta, Abhijit, New Word Order: Transnational Themes in Book History, Worldview Publications, pp. 65–79, pp. 75-77.
(4) Xiong, Victor Cunrui (2006), Emperor Yang of the Sui Dynasty: His Life, Times, and Legacy, SUNY Press, p. 302.
(5) Wang, Hui (2002), “‘Modernity’ and ‘Asia’’ in Chinese history”, in Fuchs, Eckhardt; Stuchtey, Benedikt, Across cultural borders: historiography in global perspective, Rowman & Littlefield, pp. 309–333, p. 322.
(6) Mair, Victor (2012). “Sinophone và Sinosphere”. Ngôn ngữ Log.
(7) Reischauer , Ibid. (974)
(8) Norman, Jerry (1988), Chinese, Cambridge: Cambridge University Press, pp. 245-246, 249-250.
(9) Norman Ibid. (1988), p. 247.
(10) Miller, Roy Andrew (1967), The Japanese Language, University of Chicago Press, pp. 29-30.
(11) Kornicki, Ibid. (2011), pp. 66-67.
(12) Miyake, Marc Hideo (2004), Old Japanese: A Phonetic Reconstruction, RoutledgeCurzon, pp. 98-99.
(13) Kornicki, Ibid. (2011), p. 67.
(14) Kornicki, Ibid. (2011), p. 68.
(15) DeFrancis, John (1977), Colonialism and language policy in Viet Nam, Mouton, p. 14.
(16) Coedès (1966), p. 87.
(17) DeFrancis (1977), pp. 14, 31.
(18) DeFrancis, Ibid. (1977), p. 16.
(19) Nguyen, Dinh-Hoa (1981), “Patriotism in classical Vietnamese literature: evolution of a theme”, in Tham, Seong Chee, Literature and Society in Southeast Asia, NUS Press, pp. 303–320.
(21) DeFrancis, Ibid. (1977), p. 17.
(22) DeFrancis, Ibid. (1977), pp. 21-24.
(23) Hannas, Wm. C. (1997), Asia’s Orthographic Dilemma, University of Hawaii Press, pp. 79-80.
(24) DeFrancis, Ibid. (1977), pp. 31-32.
(25) DeFrancis, Ibid. (1977), pp. 40-44.
(26) Hannas, Ibid. (1997), pp. 84-90.
(27) Sohn, Ho-Min; Lee, Peter H. (2003), “Language, forms, prosody, and themes”, in Lee, Peter H., A History of Korean Literature, Cambridge University Press, pp. 15–51, p. 23.
(28) Okazaki, Takashi (1993), “Japan and the continent”, in Brown, Delmer M., The Cambridge History of Japan, Vol. 1: Ancient Japan, Cambridge University Press, pp. 268–316, pp. 298-299.
(29) Lee, Iksop; Ramsey, S. Robert (2000), The Korean Language, SUNY Press, p. 55.
(30) Sohn & Lee, Ibid. (2003), pp. 23-24.
(31) Lee, Ki-Moon; Ramsey, S. Robert (2011), A History of the Korean Language, Cambridge University Press, pp. 83-84.
(32) Lee & Ramsey, Ibid. (2000), pp. 55-56.
(33) Kim, Hŭnggyu (2003), “Chosŏn fiction in Chinese”, in Lee, Peter H., A History of Korean Literature, Cambridge University Press, pp. 261–272, pp. 261-262.
(34) Kim, Ibid. (2003), p. 272.
(35) Coulmas, Florian (1991), The writing systems of the world, Blackwell, pp. 116-117.
(36) Coulmas, Ibid. (1991), p. 118.
(37) Lee & Ramsey (2000), pp. 56-57.
(38) Coulmas, Ibid. (1991), p. 122.
(39) Hannas, Ibid. (1997), p. 68.
(40) Cranston (1993), pp. 453-454.
(41) Cranston, Edwin A. (1993), “Asuka and Nara culture: literacy, literature and music”, in Brown, Delmer M., The Cambridge History of Japan, Vol. 1: Ancient Japan, Cambridge University Press, pp. 453–503, pp. 455-457.
(42) Miyake, Ibid. (2004), p. 99.
(43) Miller, Roy Andrew (1967), The Japanese Language, University of Chicago Press p. 34.
(44) Ury, Marian (1999), “Chinese learning and intellectual life”, in Shively, Donald H.; McCullough, William H., The Cambridge History of Japan, Vol. 2: Heian Japan, Cambridge University Press, pp. 341–389, pp. 359-364.
(45) Ury, Ibid. (1999), pp. 364-366.
(46) Miller, Ibid. (1967), pp. 115-120.
(47) Miller, Ibid. (1967), pp. 14-15, 121-125.
(48) Varley, H. Paul (2000), Japanese Culture, University of Hawaii Press, pp. 68-69.
(49) Ury, Ibid. (1999), pp. 367-373.
(50) Miller, Ibid. (1967), p. 42.
(51) Masahide, Bitō (1991), “Thought and religion, 1550–1700”, in Hall, John Whitney, The Cambridge History of Japan, Vol. 4: Early Modern Japan, Cambridge University Press, pp. 373–424, pp. 170-173.
(52) Varley, Ibid. (2000), pp. 170–173
(53) Twine, Nanette (1991), Language and the Modern State: The Reform of Written Japanese, Taylor and Francis, pp 34-35, 45-48.
(2) Reischauer, Edwin O. (1974), “The Sinic World in Perspective”, Foreign Affairs 52 (2): 341–348, p. 342.
(3) Kornicki, P.F. (2011), “A transnational approach to East Asian book history”, in Chakravorty, Swapan; Gupta, Abhijit, New Word Order: Transnational Themes in Book History, Worldview Publications, pp. 65–79, pp. 75-77.
(4) Xiong, Victor Cunrui (2006), Emperor Yang of the Sui Dynasty: His Life, Times, and Legacy, SUNY Press, p. 302.
(5) Wang, Hui (2002), “‘Modernity’ and ‘Asia’’ in Chinese history”, in Fuchs, Eckhardt; Stuchtey, Benedikt, Across cultural borders: historiography in global perspective, Rowman & Littlefield, pp. 309–333, p. 322.
(6) Mair, Victor (2012). “Sinophone và Sinosphere”. Ngôn ngữ Log.
(7) Reischauer , Ibid. (974)
(8) Norman, Jerry (1988), Chinese, Cambridge: Cambridge University Press, pp. 245-246, 249-250.
(9) Norman Ibid. (1988), p. 247.
(10) Miller, Roy Andrew (1967), The Japanese Language, University of Chicago Press, pp. 29-30.
(11) Kornicki, Ibid. (2011), pp. 66-67.
(12) Miyake, Marc Hideo (2004), Old Japanese: A Phonetic Reconstruction, RoutledgeCurzon, pp. 98-99.
(13) Kornicki, Ibid. (2011), p. 67.
(14) Kornicki, Ibid. (2011), p. 68.
(15) DeFrancis, John (1977), Colonialism and language policy in Viet Nam, Mouton, p. 14.
(16) Coedès (1966), p. 87.
(17) DeFrancis (1977), pp. 14, 31.
(18) DeFrancis, Ibid. (1977), p. 16.
(19) Nguyen, Dinh-Hoa (1981), “Patriotism in classical Vietnamese literature: evolution of a theme”, in Tham, Seong Chee, Literature and Society in Southeast Asia, NUS Press, pp. 303–320.
(21) DeFrancis, Ibid. (1977), p. 17.
(22) DeFrancis, Ibid. (1977), pp. 21-24.
(23) Hannas, Wm. C. (1997), Asia’s Orthographic Dilemma, University of Hawaii Press, pp. 79-80.
(24) DeFrancis, Ibid. (1977), pp. 31-32.
(25) DeFrancis, Ibid. (1977), pp. 40-44.
(26) Hannas, Ibid. (1997), pp. 84-90.
(27) Sohn, Ho-Min; Lee, Peter H. (2003), “Language, forms, prosody, and themes”, in Lee, Peter H., A History of Korean Literature, Cambridge University Press, pp. 15–51, p. 23.
(28) Okazaki, Takashi (1993), “Japan and the continent”, in Brown, Delmer M., The Cambridge History of Japan, Vol. 1: Ancient Japan, Cambridge University Press, pp. 268–316, pp. 298-299.
(29) Lee, Iksop; Ramsey, S. Robert (2000), The Korean Language, SUNY Press, p. 55.
(30) Sohn & Lee, Ibid. (2003), pp. 23-24.
(31) Lee, Ki-Moon; Ramsey, S. Robert (2011), A History of the Korean Language, Cambridge University Press, pp. 83-84.
(32) Lee & Ramsey, Ibid. (2000), pp. 55-56.
(33) Kim, Hŭnggyu (2003), “Chosŏn fiction in Chinese”, in Lee, Peter H., A History of Korean Literature, Cambridge University Press, pp. 261–272, pp. 261-262.
(34) Kim, Ibid. (2003), p. 272.
(35) Coulmas, Florian (1991), The writing systems of the world, Blackwell, pp. 116-117.
(36) Coulmas, Ibid. (1991), p. 118.
(37) Lee & Ramsey (2000), pp. 56-57.
(38) Coulmas, Ibid. (1991), p. 122.
(39) Hannas, Ibid. (1997), p. 68.
(40) Cranston (1993), pp. 453-454.
(41) Cranston, Edwin A. (1993), “Asuka and Nara culture: literacy, literature and music”, in Brown, Delmer M., The Cambridge History of Japan, Vol. 1: Ancient Japan, Cambridge University Press, pp. 453–503, pp. 455-457.
(42) Miyake, Ibid. (2004), p. 99.
(43) Miller, Roy Andrew (1967), The Japanese Language, University of Chicago Press p. 34.
(44) Ury, Marian (1999), “Chinese learning and intellectual life”, in Shively, Donald H.; McCullough, William H., The Cambridge History of Japan, Vol. 2: Heian Japan, Cambridge University Press, pp. 341–389, pp. 359-364.
(45) Ury, Ibid. (1999), pp. 364-366.
(46) Miller, Ibid. (1967), pp. 115-120.
(47) Miller, Ibid. (1967), pp. 14-15, 121-125.
(48) Varley, H. Paul (2000), Japanese Culture, University of Hawaii Press, pp. 68-69.
(49) Ury, Ibid. (1999), pp. 367-373.
(50) Miller, Ibid. (1967), p. 42.
(51) Masahide, Bitō (1991), “Thought and religion, 1550–1700”, in Hall, John Whitney, The Cambridge History of Japan, Vol. 4: Early Modern Japan, Cambridge University Press, pp. 373–424, pp. 170-173.
(52) Varley, Ibid. (2000), pp. 170–173
(53) Twine, Nanette (1991), Language and the Modern State: The Reform of Written Japanese, Taylor and Francis, pp 34-35, 45-48.
Nguồn bài đăng: DCVOnline.net
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét