Bài đăng nổi bật

Nhân sự chủ chốt cấp cao

  Nhân sự chủ chốt cấp cao. BCT đã có phương án chính thức về nhân sự chủ chốt trình trung ương đảng, dự kiến trung ương họp vào ngày 16-18 ...

Thứ Tư, 26 tháng 2, 2020

Covid-19: Thứ trưởng Iran lây nhiễm, WHO chuẩn bị cho đại dịch

Covid-19: Thứ trưởng Iran lây nhiễm, WHO chuẩn bị cho đại dịch

کنفرانس خبری علی ربیعی سخنگوی دولت و ایرج حریرچی معاون وزارت بهداشت یک روز پیش برگزار شده بودBản quyền hình ảnhFARS
Image captionThứ trưởng Y tế Iran, Iraj Harirchi (bên trái) đã toát mồ hôi và ho ngay tại cuộc họp báo, sau đó, ông xác nhận ông bị nhiễm virus corona
Thứ trưởng Y tế Iran, Iraj Harirchi xác nhận ông bị nhiễm virus corona trong diễn biến mới nhất từ quốc gia Hồi giáo Shia.
Các ca dương tính mới nhất đã có ở miền Nam nước Ý, Croatia và Áo.
Cuối ngày 25/02, đã có ca lây nhiễm virus corona ở Thuỵ Sĩ và đất liền Tây Ban Nha sau khi một khách sạn ở đảo Tenerife, Tây Ban Nha cách ly tất cả khách vì có ca nhiễm virus.
Bệnh nhân tại Croatia trở về từ Milan, Ý.
Có thêm một gia đình ở Kirkuk, Iraq bị mắc Covid-19 sau khi đi thăm Iran, quốc gia chính thức có 16 ca tử vong vì virus này, theo tin tức hôm 25/02.
Thứ trưởng Y tế Iran, Iraj Harirchi đã toát mồ hôi và ho ngay tại cuộc họp báo, sau đó một hôm ông xác nhận đã thử qua đêm và bị dương tính với virus corona.
Không rõ những người tiếp xúc với ông tại sự kiện được truyền hình trực tiếp ở Iran nay ra sao.
Thành phố Qom, thánh địa của người Hồi giáo Shia, là nơi các bệnh nhân Iran không có tiếp xúc với người Trung Quốc.
Vì thế, hãng tin IRNA nói quan chức Iran đặt vấn đề có phải "công nhân Trung Quốc làm việc tại Qom về nước họ và đem virus trở lại".
Bà Minoo Mohraz từ Bộ Y tế Iran nói "nguồn bệnh rất có khả năng là nhóm công nhân TQ tại Qom", nhưng bà không nêu ra bằng chứng gì cho việc này, theo IRNA. 
Sang ngày 25/02, toàn bộ 132 hành khách chuyến bay Turkish Airlines từ Iran trở về đã bị cách ly. 
Trong 17 hành khách chuyến bay này mắc virus Covid-19, có 12 người đã đi thăm Qom.
Vũ Hán
Image captionNgười mẫu Ukraine, cô Anastasiya Zinchenko không chịu rời khỏi vùng dịch Vũ Hán nếu chó Misha không được bế đi cùng
Trước đó, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nói thế giới cần làm nhiều việc hơn để chuẩn bị cho khả năng virus corona trở thành đại dịch. 
WHO nói còn quá sớm để gọi dịch bệnh này là một đại dịch nhưng các nước nên ở trong giai đoạn "chuẩn bị". 
Tourists wearing protective facemasks visit the Piazza San Marco, in Venice, on February 24, 2020Bản quyền hình ảnhAFP
Năm điều cần biết về virus corona
Một đại dịch là khi một bệnh truyền nhiễm lây lan dễ dàng từ người sang người ở nhiều nơi trên thế giới. 
Tiếp tục có thêm các trường hợp nhiễm virus gây bệnh hô hấp Covid-19, trong đó dịch đang bùng phát mạnh ở Hàn Quốc, Ý và Iran, gây lo ngại.
Tuy nhiên, hầu hết các ca nhiễm bệnh đều ở Trung Quốc, nơi khởi phát dịch, và hiện đã có 77.000 người nhiễm bệnh và 2.600 người chết.
Hơn 1.200 trường hợp nhiễm virus đã được thông báo ở 30 nước khác với hơn 20 người thiệt mạng. Ý công bố 4 ca tử vong vào thứ Hai, nâng tổng số chết ở nước này lên 7 người. 
Thị trường chứng khoán toàn cầu sụt giảm do lo ngại dịch virus corona sẽ gây ảnh hưởng lên nền kinh tế. 
Trung Quốc nói họ sẽ hoãn cuộc họp thường niên của Quốc hội vào tháng tới, để "tiếp tục các nỗ lực" chống dịch virus corona. 
Quốc hội Trung Quốc, nơi thông qua các quyết định của Đảng Cộng sản nước này, họp hàng năm kể từ 1978. 
Daily world cases
Tỷ lệ người nhiễm virus Covid-19 tử vong vào khoảng 1%-2%, dù WHO cảnh báo rằng hiện vẫn chưa rõ tỷ lệ tử vong.
Vào thứ Hai, Iraq, Afghanistan, Kuwait, Oman và Bahrain thông báo các ca nhiễm virus corona đầu tiên, tất cả đều liên quan đến những người tới từ Iran. Giới chức ở Bahrain nói bệnh nhân đầu tiên là một người lái xe bus, sau đó vài trường học đã phải đóng cửa. 
Các diễn biến khác: 
  • Một số trận bóng đá trong giải A và Europa League của Ý sẽ bị hoãn, bộ trưởng Thể thao Ý cho hay
  • Giá vàng tăng mức kỷ lục trong vòng 7 năm qua khi virus corona khiến các nhà đầu tư tìm kiếm nơi 'trú ẩn' an toàn
  • Nhóm nhạc pop BTS của Nam Hàn kêu gọi các fan tránh xa các chương trình truyền hình sắp tới - sẽ được ghi âm mà không có khản giả trường quay
  • Bắc Hàn cách ly 380 người nước ngoài trong nỗ lực ngăn chặn dịch virus corona bùng phát.
Du lịch Hà Nội sau Tết đình trệ vì virus corona

WHO nói gì?

Người đứng đầu WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nói với các phóng viên hôm thứ Hai rằng số ca nhiễm mới trong những ngày gần đây ở Iran, Ý và Hàn Quốc gây "lo ngại sâu sắc".
Tuy nhiên ông này nói thêm: "Ngay lúc này chúng ta không thấy sự lây lan toàn cầu không kiểm soát của virus này và chúng ta cũng không thấy các ca bệnh nặng hay tử vong ở quy mô lớn.
"Virus này có khả năng trở thành đại dịch hay không? Hoàn toàn có thể. Chúng ta đã ở trong đại dịch chưa? Từ đánh giá của chúng tôi, chưa."
"Thông điệp chính có thể mang lại hi vọng, lòng dũng cảm, và sự tự tin cho mọi quốc gia là virus này có thể kiểm soát được. Thật vậy, rất nhiều quốc gia chính xác đã làm được điều đó," ông Tedros nói.
"Dùng chữ "đại dịch" bây giờ không phù hợp với thực tế nhưng có điều chắc chắn là nó sẽ gây sợ hãi."
Nhưng Mike Ryan, giám đốc chương trình sức khỏe khẩn cấp của WHO nói bây giờ là thời điểm để "làm mọi thứ có thể để chuẩn bị cho một đại dịch". 

'Đại dịch' chỉ là một từ

Phân tích của James Gallagher
Virus corona có phả là một đại dịch không? Hiện nay WHO nói là không. Họ viện lẽ rằng con số các nước có dịch, mức độ nghiêm trọng của bệnh, và tác động lên xã hội chưa chạm mức đại dịch. 
Nhưng một số nhà khoa học - cùng đánh giá chung một bức tranh - cho rằng chúng ta đã ở trong đại dịch, và một số khác nói chúng ta đang ở trong đỉnh dịch. Dịch bệnh bùng phát ở Nam Hàn và số ca chết ở Iran và Ý làm dấy lên lo ngại trong vài ngày qua. 
Các ca tử vong cho thấy số ca nhiễm thực tế ở hai nước này có thể nhiều hơn số ca được báo cáo, và rằng virus corona đã hiện diện ở đó một thời gian rồi. 
Nhưng về cơ bản, từ 'đại dịch' chỉ có vậy - một từ - nó sẽ không rót thêm tiền hay cho WHO thêm các quyền lực mới. WHO đã đưa ra cảnh báo cao nhất có thể, bằng cách công bố virus này là một tình huống khẩn cấp toàn cầu. 

Các triệu chứng?

Các dấu hiệu chính khi nhiễm virus corona là sốt (nhiệt độ cao) và ho, hơi thở ngắn, khó thở. 

Tôi nên làm gì?

Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, gel, tránh tiếp xúc gần với những người bị ốm, đừng chạm lên mắt, mũi, miệng khi chưa rửa tay. 
Khi ho và hắt hơi, nên dùng khăn giấy, sau đó vứt khăn giấy đi và rửa tay. 

'Đại dịch' nghĩa là gì?

  • Một đại dịch là một dịch bệnh mới lan rộng toàn cầu
  • Dịch cúm heo H1N1, khiến hàng ngàn người chết, được WHO công bố là đại dịch năm 2009
  • WHO không còn chính thức gọi một dịch bệnh bùng phát là một 'đại dịch' nhưng nói rằng thuật ngữ này có thể được sử dụng 'không chính thức'
  • WHO khuyên các nước - để kiểm chế lây nhiễm trong khi chuẩn bị cho tình huống dịch lan rộng - duy trì như hiện nay
Người Việt trụ lại Hàng Châu giữa mùa virus corona

Các nước bị ảnh hưởng nặng nhất?

Nam Hàn - là nước có số ca nhiễm virus corona nhiều nhất bên ngoài Trung Quốc - với 231 ca nhiễm được báo cáo vào thứ Hai, nâng tổng số nhiễm ở nước này lên 830. Tám người đã chết.
Khoảng 7.700 lính đã bị cách ly sau khi 11 người bị phát hiện nhiễm virus corona. 
Nhưng ổ dịch lớn nhất liên quan tới một bệnh viện và một cộng đồng tôn giáo gần phía đông nam thành phố Daegu.
Ý là nước có số ca nhiễm nhiều nhất châu Âu, 229, và đã thông báo hàng loạt biện pháp quyết liệt vào cuối tuần để kiểm soát dịch bệnh. 
Ở Lombardy và Veneto, một vài thị trấn nhỏ đã bị cô lập. Trong hai tuần tới, 50.000 dân sẽ không được rời chỗ ở mà không được chính quyền cho phép. 
Thậm chí ở ngoài khu vực này, nhiều doanh nghiệp và trường học đã phải tạm ngưng các hoạt động, và các sự kiện thể thao đã bị hủy bỏ. 
Ba ca tử vong được xác nhận hôm thứ Hai, tất cả đều ở Lombardy, truyền thông Ý cho hay. 
Hiện chưa rõ virus corona vào nước này như thế nào, giới chức địa phương nói. 
Ở Trung Quốc, chính phủ thông báo lệnh cấm tiêu thụ động vật hoang dã cũng như săn bắn, vận chuyển và buôn bán các loài bị cấm, truyền thông nhà nước cho hay. 
Dịch virus corona được cho rằng khởi phát từ một chợ động vật hoang dã ở Vũ Hán.
Trung Quốc thông báo 508 ca mắc mới hôm thứ Hai, so với 409 hôm Chủ Nhật, hầu hết đều ở Vũ Hán. Bên ngoài Hồ Bắc - thành phố bị ảnh hưởng nặng nề nhất - số ca mắc mới tiếp tục giảm, theo giới chức địa phương.
Số ca chết ở Trung Quốc tăng thêm 71, đưa tổng số thiệt mạng lên 2.663.
Hoàn Cầu Thời báo nói các nhà khoa học TQ đã tìm ra vaccine để uống, và một giáo sư ĐH Thiên Tân dùng thử bốn liều mà không bị hiệu ứng phụ.
Tuy nhiên các nhà nghiên cứu trên thế giới nói cần phải có thử nghiệm đúng quy trình, đầy đủ thời gian, thì mới biết vaccine mới có an toàn hay không, rồi mất hàng tháng mới có thể đem ra cho sử dụng rộng rãi. 
Hong Kong lại vừa gia hạn thời gian đóng cửa trường học đến tận 20/04. 
Iran hôm Chủ Nhật xác nhận 61 ca nhiễm virus, hầu hết đều ở thành phố thánh Qom. 12 người trong số này đã chết - con số người chết lớn nhất bên ngoài Trung Quốc. 
Hôm thứ Hai, một nghị sỹ ở Qom cáo buộc chính phủ đã cố che dấu mức độ dịch bệnh, rằng đã có 50 người chết trong thành phố. Tuy nhiên, thứ trưởng y tế nước này nhanh chóng phủ nhận.
Anh: Bộ trưởng Y tế Matt Hancock yêu cầu ai trở về Anh từ vùng phía Bắc của Pisa, Ý cần tự cách ly 14 ngày nếu có triệu chứng sốt, ho.
Công dân Anh cũng được yêu cầu phải tự cách ly và thông báo với giới chức y tế nếu trở về từ các thị trấn, thành phố hiện bị cách ly của Ý.

Tin liên quan


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét