VN “kiện” TQ theo cách “làm lại từ đầu”?
21-9-2019
Nhiều người, ngay cả những người mang danh “nhà nghiên cứu”, thường hay ngộ nhận về hiệu lực một phán quyết của một trọng tài quốc tế về một tranh chấp giữa hai quốc gia. Điển hình phán quyết 11-7-2016 của tòa Trọng tài thường trực ở La Haye xử vụ Phi kiện TQ về Biển Đông.
Đương nhiên phán quyết chỉ có nội dung ràng buộc đối với hai bên của vụ kiện. Thí dụ phán quyết của Tòa Công lý Quốc tế về chủ quyền ngôi đền Preah Vihear năm 1962 giữa Campuchia và Thái lan. Hay các phán quyết cũng của CIJ năm 2002 về tranh chấp Mã lai và Indonesia về chủ quyền các đảo, hay vụ Mã lai kiện Singapour năm 2008 về chủ quyền đảo Prdra Branca v.v…
Không quốc gia nào có thể đặt lại nội dung phán quyết, thí dụ Tòa phán Campuchia có chủ quyền ở ngôi đền Preah Vihear (phán quyết CIJ 1962). Chủ quyền đảo Pedra Branca thuộc về Singapour (CIJ 2008). Không quốc gia nào có thể nói ngôi đền đó thuộc Thái lan. Hoặc cũng không ai có thể nói đảo Pedra Branca thuộc về Mã lai. Ngoại trừ các trường hợp phía liên quan làm lại hồ sơ (nếu có bằng chứng mới) yêu cầu Tòa “xét lại” phán quyết. Ta đã thấy Thái lan, cũng như Mã lai, từng khiếu nại để Tòa xét lại phán quyết, khi thấy rằng phán quyết không “công bằng” và họ có thể trưng bằng chứng mới.
Dầu vậy nội dung những phán quyết của các tòa (Công lý quốc tế, Tòa Trọng tài thường trực, Tòa án quốc tế về luật biển…) luôn là “hệ qui chiếu”, gọi là “án lệ”, làm phong phú hóa nền tảng Luật Quốc tế.
Vụ Phi kiện TQ ra tòa CPA cũng vậy. Thoạt nhìn thì phán quyết 11-7-2016 của Tòa cũng không khác với các án lệ đã xảy ra trong quá khứ (hay sau này), là chỉ liên quan (có hiệu lực) đến hai bên trong vụ kiện.
Vấn đề là vụ Phi kiện TQ không phải là một vụ kiện “thông thường”, như các thí dụ dẫn trên, (có phe được có phe mất). VN có mặt trong vụ án này như là “quốc gia có các quyền và lợi ích liên quan”.
Tòa được thành lập theo mục VII UNCLOS. Mục đích của Tòa nhằm “diễn giải và cách áp dụng luật Biển” trong khu vực tranh chấp giữa TQ và Phi. Nội dung phán quyết mở rộng ra toàn Biển Đông, như các đoạn Tòa nói về “đường 9 đoạn”, về quan niệm “biển lịch sử” của TQ và “tư cách pháp lý các bãi ngầm, bãi lúc nổi lúc chìm và đặc biệt các đảo thuộc Trường Sa”…
Phán quyết của Tòa CPA 11-7-2016 nhằm mục đích “diễn giải luật Biển” và “cách áp dụng Luật Biển”, vì vậy nội dung phán quyết cũng là “luật”, áp dụng ở Biển Đông (khu vực Trường Sa).
Vấn đề là TQ không nhìn nhận thẩm quyền Tòa CPA trong vụ xử. TQ vì vậy không nhìn nhận và không tuân thủ phán quyết.
Như vậy phán quyết của 11-7-2016 của Tòa CPA “vô hiệu lực” hay “chưa có hiệu lực” vì thái độ của TQ?
Theo tôi, phán quyết “có hiệu lực”. Khó khăn là Tòa CPA không có cơ quan “cưỡng chế thi hành” phán quyết như Tòa công lý Quốc tế.
Vì vậy VN cần khôn ngoan trong việc lựa chọn. Sao cho việc sử dụng những phương tiện pháp lý sẵn có vừa không hao tốn, vừa không mất thời gian. Nhứt là vừa có hiệu quả ràng buộc cho TQ.
Thay vì VN “phải làm lại từ đầu” như nhiều người bàn luận. Tôi cho rằng VN nên sử dụng những phương tiện pháp lý một cách thông minh hơn, sao cho phán quyết của tòa CPA 11-7-2016 có hiệu lực trên toàn vùng biển của VN, và nhứt là có hiệu lực bắt buộc cho TQ.
Trước khi phán ngôn nhân TQ Cảnh Sảng ra tuyên bố hôm qua về bãi Tư chính, tôi có đề nghị, từ nhiều tuần trước, VN sử dụng mục III UNCLOS để LHQ nhìn nhận “hồ sơ thềm lục địa” của VN nộp cung với Mã lai.
Từ khi phát ngôn nhân TQ Cảnh Sảng ra tuyên bố, hôm qua tôi có viết rằng VN từ nay có bằng chứng. VN nên nắm lấy cơ hội sử dụng phương tiện pháp lý để bảo vệ lợi ích của mình. VN nên sử dụng điều 290 UNCLOS để yêu cầu Tòa án Quốc tế về Luật Biển (ITLOS) ra những “quyết định phòng ngừa” nhằm bảo vệ quyền của VN đăng bị TQ xâm phạm. Thời hạn trung bình của một vụ tương tự chỉ mấy khoảng một tháng.
VN cũng có thể đề nghị Tòa Công lý quốc tế (CIJ) để cho một “ý kiến tham vấn” về hiệu lực của phán quyết 11-7-2016.
Vì sao ta làm điều này mà không kiện TQ?
Bởi vì “ý kiến tư vấn” của Tòa CIJ có thể làm cho phán quyết 11-7-2016 trở nên “bắt buộc”. Nhứt là CIJ có cơ quan cưỡng chế thi hành án.
Và bởi vì, nếu ta “kiện” TQ, VN sẽ mất rất nhiều thời giờ và tiền bạc. (Tòa CPA mà Phi sử dụng, mọi chi phí đều do hai bên trang trải).
Trong khi nội dung của phát ngôn nhân Cảnh Sảnh, nếu ta khai triển ra, thì tranh chấp giữa VN và TQ ở bãi Tư chính phát sinh từ việc chồng lấn phân định ranh giới biển và từ các kết ước giữa TQ và VN.
Nếu VN kiện TQ “làm lại từ đầu” thì VN có thể bị “kẹt” ngay từ đầu. Tòa không có thẩm quyền phân xử (vì TQ bảo lưu) các việc “tranh chấp đến từ chồng lấn phân định biển”.
Và giả sử, nếu tòa có thẩm quyền phân xử, chắc chắn TQ sẽ nắm lấy dịp này để trưng ra những bằng chứng khiến VN mất vĩnh viễn HS và TS, do các hệ quả của các việc “Estoppel” hay “Acquiescement”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét