“Cõi chữ Cõi người” của nhà văn Trần Doãn Nho
Nhà xuất bản Nhân Ảnh (California) trân trọng giới thiệu tuyển tập tiểu luận của nhà biên khảo, nhà văn Trần Hữu Thục - Trần Doãn Nho:
CÕI CHỮ CÕI NGƯỜI
CÕI CHỮ CÕI NGUỜI gồm hai tập:
Tập I: biên khảo về văn chương và văn học.
- Xuân tình trong Đường thi
- Tác giả: cuộc thăng trầm
- Đọc sách: “Lý thuyết Trung Hoa về hư cấu” của Ming Dong Gu
- Tự Lực Văn Đoàn và chuyện văn phong
- Tính “văn học” trong văn học miền Nam
- Theo dấu nhân vật
- Giữa văn và thơ
“Ngay ở tựa đề, tuyển tập Cõi Chữ Cõi Người của nhà văn Trần Doãn Nho đã thể hiện quan hệ cộng sinh giữa văn chương và đời sống. Vì liên hệ mật thiết với đời sống nên trong mọi khuôn khổ, văn chương đã sẵn “ươm mầm mống cho sự ‘vượt thời’” và vượt biên giới. Ta có thể đọc bảy bài viết trong tuyển tập như những ngụ ngôn về Tự do, được minh họa qua hiệp ước uyển chuyển nhưng bền bỉ giữa tinh thần sáng tạo của tác giả, đặc tính bất ổn của ngôn ngữ, và cách tiếp nhận đa tầng về văn bản từ mọi tầng lớp độc giả. Cho dù khái niệm tác giả đã có dạo bị giới phê bình khai tử, và nhân vật cũng tan biến trong cơn lốc hậu hiện đại, thì người nghệ sĩ vẫn không ngừng sáng tác, không ngừng tranh đấu với hoàn cảnh để đạt được những nhận thức “vô thời,” luôn luôn mới, luôn luôn bất ngờ và bất diệt, trong văn chương. Men theo hương đôi hài thêu của Hàn Ốc, phiêu lưu trong lý thuyết thăng trầm về tác giả và nhân vật, đối chiếu khái niệm tiểu thuyết Trung Hoa với quan điểm fiction của văn học Tây phương, phục hưng văn phong Tự Lực Văn Đoàn và Văn học Miền Nam, cùng cảm nhận những khoảng trống ý nhị trong thơ văn Việt Nam, độc giả thật may mắn được chung bước với Trần Doãn Nho trong chuyến hành hương đến Cõi Chữ Cõi Người. (Đinh Từ Bích Thúy)
· Tập II: biên khảo về các vấn đề chính trị, xã hội văn hóa và ngôn ngữ.
- Hiện tượng chống Mỹ
- Vấn đề tự do diễn đạt
- Khía cạnh ngôn ngữ trong “Phong trào Dù” Hồng Kông
- Về một đất nước mang tên Việt Nam Cộng Hòa
- Donald Trump, kẻ lạ mặt
- “Nội chiến” ngôn ngữ ở Ukraine
- Từ Coronavirus đến “Dịch hạch” của Albert Camus
- Chuyện trái tim
Vài trích đoạn trong tập II:
· Jean-François Revel nhận định: “Quyền lực thống trị của Mỹ chỉ nợ một phần ở sự sáng tạo và quyết tâm của nhân dân Mỹ; nó còn xuất phát từ sự bỏ cuộc do các thất bại chồng chất của phần còn lại của thế giới: sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản, sự đổ nát của Phi châu, sự chia rẽ của Âu châu, sự chậm chạp của Á châu và châu Mỹ La Tinh trong quá trình tiến đến chế độ dân chủ.” (Hiện tượng chống Mỹ)
· Rốt cuộc, đổi mới là gì, cải cách là gì nếu không muốn nói là con đường dẫn đến những giá trị VNCH. Những người hiện đứng lên tranh đấu cho một nước Việt Nam giàu mạnh, tự do, dân chủ ở trong nước đang đòi hỏi cái mà chúng tôi đã từng tranh đấu để có và đã từng có vào những năm tháng VNCH. (…) Chả thế mà, giáo sư Nguyễn Văn Trung nhận định, “Cái gọi là “đổi mới” thực chất là “đổi mới chẳng qua là trở về những cái cũ đã bị phủ nhận.” Hiểu như thế, VNCH không phải là quá khứ, mà chính là tương lai. Là mô hình của một Việt Nam đổi mới, dân chủ, tự do. (Về một đất nước mang tên Việt Nam Cộng Hòa)
· Trump xuất hiện trong thế giới như một người lạ mặt. Lạ nhân dáng. Lạ nết người. Lạ ăn lạ nói. Lạ đi lạ đứng. Tóc tai lạ. Chữ ký lạ. Ngôn ngữ lạ. Hành trạng lạ. Chính sách lạ. Lúc nào nhìn ông, tôi cũng cảm thấy lạ. Lạ hơn cả nhân vật tiểu thuyết…hậu hiện đại! Donald Trump lạ mặt, rốt cuộc, khiến cho Hoa Kỳ cũng trở thành một nước…lạ mặt! (Donald Trump, kẻ lạ mặt)
CÕI CHỮ CÕI NGƯỜI đã có bán trên Amazon.
Giá: Tập I: $20.00, Tập II: $20.00
Độc giả có thể mua cả hai tập hay mua riêng từng tập.
Xin bấm vào đường nối sau:
Key word: tran huu thuc, tran doan nho, coi chu coi nguoi
Liên lạc:
Tác giả: TRẦN HỮU THỤC - TRẦN DOÃN NHO Email: trandoanho@yahoo.com
Nhà xuất bản Nhân Ảnh: E.mail: han.le3359@gmail.com (408) 722-5626
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét