Bài đăng nổi bật

Nhân sự chủ chốt cấp cao

  Nhân sự chủ chốt cấp cao. BCT đã có phương án chính thức về nhân sự chủ chốt trình trung ương đảng, dự kiến trung ương họp vào ngày 16-18 ...

Thứ Tư, 26 tháng 2, 2020

Dịch Covid-19: 'Việt Nam đang hứng chịu thiệt hại lớn về kinh tế'

Dịch Covid-19: 'Việt Nam đang hứng chịu thiệt hại lớn về kinh tế'

Một số doanh nghiệp phát khẩu trang miễn phí để đẩy thêm doanh thu.Bản quyền hình ảnhLINH PHAM/GETTY IMAGES
Image captionMột số doanh nghiệp phát khẩu trang miễn phí để đẩy thêm doanh thu.
Việt Nam có thể chỉ có 16 trường hợp được xác nhận nhiễm Covid-19, nhưng virus corona vẫn đang có tác động đáng kể đến nền kinh tế của nước này, Bưu điện Hoa nam Buổi sáng đưa tin.
Bài báo nói các nhà máy đối diện thực trạng khó khăn bảo đảm nguyên liệu thô mà họ cần từ nước láng giềng Trung Quốc.
Adam McCarty, kinh tế gia trưởng tại Mekong Economics ở Hà Nội cho biết "Việt Nam đang hứng chịu thiệt hại về kinh tế, nhưng ít hơn Trung Quốc".
"Các trường học vẫn đóng cửa, khách du lịch quá ít và có thể 20% công nhân thiếu việc làm do sự sụt giảm về nhu cầu và đầu vào của Trung Quốc vì dịch bệnh Covid-19," ông McCarty nói.
Bài báo cho biết doanh thu ngành đường sắt Việt Nam trong 19 ngày đầu tháng 2 giảm khoảng 2,8 triệu USD so với cùng kỳ năm ngoái, một phần là do phải trả tiền hoàn lại cho gần 40.000 vé tàu chưa sử dụng.
Joe Buckley, một chuyên gia về lao động và phát triển Đông Nam Á tại Đại học SOAS London cho biết nhiều công ty may mặc và giày dép đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19.
"Một tác động đến sản xuất là các doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc tìm nguồn nguyên liệu", ông nói. "Một số hãng, chẳng hạn như Samsung, đang dùng hàng không đưa phụ kiện vào để khắc phục những hạn chế vận chuyển đường bộ, nhưng những hãng khác đơn giản là đang cạn nguồn nguyên liệu." bài báo nhận định. 
Getty ImagesBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionDu khách nước ngoài được phát khẩu trang miễn phí khi tới tham quan một ngôi chùa ở Hà Nội trong dịp Tết 2020
Dịch bệnh Covid-19 đã và đang tác động tiêu cực đến các lĩnh vực như du lịch, hàng không, dệt may, điện tử, nông thuỷ sản… trong đó du lịch là ngành chịu tác động mạnh do lượng khách du lịch từ Trung Quốc đến Việt Nam, cũng như du lịch nội địa cũng bị hạn chế do lo ngại sự lây lan của dịch bệnh.
Ngành du lịch của Việt Nam dự kiến trong ba tháng tới chịu thiệt hại trong "khoảng từ 6-7 tỉ USD" bởi riêng khách du lịch Trung Quốc, khoảng 30%, sẽ giảm 90 - 100%.
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Lê Hoài Chung được báo Thanh Niên dẫn lời mô tả thiệt hại dựa trên cơ sở "nhiều tác động" bao gồm vắng khách nước ngoài, Việt Nam không đưa, đón khách từ vùng dịch, tạm dừng các lễ hội, hoạt động tại một số khu di tích, danh lam thắng cảnh; các thị trường quốc tế khác đang e ngại đến khu vực châu Á; người dân trong nước hạn chế đi du lịch.
Du lịch Hà Nội sau Tết đình trệ vì virus corona
Tuy nhiên con số thiệt hại ước tính của Tổng cục Du lịch chủ yếu dựa trên những dự báo về số liệu thiếu hụt khách, nhân với mức chi tiêu bình quân, chưa tính đến thiệt hại từ việc "kiệt sức" của các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực du lịch, theo bài báo 'Thiệt hại 7 tỉ USD, du lịch làm gì để vượt khó?
Bài này dẫn chiếu tới thực trạng "kiệt sức" của các doanh nghiệp như các hãng lữ hành, resor, khách sạn, hệ thống dịch vụ nhà hàng, khu vui chơi giải trí...
"Du lịch là tác động đa ngành, phát triển mạnh thì có thể kéo theo rất nhiều ngành nghề khác đi lên. Ngược lại, du lịch "hắt hơi" thì các lĩnh vực khác "sổ mũi" theo. Tất cả những thiệt hại này không thể đo đếm nổi và chắc chắn vượt hơn nhiều con số 7 tỉ USD mà Tổng cục Du lịch ước tính", giám đốc một doanh nghiệp lữ hành lớn tại TP.HCM nhận định với báo Thanh Niên.
Truyền thông tại Việt Nam đưa tin Bộ Tài chính "đang thực hiện rà soát, nghiên cứu để đề xuất các cơ chế, chính sách, giải pháp thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để thúc đẩy phát triển các ngành, lĩnh vực, trong đó có du lịch, dịch vụ như miễn visa du lịch, kéo dài thời hạn visa, giảm lệ phí visa."
Được biết trong số kiến nghị miễn thị thực và kéo dài thời hạn lên 30 ngày, cho phép trở lại bất kỳ lúc nào đối với "các thị trường ổn định nhất" là Vương quốc Anh, châu Âu, Úc, New Zealand và Canada.

Tin liên quan

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét