Bác sĩ, chính trị và dịch bệnh
27-2-2020
Nhân ngày Bác sĩ Việt Nam, nói chuyện về bác sĩ 1 tý, có thể điều này sẽ khiến cho nhiều bác sĩ ghét mình. Bạn mình cũng có nhiều bác sĩ, friend Facebook cũng nhiều. Ai thấy đụng chạm thì cứ nghĩ là: “Chắc nó chừa mình ra”! Đội ơn các bạn.
Stt mình đính kèm dưới đây của 1 bác sĩ xa lạ, không hề quen biết mình, mà 1 bạn comment phản biện mình lấy để trích dẫn, bảo mình xem đi. Xét thấy quan điểm sống này của không ít người, không chỉ có bác sĩ, nên hôm nay mình mới nghĩ tới để viết stt này.
Nói chung, nghề bác sĩ khá tương đồng với nghề giáo là được xã hội kính trọng, mình cũng vậy. Cũng giống nhau ở chỗ là cần có đạo đức khi hành nghề, nếu không thì rất nguy hiểm cho xã hội. Nhưng có 1 điểm giống nhau nữa mà ít người để ý, mình sẽ bàn sâu ở đây. Đó là đa số vẫn phải phụ thuộc vào bộ máy nhà nước. Bởi vì với thể chế CS thì y tế và giáo dục luôn là ngành phải được ưu tiên bao cấp, đó cũng là đặc điểm sống còn của chế độ. Điều đó đồng nghĩa với việc giáo viên và bác sĩ phải sống dựa vào khu vực công là đa số. Hiện tại đã có nhiều bệnh viện tư hay trường học tư, nhưng vẫn là thiểu số, chủ yếu ở các đô thị lớn.
Khi họ phải sống dựa vào bộ máy nhà nước thì đương nhiên phải ăn cây nào rào cây ấy. Tư tưởng thì ai nặng sẽ thành bò đỏ, ai nhẹ thì làm “phản động” ngầm, vì nổi là tự đái vào nồi cơm. Ai làm tư thì còn được thoải mái bộc lộ chút. Đấy là bệnh chung của cán bộ, công chức, viên chức. Cũng chả trách được. Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài và ăn cây nào rào cây ấy.
Mình đã vạch mặt 2 thầy giáo làm DLV, trong khi đang dạy tư (thầy Ngọc bảo vệ môi trường bằng cách xóa phần mềm và thầy gì ngạo nghễ dập dịch bằng Facebook)! Bác sĩ DLV nổi tiếng là Tư Sang và cu gì Nguyên Khanh (giọng clone thằng Pín, tự nhận là bác sĩ). Sơ sơ cũng đếm ra 2 thầy giáo và 2 thầy thuốc có số má về năng lực ngu dân.
***
Quay lại stt của bạn bác sĩ không quen biết. Mình để ý là có không ít bác sĩ và người trong ngành Y đang suy nghĩ kiểu này. Thực ra nhiều trí thức xã nghĩa cũng tư duy y hệt. Họ coi chính trị như hủi, là thứ xấu xa, chỉ có bọn “phản động” mới hay bàn về chính trị. Trí thức là phải ở trong tháp ngà, bàn chuyên môn hàn lâm để xây dựng đất nước, cống hiến cho Tổ quốc, thì mới là yêu nước.
Stt này cho thấy bạn bác sĩ đúng là ngây thơ, do không màng chính trị thật, khi bạn ấy cho rằng: “Câu chuyện về dịch bệnh chỉ thuần túy y học. Khoa học và chính trị là độc lập với nhau“.
Xin thưa, chế độ toàn trị (gồm chế độ phát xít và CS) là chế độ mà nhà nước quản lý mọi mặt của xã hội, không loại trừ khoa học và Y học. Người ta quản cả việc bạn đang nghĩ gì chứ không chỉ quản bạn làm gì. Đấy là với chế độ CS nguyên thủy như VN thời bao cấp. VN và TQ đã thay đổi nhiều, nhưng về cơ bản thì vẫn vậy. Bây giờ họ không thể quản lý 1 số vấn đề chứ không phải là không muốn quản.
Việc bí thư chi bộ can thiệp vào việc nghiên cứu khoa học là rất bình thường. Các nhà vật lý hạt nhân và vũ trụ của Liên Xô có thể bị lãnh tụ ép phải nghiên cứu để chế tạo bom hay phóng con chó lên vũ trụ trước người Mỹ. Đấy là những ngành mang tính khoa học cực cao, tưởng chừng không thể có thế lực nào có thể can thiệp vào chuyên môn.
Các ngành khoa học xã hội khác như văn, sử, địa thì đương nhiên bị biến thành công cụ tuyên truyền cho chế độ.
Còn Y học, như đã phân tích ở trên, cùng với giáo dục, là bộ mặt của chế độ CS cũng như cánh tả, nên không thể thoát khỏi sự kiểm soát chặt chẽ của chính quyền.
Vì thế, bảo khoa học là độc lập với chính trị là rất ngây thơ, nếu không muốn nói là ngớ ngẩn.
Cụ thể hơn về vấn đề kiểm soát dịch bệnh, chính trị càng can thiệp sâu hơn nữa. Thậm chí mình đánh giá, là chính trị quyết định giải pháp phòng và chống dịch.
Bởi vì chính quyền CS luôn luôn muốn kiểm soát xã hội, cưỡng bức sự ổn định. CS sợ sự bất ổn, vì chính sự bất ổn, bạo động đã giúp người CS cướp chính quyền bằng bạo lực cách mạng. Dịch bệnh là tác nhân gây nên sự hoảng loạn, bất ổn không kém gì khủng bố trên diện rộng. Thậm chí nó có thể khiến sụp đổ chế độ vốn xây dựng trên nền tảng ổn định cưỡng bức.
Chính vì vậy, chính quyền phải kiềm chế dịch bệnh bằng mọi giá, thậm chí giấu dịch (như TQ đã làm và đang phải trả giá). Nếu toàn bộ thông tin về dịch bệnh được minh bạch hoàn toàn thì có thể gây ra xã hội hoảng loạn, kinh tế đình trệ, nếu dịch kéo dài thì nguy cơ sụp đổ là có thể xảy ra, vì các mâu thuẫn xã hội đang bị kiềm chế sẽ có điều kiện để bung ra.
Mọi thể chế đều có thể giấu dịch, vì sợ các hậu quả nói trên, song chế độ CS sẽ có điều kiện giấu dịch hơn chế độ dân chủ. Đơn giản vì họ vốn có khả năng và kinh nghiệm kiểm soát, áp chế người dân và có thể kiểm soát truyền thông.
Vậy bàn về dịch Covid-19 có phải là bàn về Y học không?
Theo mình thì Y học chỉ là 1 phần của câu chuyện, thậm chí là 1 phần nhỏ. Thế nhưng trong những ngày qua, nhiều bác sĩ đã lấy cái danh bác sĩ để lòe bịp người dân là bàn về dịch là phải là người trong ngành Y, thì thông tin mới có giá trị! Thực tế cũng rất nhiều người dân đồng tình với điều đó.
Mình không dám khẳng định là VN đang giấu dịch, vì không có đủ thông tin. Nhưng suy từ TQ, mà VN là 1 cái bóng, thì hoàn toàn có quyền nghi ngờ. Nghi ngờ không phải là gây hoảng loạn xã hội, để đục nước béo cò, để lật đổ chế độ, mà đơn giản là để tự vệ, cho bản thân và gia đình.
Thực tế là từ đầu mua dịch, Bộ Giáo dục, chú phỉnh… toàn thấy hành động theo kêu gọi của bọn “phản động”, như việc cho học sinh nghỉ học, có theo lời của các bác sĩ có chuyên môn kia đâu! Thế hóa ra “phản động” lại có “chuyên môn” về dịch tể đáng tin cậy hơn bác sĩ yêu nước!
Bằng tất cả sự khiêm tốn của người Việt, chúng ta cũng phải công nhận rằng: Bọn “phản động” thật vĩ đại!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét