Tin Biển Đông: Học giả Việt tiếp tay Trung Quốc, Phó Thủ tướng CSVN đề nghị TQ tôn trọng chủ quyền
BTV Tiếng Dân
23-9-2019
Về báo cáo nghiên cứu hợp tác khai thác chung trên Biển Đông từ đại học Phục Đán, Trung Quốc, của 8 tác giả, trong đó có 3 người Trung Quốc, các nước còn lại, mỗi nước có 1 người: Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Việt Nam. Tác giả người Việt là bà Bùi Thị Thu Hiền, theo ĐH Phục Đán, bà Hiền là phó giám đốc Viện nghiên cứu Quan hệ Quốc tế, thuộc Hàn Lâm Viện KHXH Việt Nam.
Nội dung báo cáo, theo GS Phạm Quang Tuấn, những khuyến nghị về chính sách, “dù mang tên của cả 8 tác giả các nước, nhưng đọc thì cứ như là phát ngôn của chính phủ Tàu cộng“. Các khuyến nghị khuyên Trung Quốc cẩn trọng, chỉ trích Mỹ, khuyên ASEAN kềm chế và đặc biệt là khuyến nghị hoàn toàn không nói gì về Luật Biển.
Chẳng hạn như trong khuyến nghị 2: “Cải thiện giao tiếp chiến lược”, báo cáo khuyên “Trung Quốc cần cẩn trọng vì là một đại cường quốc nên mỗi động thái nhỏ nhặt nhất cũng gây sợ hãi, còn các nước ASEAN thì bị khuyên là cần kiềm chế ‘các tuyên bố và động thái khiêu khích’ của mình! Tức là ngầm hiểu Tàu chỉ hơi vụng về, còn các nước khác thì khiêu khích!”
***
Báo Tuổi Trẻ có bài nói về người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc: Cảnh Sảng, đừng ngụy biện nữa! LS Luân Lê nhắc báo Tuổi Trẻ: Cần gọi đúng tên. Ông Luân viết: “Đây không phải là phát ngôn của Cảnh Sảng, đại diện Bộ Ngoại giao của chính quyền cộng sản Trung Quốc, mà đây là phát ngôn chính thức của Chính quyền (và cũng là Đảng) cộng sản Trung Quốc…
Việc Cảnh Sảng, hay một ai khác, phát ngôn yêu cầu Việt Nam chấm dứt các hoạt động tại Bãi Tư Chính và đồng thời tuyên bố quần Đảo Trường Sa (chúng gọi là Nam Sa) là của chúng, là của chính quyền cộng sản Trung Quốc. Vì vậy, báo Tuổi trẻ viết thế này là chưa đúng đối tượng và chưa đúng chủ thể. Phải nói rõ đây là: Trung Quốc, hãy chấm dứt hành vi xâm lược“.
Còn Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói Trung Quốc cần tôn trọng lợi ích của Việt Nam ở Biển Đông. Báo “lề đảng” đưa tin, khi tham dự Hội chợ và Hội nghị thượng đỉnh thương mại, đầu tư Trung Quốc – ASEAN tại TP Nam Ninh, Quảng Tây, hôm 22/9, PTT Vũ Đức Đam hội đàm với Phó thủ tướng Trung Quốc Hàn Chính, ông Đam “đề nghị Trung Quốc tôn trọng quyền và lợi ích chính đáng của Việt Nam, không để tiếp diễn tình hình phức tạp trên biển“.
Bắc Kinh tuyên bố, khu vực bãi Tư Chính thuộc chủ quyền của Trung Quốc, rồi còn kêu gọi Việt Nam không được “xâm phạm” chủ quyền của họ. Lẽ ra những người đứng đầu đảng và nhà nước Việt Nam nên gọi tên, chỉ mặt, lên án những kẻ vừa ăn cướp, vừa la làng, đằng này Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vẫn vác mặt qua Tàu, tham dự hội chợ và hội đàm với kẻ cướp, lại còn yêu cầu chúng tôn trọng chủ quyền của mình mà chúng đang cướp?
Tưởng dân Việt Nam còn tin cái trò hề này của “hai đảng anh em”? Dân bây giờ không dễ bị lừa như cái thời theo đảng CSVN “chống Mỹ cứu nước” nữa rồi, cho nên qua sự kiện này, trông bộ mặt của đảng, nhà nước và chính phủ Việt Nam quá trơ trẽn!
Cập nhật tin ở bãi Tư Chính
Trang Dự án Đại Sự Ký Biển Đông đưa tin: “4h sáng sớm nay ngày 22/9, sau khi vào sâu chỉ cách bờ biển Việt Nam 85.6 hải lý, khoảng cách gần bờ biển Việt Nam nhất trong đợt đan áo thứ 3, tàu Hải Dương Địa Chất 8 cùng nhóm tàu hải cảnh đã tăng tốc độ và hướng ra khu vực Đá Chữ Thập, đánh dấu những ngày tạm nghỉ lần thứ 3. Đi cùng với Hải Dương Địa Chất 8 có các tàu hải cảnh 35111, 37111, 31302 và 4603”.
Trang này cũng có clip, tổng hợp chuyển động của nhóm tàu Hải Dương Địa Chất 8 từ 1h sáng cho tới 17h chiều ngày 22/9:
4h sáng sớm nay ngày 22/9, sau khi vào sâu chỉ cách bờ biển Việt Nam 85.6 hải lý, khoảng cách gần bờ biển Việt Nam nhất trong đợt đan áo thứ 3, tàu Hải Dương Địa Chất 8 cùng nhóm tàu hải cảnh đã tăng tốc độ và hướng ra khu vực Đá Chữ Thập, đánh dấu những ngày tạm nghỉ lần thứ 3. Đi cùng với Hải Dương Địa Chất 8 có các tàu hải cảnh 35111, 37111, 31302 và 4603. Tàu hải cảnh 45111 rẽ ngang và đi thẳng hướng về phía nam, nhưng hiện chưa rõ ràng tàu có tới khu vực lô dầu 06.1 hay đến nơi khác. Bám sát nhóm tàu Hải Dương Địa Chất 8 trên đường rời tới Đá Chữ Thập là tàu Truong Sa 401012. Tàu 33111 hiện vẫn đang nghỉ ở đá Subi. Tàu 3501 đã bật AIS trở lại cho thấy nó đang ở Đá Chữ Thập.Tại lô 06.1, giàn Hakuryu-5 vẫn hoạt động bình thường với sự hiện diện thường xuyên của hai tàu hải cảnh Trung Quốc. Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa là nơi Việt Nam luôn khẳng định có chủ quyền. Clip: chuyển động của nhóm tàu Hải Dương Địa Chất 8 từ 1h sáng cho tới 17h chiều nay.Posted by Dự án Đại Sự Ký Biển Đông on Sunday, September 22, 2019
Facebooker Lê Nguyễn Hương Trà xác nhận thông tin trên, đồng thời lưu ý: “Riêng tàu Hải cảnh số hiệu 45111 của Trung Quốc còn ở vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam. Giàn Hakuryu-5 của Nhật do công ty Rosneft Việt Nam BV thuê thăm dò ở Lô 06.1 bể Nam Côn Sơn vẫn đang hoạt động – trước đó dự kiến chỉ khoan đến hết ngày 15.9, với sự quấy nhiễu thường xuyên của các tàu hải cảnh Trung Quốc”.
Bà Trà kể, hiện có 27 tàu cảnh sát biển Việt Nam đang hoạt động quanh các giàn khoan, đặc biệt là khu vực mỏ Đại Hùng, tàu của lực lượng kiểm ngư cũng được điều ra hết. Bà Trà viết: “Nghe kể, mấy ông nội trên tàu Trung Quốc đã tới gần các giàn khoan bắc loa kêu Việt Nam nên khai thác chung ăn chia tỉ lệ 60-40 như Philippines”.
Bà Trà chia sẻ clip của ngư dân Việt Nam, ghi lại “chuyển động của nhóm tàu Haiyang Dizhi 8 ngày 22.9. (C2) Tàu hải cảnh Trung Quốc 3308 được nhìn thấy đang xáp gần giàn khoan Hakuryu-5”:
_____
Mời đọc thêm: Dân mạng phẫn nộ vì CSVN im thin thít trước hành vi ‘đểu cáng, dã tâm của Trung Cộng’ (NV). – Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị Trung Quốc không để tiếp diễn tình hình phức tạp trên biển (NLĐ). – Phó Thủ tướng đề nghị Trung Quốc không để tiếp diễn tình hình phức tạp trên biển(DT). – Phó TT Vũ Đức Đam được nói yêu cầu TQ tôn trọng chủ quyền VN ở Biển Đông(VOA).
– Vì sao Cảnh Sảng không nhắc ‘đường 9 đoạn’? (TT). – Trung Quốc có ý đồ tạo ‘thói quen xâm phạm’ biển Đông (PLTP). – Biển Đông, điểm nóng dầu khí, huyết mạch hàng hải, và gì nữa? (TT). – Dư luận quốc tế phản ứng với đòi hỏi phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông (ANTĐ). – Trung Quốc cản trở tàu tiếp tế Philippines ở Biển Đông (VNE).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét