Bài đăng nổi bật

CHÂN DUNG NHÀ VĂN DƯƠNG THU HƯƠNG

 CHÂN DUNG NHÀ VĂN DƯƠNG THU HƯƠNG  Tác giả : Nguyễn Đăng Mạnh Tôi không nhớ rõ đã quen Dương Thu Hương từ bao giờ. Có lẽ từ hồi chị học trư...

Thứ Sáu, 26 tháng 2, 2016

Đi tìm Thần Thành Hoàng

Đi tìm Thần Thành Hoàng

Nguồn:FB Vũ Thư Hiên

Tháng Giêng là tháng ăn chơi. Khắp nơi mở lễ hội làng nghề truyền thống. Bát Tràng tưng bừng hội gốm sứ . Đào Thục sôi động với múa rối nước . Chém lợn toé máu ở Ném Thượng...Vậy mà tại phường Cổ Nhuế này vẫn im lặng như tờ. Ông bí thư Đảng , kiêm chủ tịch ủy ban phường bức xúc lắm. Phường này xưa gọi làng Cổ Nhuế.  Ngặt một nỗi , nghề truyền thống của làng trước đây là đi hót cứt bán phân. Đã một thời đứng đầu nghành cứt cả nước.  Cũng thử làm hồ sơ xin chứng nhận tôn vinh di sản văn hoá phi vật thể cho làng. Đơn xin bị UNESCO trả về. Với lý do ngành hót cứt không có trong danh sách các nghề cổ trên thế giới cần được bảo tồn. Đền thờ thần Thành Hoàng làng có từ đời nhà Lê. Thờ ông tổ nghề hót cứt với đôi quang gánh và hai chiếc xương sườn trâu cong như thanh gươm . Trong đền treo tấm hoành phi. Lưu bút câu đối của vua Lê Thánh Tông ban tặng :
         “ Khoác tấm áo bào giang tay gánh vác Thiên hạ
         Vung hai thước kiếm, tận thu lòng dạ Thế gian.“
Nghề có thuơng hiệu lịch sử lâu đời,  mà tiếc thay bây giờ mai một. Làng nay đã thành phường, trực thuộcThủ đô. Dân chỉ bán đất đi là giầu to, chả ai hơi đâu đi hót phân nữa. Vả lại thời buổi Toilet dội nước phổ cập toàn cầu. Lấy đâu ra cứt nguyên bản, nguyên cục  mà hót. Thế chả lẽ cứ để Cổ Nhuế đi vào quên lãng, không có hội hè vậy sao ?  Ông chủ tịch mời họp toàn phường tìm giải pháp. Phe các cụ bảo lưu ý kiến không được động đến thần Thành Hoàng.Những hoa quả đặc sản tiến vua như chuối Ngự, bưởi Luận, nhãn lồng Hưng Yên .Tất cả ngon là nhờ bón bằng phân lấy ở làng Cổ Nhuế đấy. Đào Nhật Tân hồng tươi, lâu tàn , húng Láng thơm sực cũng do cứt làng ta mà ra.  Bao nhiêu cử nhân, tiến sĩ sinh ra từ Cổ Nhuế này . Có tiền ăn học là do những thúng cứt của các bậc phụ huynh gồng gánh cả năm. Nghề cũ của cha ông tuy nay không còn nữa. Nhưng phải ghi nhớ để lưu lại tiếng thơm cho con cháu sau này. Một cụ Đảng viên lão thành cách mạng còn quả quyết rằng. Thời Pháp thuộc, bọn thực dân đã bắt dân Cổ Nhuế thu gom cứt . Đem vào xưởng bí mật chế biến sấy khô, đóng bao. Đưa xuống Hải phòng , theo tàu biển. Chở sang làm phân cho vùng trồng nho sản xuất rượu vang nổi tiếng ở BORDEAUX.  Cứt của người An-nam do ăn nhiều rau nên chỉ có xơ và gân, không nhiều nạc và mỡ như phân ở các thuộc địa khác.Vị chát ngọn đậm đà của nho vùng BORDEAUX chính là do bón phân này mới có. Trước khi rút chạy khỏi Hà nội. Bọn Pháp đã ra tay phá hủy cả xưởng. Quyết không để bí mật chế biến cứt rơi vào tay Việt Minh.Tại xưởng cứt này cũng ra đời một chi bộ Đảng , góp phần cho cách mạng thành công.  Ngày nay các đồi trồng nho và hầm  rượu vang ở BORDEAUX  bị nguời Tầu mua lại. Nhưng chỉ cho ra lò một thứ rượu vang  chua loét. Do chúng chỉ bón cây  nho bằng phân khô của người Trung Quốc mang sang.
Phe đổi mới của đám trẻ thì lập luận rằng, thời buổi hội nhập rồi. Nếu có những đối tác quốc tế đến phường để tìm hiểu di tích lịch sử. Lại đem cái miếu thờ ông hót cứt ra mà khoe à. Mỗi lần đi dặm vợ tại các vùng khác, thiên hạ hay hỏi đểu  “ Chẳng hay các cụ nhà anh ở Cổ Nhuế trước làm nghề gì ? Có tham gia tiểu đoàn gồng gánh, chưa đầy hai sọt, chưa về quê hương không ?  “. Nghe tức lắm mà chẳng biết  làm sao được. Bàn mãi vẫn chưa đi đến thống nhất giữa các bên. Tý nữa thì xảy ra đánh nhau vì lời qua tiếng lại. Chợt có người bảo sẽ nhờ chuyên gia sử học nổi tiếng Dương Trung Quốc tư vấn. Tìm xem làng Cổ Nhuế cổ đại có bậc tiền bối tổ nghề nào nữa hay không. Nhà sử học họ Dương có chân trong quốc hội, được nhà nước cấp ngay  kinh phí. Triển khai một cái đề tài nghiên cứu cấp Quốc gia , với tên gọi  “ Truy nã thần Thành Hoàng ở  Cổ Nhuế thời hậu Lê Chiêu Thống “ . Viện khảo cổ cũng vào cuộc tham gia. Khai quật đào bới ở các điểm nghi vấn tại Cổ Nhuế. Cuối cùng cũng tìm được ngôi mộ cổ với xương và các dụng cụ của người làm thuốc Bắc như cân, thuyền tán, dao cầu, chày, cối... Những mẫu xương cũng đưọc gửi đến Viện Khoa học hình sự của Bộ Công an để xét nghiệm gen ADN. Kết hợp với việc truy tầm gia phả các dòng họ ở làng, nhà sử học họ Dương đã công bố kết luận cuối cùng. Ông tổ nghề hốt cứt của làng Cổ Nhuế , mà sau này được dân làng tôn làm thần Thành Hoàng. Chính là người đàn ông có tên tục là Phân, ông này nổi tiếng bởi  tài nghệ ủ cứt người với tro bếp. Cung cấp cho các lão nông trồng hoa trái tiến Vua. Người em song sinh của ông Phân tên Bắc.  Một vị danh y lẫy lừng , đã được phong chức quan Thái y viện. Bốc thuốc, trông coi chăm sóc sức khỏe cho vua và hoàng tộc thời nhà Lê.  Làng Cổ Nhuế lúc ấy cũng có nhiều danh y là học trò và hậu duệ của ông Bắc. Mỗi khi gọi tên ông Phân, thiên hạ thường gọi thêm tên ông Bắc đi kèm, Phân Bắc. Để phân biệt với những người tên Phần, Phản khác.Hay tại do thuốc của danh y Bắc quá nổi tiếng. Có lẽ vì vậy mà thứ phân người ủ tro mang danh Phân Bắc từ đây.
Tin này làm nức lòng chính quyền phường Cổ Nhuế. Họ chi tiền xây ngay một cái đền thờ thật to cho hai vị Thành Hoàng , Phân và Bắc. Dự lễ động thổ xây đền có Giáo Sư Vũ Khiêu, Đương Đại Quốc Sư của nước ta vừa tự phong. Giáo sư nói hai anh em Phân Bắc là tinh hoa hội tụ của đất trời phương Bắc. Tỏa sáng như chòm sao Bắc Đẩu tinh. Nay được các thế hệ sau làm rạng danh hơn nữa.Chính vì thế mà đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã sáng suốt nhận định phải chọn người Bắc làm Tổng bí thư. Chỉ  xứ " Địa linh nhân kiệt" này mới có phân bắc, không có phân nam hay phân trung nữa đâu. Phải nối bước các bậc tiền bối Phân Bắc. Một ông hốt, một ông bốc đem hạnh phúc cho đời. Giáo sư phóng bút tặng câu đối:
Thượng bất phụ tiên tổ di lưu chi khánh
Hạ túc vi hậu nhân chiêm ngưỡng chi tiêu
Nghĩa là.
Trên nối nghiệp Tổ tiên truyền lại,
Dưới nêu gương con cháu noi theo
Ai cũng hiểu ý nghĩa cụ thể là các vị quan trên sẽ  nối nghiệp ông Bắc sang Tầu mua thuốc bắc. Đồng thời cũng theo bước ông Phân đi hót cứt. Giữ vững truyền thống và Đại cục Phân Bắc. Quần  chúng ở dưới cứ thế mà theo thôi. Biết đâu sau này, do rau trái bị nhiễm độc bởi phân, thuốc hoá chất. Người ta quay lại phân hữu cơ.Lúc ấy cứt lên ngôi, lại chả qúy hơn vàng. Giáo sư tiên đoán như thánh.
Đền khánh thành xong mấy ngày thì dân chúng cả phường lăn ra ốm.Tất cả bị bệnh thổ tả, miệng nôn trôn tháo. Ông bí thư Đảng ủy phường nằm mộng. Thấy thần Thành Hoàng hiện về quở trách, rằng bộ đồ nghề làm thuốc ở đền của ta .Bọn nghiện hút trong phường  lấy trộm đem bán. Đến khi có mấy con ma, đau bụng vì ăn phải đồ cúng từ thực phẩm độc hại.Chúng nhờ ta bốc thuốc, do không có dụng cụ ta phải lấy cái xương trâu vẫn để hót cứt cuả ông Phân. Dùng nó mà trộn thuốc. Bọn ma không khỏi bệnh tại thuốc bẩn.  Nên hành lại dân trong phưòng đấy.
Kiểm tra quả đúng như vậy, ông bí thư cho sắm bộ đồ mới, lại làm một cái lễ tạ thật to.Tự nhiên tất cả dân chúng khỏi bệnh. Đền thờ thần Hoàng Thành phường Cổ Nhuế nổi tiếng linh thiêng từ đó. Khách thập phương cả nước kéo về tế lễ thật đông. Thiên hạ tiện mồm gọi dây là đền Phân Bắc, tên của hai vị thần. Cũng từ đây hàng năm ở Cổ Nhuế có lễ hội  thi hót cứt và bốc thuốc Bắc ( thuốc của người Tầu ) .Để tưởng nhớ tới hai vị thần của làng là Phân và Bắc .
Hết.
Chú thích: Truyện có sử dụng Một chi tiết nhỏ trong bài “ Chuyện về làng nghề... hốt cứt ở Hà Nội “
http://chengdec.blogspot.de/2013/12/chuyen-ve-lang-nghe-hot-cut-o-ha-noi.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét