Fake news vs Văn hóa đọc
24-11-2020
“Trong bối cảnh chính trị hiện nay, nhiều thủ đoạn chính trị mới xuất hiện tinh vi hơn để dẫn dắt hành vi, kiểm soát và điều hướng đám đông. Trên mạng xã hội, các tin tức tạo ra phản ứng cảm xúc chiếm ưu thế hơn bằng chứng thực tế làm cho sự thật trở thành thứ yếu, không quan trọng.
Bám theo triết lý này, các chiến lược gia đã biến người dân trở thành “những con cừu thụ động”, bị buộc phải tiêu hóa thông tin rác rưởi… Người dân vừa là nạn nhân và vừa là thủ phạm, thụ động tham gia phát tán tin giả hoặc tin tức với sự thật đã bị bóp méo có chủ đích vì sự thiếu hiểu biết. Nhiều người thậm chí còn bị cho là mất khả năng cơ bản để phân biệt giữa đúng và sai, gây ra tâm lý phụ thuộc vào sự dẫn dắt của các chính trị gia, đảng phái. Trong kỷ nguyên số này các phe phái biết sử dụng quyền lực ảo thậm chí còn có khả năng làm “biến mất thực tại” của người ủng hộ và có tiềm năng hạ bệ nền dân chủ.”
Riêng ở Việt Nam, rất dễ nhận thấy tầng lớp có bằng đại học rất cuồng nhiệt đọc và share các trang của Epoch Times, ĐKN, Trithucvn…, những hãng tin chuyên tung tin giả, tin nửa giả nửa thật để đầu độc xã hội.
Giải pháp cho fakenews – tin giả, là gì? Ngăn-chặn-kiểm duyệt không ăn thua gì cả. Muốn gia tăng sức đề kháng với fakenews, hãy nhắc những người xung quanh hướng đến một thứ cổ xưa: Văn hoá đọc!
Không cần đọc quá nhiều, chỉ vừa vặn trong khoảng thời gian cho phép hàng ngày, ít nhưng đều đặn. Chọn nguồn sách đọc thật kĩ. Bắt đầu từ những tác giả tương đối phổ thông có chất lượng viết lách tốt, và tuỳ khả năng, có thể nâng dần lên level những cuốn sách khó, do những nhà tư tưởng lớn chắp bút.
Đọc kiên trì. Dần dần, khả năng phản biện và tư duy đa chiều của người đọc sẽ thay đổi đáng kể.
Về báo chí, cố gắng học tiếng Anh chăm chỉ để đủ vốn liếng đọc chính luận-long-reading của các tờ báo lâu đời và uy tín: Guardian của Anh, Spiegel của Đức, Washington Post, WSJ, NYT… của Mỹ. Thích nhất vẫn là The New Yorker. Các bài viết về văn hoá-chính trị ở đây cực kì xuất sắc. Nên nhớ là tờ báo này có lập trường chính trị rất rõ ràng, chửi Trump rất đanh đá, nhưng về sự chính trực thì rất đáng tôn trọng. Lâu lâu mình mới bẻ được vài luận điểm trong các essay do giới “thổ tả tinh hoa” chắp bút.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét