Bài đăng nổi bật

Nhân sự chủ chốt cấp cao

  Nhân sự chủ chốt cấp cao. BCT đã có phương án chính thức về nhân sự chủ chốt trình trung ương đảng, dự kiến trung ương họp vào ngày 16-18 ...

Thứ Ba, 16 tháng 2, 2016

Không bao giờ quên

Không bao giờ quên

bauxitevn10:07 AM


Lê Văn Tâm
clip_image001
Nhân ngày 17-2, tôi xin có vài góp ý như dưới đây. Mong các bạn và những vị quan tâm cho ý kiến và chỉ giáo thêm.
Năm vừa rồi, Trung Quốc đã đăng ký được “Sự kiện thảm sát Nam Kinh” thành di sản ký ức Unesco, mặc dù phía Nhật tỏ ý bất mãn là chưa đủ khách quan, các số liệu nạn nhân Trung Quốc cứ tăng theo từng thời kỳ.
Tại sao Việt Nam chúng ta không làm như họ, đăng ký di sản ký ức Unesco các tài liệu liên đến các sự kiện cưỡng chiếm Hoàng Sa, cuộc chiến tranh xâm lược đối với các tỉnh biên giới phía Bắc, việc cướp Gạc Ma và một số đảo của Trường Sa?

Vì tên gọi là di sản ký ức thế giới nên có trường hợp hiểu lầm cho rằng có thể đăng ký bản thân sự kiện lịch sử. Đây là đăng ký tư liệu để gìn giữ và bảo vệ sự công bằng cho mọi người có thể sử dụng. Việt Nam đã đăng ký và được công nhận di sản ký ức thế giới: 1) Mộc bản triều Nguyễn, 2) Bia Tiến sĩ Văn Miếu Thăng Long, 3) Châu bản triều Nguyễn, 4) Mộc bản kinh Phật thiền phái Trúc Lâm chùa Vĩnh Nghiêm (Bắc Giang).
Lấy trường hợp cuộc chiến tranh biên giới năm 1979, chúng ta có thể thu thập, đăng ký tư liệu toàn phần hay một phần: tư liệu về tội ác của quân đội Trung Quốc tại tất cả các tình biên giới phía Bắc hay vụ thảm sát ghê rợn ở thôn Tổng Chúp, xã Hưng Đạo, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng. Tư liệu có thể là hình ảnh, bài viết, băng thu âm ghi lời các nhân chứng, di vât...
Nhiều nhân chứng liên quan đến cuộc chiến tranh tự vệ ở biên giới phía Bắc, cuộc chiến Hoàng Sa, cuộc thảm sát và chiếm đóng Gạc Ma cùng một số đảo của Trường Sa, cuộc chiến ở biên giới Tây Nam đang còn sống. Không ít người đã có tuổi cao, không nhanh chóng thực hiện việc thu thập tư liệu thì e không kịp. Trường hợp của Singapore đáng tham khảo. Họ đã trình lên Unesco các băng (tapes) ghi lời của các nhân chứng về thời kỳ chiếm đóng của Nhật Bản và đã bị Unesco bác bỏ vì thời gian đã qua lâu, các lời chứng mơ hồ, thiếu khách quan.
Từ đó, xin có một vài đề nghị như sau:
1. Lập một Hội hay Câu lạc bộ hay NPO (tổ chức phi lợi nhuận) thu thập các tư liệu từ các người có tư liệu, các nhân chứng liên quan đến các cuộc xâm lược, chiếm đóng của giặc Trung Quốc. Theo thiển ý, 65 người ký tên Thư ngỏ về việc kỹ niệm Hoàng Sa – Biên Giới – Trường Sa và Câu lạc bộ Lê Hiều Đằng là những người thích hợp để lo việc này. Những bạn đó đang nhiệt tình kêu gọi mọi người đừng bao giờ quên những người đã hy sinh vì Tổ Quốc.
2. Phân công thu thập tư liệu và phân tán việc bảo tồn tư liệu ở những nơi tin cậy phòng khi tình báo của giặc hay tay sai của nó cướp hay trộm. Không thể hy vọng nhà nước của đảng cầm quyền hiện tại làm được việc gì trong sự nghiệp này vì họ coi quan hệ hai đảng lớn hơn sự tồn vong của Dân tộc và Tổ quốc. Tuy nhiên có một số nhà báo của các báo nhà nước có những bài viết cảm động và chứa đựng nhiều tư liệu quý. Phải chăng vì việc chung, kêu gọi sự hợp tác và đóng góp của những nhà báo ấy và người Việt sinh sống ở nước ngoài.
3. Việc trình tư liệu lên văn phòng UNESCO được cho biết là có thể thực hiện bởi cá nhân, đoàn thể kể cả cơ quan chính phủ. Như vậy có thể dùng danh nghĩa Hội, Câu lạc bộ hay NPO, hay cử một vài cá nhân trong tổ chức của mình đi trình tư liệu.
4. Trong trường hợp xấu nhất bị Unesco bác đơn, Hội hay Câu lạc bộ hay NPO tự trao cho mình sứ mệnh việc thẩm tra bằng cách hợp tác với một số nhà nghiên cứu có uy tín trong xã hội, lập một Ủy ban thẩm tra dân sự lâm thời, thẩm tra và hiệu đính tư liệu thành một di sản ký ức quốc gia. Đến khi có một chính phủ mới không bị Trung Quốc chi phối, Ủy ban dân sự lâm thời nầy bàn giao mọi tư liệu cho cơ quan chức năng của chính phủ mới.
clip_image003
Ngoài hoạt động chuẩn bị cho việc đăng ký di sản ký ức thế giới, xin có thêm vài góp ý về các hoạt động liên quan tới Hoàng Sa, Trường Sa:
A) Người dân đang có yêu cầu viết vào sách giáo khoa các sự kiện lịch sử trên, nhưng chưa biết chừng nào chính quyền hiện nay cho viết sách giáo khoa một cách khách quan. Vì, đơn giản, khách quan thì không có lợi cho họ.
Những nhà nghiên cứu hay trí thức viết các bài nghiên cứu, các bài suy tư để cho nhau đọc, để làm tư liệu nghiên cứu, để tranh luận với giặc Tàu, hay cho các thế hệ sau là điều rất tốt và cần. Nhưng giới công nhân, nông dân, và cả học sinh, sinh viên phải dành phần lớn thời gian của họ để làm kiếm sống hay để học, các sách giải thích các nét chính dễ hiểu khoảng 100 trang hay 200 trang thi thích hợp với các giới đó hơn. Sách bằng tranh cũng rất tốt. Nhật bản là một vương quốc về sách tranh nhiều thể loại, kể cả lịch sử. Các mẩu chuyện cảm động và sự dũng cảm của quân dân Việt Nam, những tội ác ghê tởm của giặc Tàu trong các sách mỏng hay vừa ấy trên mạng hay sách in chắc sẽ góp phần làm lan tỏa những gì mà các buổi tưởng niệm tri ân các anh hùng tử sĩ hướng đến.
B) Trên các trang mạng, khi có những bài liên quan đến Trung Quốc, đặc biệt khi có tuyên bố, kiến nghị, nên có bản tiếng Anh và tiếng Trung Quốc để các nội dung muốn truyền đạt đến với nhân dân, trí thức tiến bộ của Trung Quốc. Họ cũng có những trăn trở và mơ ước như chúng ta.
C)
Nhà cầm quyền Trung Quốc căm ghét Nhật Bản và thường la ầm ĩ những khi giới chức cao cấp Nhật đến đền Yasukuni nơi tôn thờ những người đã hy sinh trong chiến tranh. Trung Quốc yêu cầu Nhật xin lỗi và phản tình về các hành vi xâm lược mặc dù cựu thủ tướng Murayama đã chính thức công khai xin lỗi vào năm 1995. Nhân dân Việt Nam phải yêu cầu Trung Quốc xin lỗi Việt Nam về các tội ác ghê rợn mà họ đã gây ra ở chiến tranh biên giới phía Bắc, ở Hoàng Sa, ở Trường Sa. Bạn có thể coi đây là điều hoang tưởng, một kẻ đang tiếp tục ăn cướp làm sao có thể có lời xin lỗi. Nhân dân tiến bộ, giới trí thức tiến bộ của Trung Quốc cùng chung cảnh ngộ của chúng ta sẽ bị buộc phải thao thức, xấu hổ và sẽ đến ngày họ sẽ phải xin lỗi, và tiếp theo nhà nước mới của họ sẽ phải xin lỗi Việt Nam. Chúng ta phải yêu cầu, đối với Việt Nam chúng ta, Trung Quốc phải làm đúng những gì mà họ yêu cầu Nhật Bản làm đối với họ.
D) Vừa qua, lễ hội gò Đống Đa được cử hành với hàng nghìn người từ các nơi đổ về. Xem hình trên vnexpress, thấy màu sắc hơi sặc sỡ và tốn kém. Ngoài tiết mục dâng hương tưởng niệm, tri ân vị anh hùng áo vải Nguyễn Huệ và các anh hùng liệt sĩ không tên, phải chi có thêm một tiếc mục: căm giận! Phải chi có mục đốt hình nộm, băm thây Lê Chiếu Thống để cảnh báo các Lê Chiêu Thống thời nay và mai sau. Hay là có một lễ hội khác ở một địa điểm trên con đường hắn trốn sang Tàu cầu cứu, ở lễ hội đó mục đốt và băm thây hình nộm kẻ phản quốc Lê Chiêu Thống là mục chính. Ai đục phá các dòng chữ lịch sử trên bia mộ liên quan đến cuộc chiến tranh tự vệ năm 1979, ai bỏ tên trường Hoàng Thị Hồng Chiêm, nữ anh hùng của đất Pò Hèn ở tuyến đầu của Tổ Quốc. Và ai dung túng những điều ác lớn ấy. Nếu không phải là Lê Chiêu Thống nhỏ và Lê Chiêu Thống lớn của thời nay?
S tht đã rõ là bn cm quyn phn đng Bc Kinh đang thc hin âm mưu đc ác thôn tính nước ta, tng bước thc hin ch nghĩa bành trướng đi dân tc và bá quyn nước l bán đo Đông Dương và khu Đông – Nam châu Á.
Hin nay, bn cm quyn phn đng Bc Kinh là k thù trc tiếp và nguy him ca nhân dân ta....
Quân thù đang giày xéo non sông, đt nước ta. Đc lp, t do, ch nghĩa xã hi ca nhân dân ta đang b xâm phm. Hòa bình và n đnh  Đông – Nam châu Á đang b đe da.
Dân tc Vit Nam ta phi ra sc chiến đu đ t v. Cuc kháng chiến chng bn phn đng Trung Quc xâm lược đã din ra!
Toàn th đng bào các dân tc anh em trong c nước, các tôn giáo, các đng phái, già, tr, gái, trai hãy phát huy truyn thng Diên Hng, triu người như mt, nht t đng lên bo v Tquc!
Bạn có biết những lời hùng hồn trên là của ai? Lấy cái người ta gọi là chuẩn ngày nay, những lời trên hoặc là phải là thốt ra từ miệng của kẻ mắc bệnh hoang tưởng, hoặc là của thế lực thù địch nào đây.
37 năm trước, Đảng Cộng sản Việt Nam đã ra lời kêu gọi hào hùng ấy. 
Thời gian trôi qua, sự vật vận động và đổi thay. Nhưng sự đổi thay làm hầu hết mọi người dân cảm thấy nhục, sự đổi thay ấy không thể được chấp nhận.
Có lẽ không mấy người hoài nghi về lòng yêu nước nồng nàn, khả năng to lớn của người Việt Nam. Lòng yêu nước ấy, khả năng ấy khi được thôi thúc bởi sứ mệnh làm cho dân giàu, nước mạnh trong một môi trường mà cơ hội vươn lên bình đẳng cho mọi người sé làm thay đổi dạng mạo đất nước ta. Sự thay đổi ây sẽ dẫn đến ngày mọi người không phải than thở là nước ta nhỏ, không phải quị lụy kẻ mà ai cũng nghĩ là thâm hiểm, độc ác. Môi trường mà cơ hội vươn lên bình đẳng cho mọi người nằm gọn trong hai chữ Dân chủ. Nhiều người đã nói rồi, ở đây chỉ lập lại: những kẻ cản bước đường đi đến Dân chủ sẽ bị bánh xe lịch sử nghiền nát.
L.V.T.
Tác giả gửi BVN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét