Bài đăng nổi bật

Nhân sự chủ chốt cấp cao

  Nhân sự chủ chốt cấp cao. BCT đã có phương án chính thức về nhân sự chủ chốt trình trung ương đảng, dự kiến trung ương họp vào ngày 16-18 ...

Thứ Hai, 19 tháng 12, 2022

VNTB – Quan chức nào dốt nhất Bộ Y tế?

 

VNTB – Quan chức nào dốt nhất Bộ Y tế?

VNTB – Quan chức nào dốt nhất Bộ Y tế?

 

Thới Bình

 

(VNTB) – “Sợ nhất ông không hiểu biết đánh giá ông hiểu biết”

 

Về chuyên môn ngành y, thì nếu bà Đào Hồng Lan đứng thứ hai về dốt, thì không còn ai đứng thứ nhất nữa ở Bộ Y tế.

Đây không phải là chuyện xỏ xiên, mà đó là vấn đề được Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đặt ra khi Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho hay theo dự kiến, mô hình Hội đồng y khoa quốc gia sẽ do bộ trưởng Bộ Y tế làm chủ tịch.

Sáng 14-12, phát biểu về một số nội dung của dự án Luật khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) tại phiên họp Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị cung cấp thêm thông tin tham khảo các nước quy định Hội đồng y khoa quốc gia như thế nào và Việt Nam chọn mô hình nào, vì sao lại chọn?

Theo luật ai sẽ thành lập? Hay Quốc hội giao hết quyền cho Chính phủ quy định, muốn ai thành lập cũng được. Một tổ chức quyết định sinh mạng hàng vạn người hành nghề lĩnh vực này mà để mù mờ thế thì không được.

Phải quy định địa vị cho rõ. Không rõ địa vị pháp lý, ai thành lập, nó là cơ quan quản lý nhà nước hay tổ chức nghề nghiệp, tổ chức xã hội nghề nghiệp cũng không rõ… Đây là tổ chức kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề. Nếu có thành lập và làm việc này chỉ là cơ quan chủ trì làm việc, chứ không phải hoàn toàn tổ chức trong phạm vi quốc gia được? Bộ máy nhân sự ở đâu để làm?.

Tổ chức kiểm tra đánh giá khác với chủ trì tổ chức kiểm tra đánh giá. Nếu có phải sử dụng tất cả tổ chức xã hội nghề nghiệp trong ngành y như hội tim mạch, gan, truyền nhiễm… đều ‘thâm nho’ về nghề nghiệp. Hội đó mới chuyên môn về nghề nghiệp nhưng ở đây chưa xác định được…

Phải tránh trường hợp anh dốt hơn đánh giá anh giỏi hơn hay sợ nhất ông không hiểu biết đánh giá ông hiểu biết” – Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phản biện khá gay gắt.

Giải trình vấn đề trên, tin tức cho biết Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam có vẻ lúng túng khi ông chọn cách diễn giải không đi vào trực tiếp vấn đề.

Ông Vũ Đức Đam viện dẫn mô hình Hội đồng giáo sư do bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo làm chủ tịch, Phó thủ tướng Đam cho hay dự kiến mô hình Hội đồng y khoa quốc gia sẽ do bộ trưởng Bộ Y tế làm chủ tịch.

Còn trường hợp bộ trưởng không am tường y khoa sẽ chủ trì công việc thế nào, thì điều đó theo ý kiến của ông Vũ Đức Đam, là, “Mình làm trong một thời gian và Chính phủ sẽ điều chỉnh để hướng dần lên hiện đại. Quan trọng nhất với vai trò của hội đồng này phải ra được công cụ đánh giá hay là ngân hàng câu hỏi đề thi lý thuyết và các nội dung kiểm tra thực hành.

Nhưng đây sẽ chỉ là câu hỏi lý thuyết, kỹ năng thực hành tối thiểu. Phải để làm sao cho việc kiểm tra và thi rất nhẹ nhàng, nghiêm túc, chứ không phải một kỳ thi tốt nghiệp thứ hai”.

Thực tế thì pháp lý về “Hội đồng y khoa quốc gia” đã được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký ban hành ở Quyết định số 956/QĐ-TTg ngày 6-7-2020 theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế khi ấy là Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam “kiêm Bí thư Ban Cán sự đảng Bộ Y tế, điều hành công việc thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Y tế”.

Theo quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký này, thì tại Điều 2 về cơ cấu tổ chức của Hội đồng, quy định cụ thể như sau:

“1. Hội đồng gồm có Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các Uỷ viên (sau đây gọi chung là thành viên Hội đồng) là các chuyên gia trong lĩnh vực y tế đạt tiêu chuẩn về uy tín, kinh nghiệm, trình độ chuyên môn phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực chuyên môn của Hội đồng. Trong đó:

a) Chủ tịch Hội đồng là Bộ trưởng Bộ Y tế kiêm nhiệm; có 01 Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng hoạt động chuyên trách. Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Hội đồng.

b) Ủy viên Hội đồng có từ 27 đến 29 thành viên, trong đó có đại diện Tổng Hội y học Việt Nam và một số hội chuyên ngành y tế; một số cơ sở đào tạo khối ngành sức khỏe; một số cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, một số Vụ, Cục thuộc Bộ Y tế về đào tạo, khám bệnh, chữa bệnh, pháp chế; đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo. Ủy viên Hội đồng làm việc theo chế độ kiêm nhiệm. Bộ trưởng Bộ Y tế bổ nhiệm, miễn nhiệm Uỷ viên Hội đồng.

Tiêu chuẩn thành viên Hội đồng được quy định cụ thể tại Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng.

2. Ban chuyên môn của Hội đồng giúp Hội đồng thực hiện các nhiệm vụ theo từng lĩnh vực chuyên môn cụ thể. Thành viên của Ban chuyên môn là thành viên Hội đồng và chuyên gia đạt tiêu chuẩn về uy tín, kinh nghiệm, trình độ chuyên môn phù hợp với lĩnh vực chuyên môn của mỗi Ban, làm việc theo chế độ kiêm nhiệm. Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia quyết định thành lập và ban hành Quy chế hoạt động của các Ban chuyên môn và quy định tiêu chuẩn thành viên của Ban chuyên môn.

3. Văn phòng Hội đồng giúp việc cho Hội đồng trong triển khai các hoạt động hành chính, tổ chức, nhân sự, tài chính thuộc chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng. Nhân lực của Văn phòng Hội đồng làm việc theo chế độ kiêm nhiệm hoặc biệt phái từ các Vụ, Cục có liên quan thuộc Bộ Y tế, đại diện các hội nghề nghiệp trong lĩnh vực y tế, cơ sở đào tạo khối ngành sức khỏe và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia quyết định thành lập, ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Văn phòng Hội đồng”.

Như vậy, trong khi chưa có văn bản pháp lý nào hủy việc thi hành Quyết định số 956/QĐ-TTg ngày 6-7-2020 của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, thì việc bàn luận ở sáng ngày 14-12-2022 về một số nội dung của dự án Luật khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi), cho thấy sự lúng túng trong quản trị quốc gia của cả quốc hội và chính phủ.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét