Bài đăng nổi bật

Nhân sự chủ chốt cấp cao

  Nhân sự chủ chốt cấp cao. BCT đã có phương án chính thức về nhân sự chủ chốt trình trung ương đảng, dự kiến trung ương họp vào ngày 16-18 ...

Thứ Hai, 23 tháng 9, 2019

“Nhượng địa” chính sách

“Nhượng địa” chính sách

22-9-2019
Câu chuyện người Trung Quốc sở hữu 21 lô đất tại Đà Nẵng là một điều rất không đơn giản. Nói như ông Tô Văn Hùng – Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TNMT) Đà Nẵng thì: “Qua buổi làm việc, cơ quan chức năng đã kiểm tra các hồ sơ pháp lý, xác nhận việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đất cho 2 doanh nghiệp là đúng với quy định luật đất đai.”
Tôi thấy lạ quá!
Theo luật đất đai 2013 và Luật Nhà ở 2014, người nước ngoài chỉ được phép sở hữu tài sản trên đất (cụ thể là nhà ở) chứ không có quyền sở hữu đất đai tại Việt Nam. Người Trung Quốc đã lách qua khe hẹp mang tên doanh nghiệp do người Trung Quốc chi phối.
Hai doanh nghiệp được cấp quyền sử dụng đất gần sân bay quân sự Nước Mặn gồm: Công ty liên doanh Du lịch và Giải trí quốc tế đặc biệt Silver Shores Hoàng Đạt, Công ty TNHH Thương mại, Du lịch và Dịch vụ V.N.HOLIDAY.
Điểm chung của hai công ty này là vốn sở hữu của đại diện Trung Quốc lớn hơn phía đại diện Việt Nam. Và các hoạt động kêu gọi đầu tư theo hình thức doanh nghiệp Việt góp đất, nhà đầu tư Trung Quốc góp vốn sau đó mua lại cổ phần, nắm quyền chi phối sử dụng khu đất… để được cấp phép như 21 lô đất ở Đà Nẵng có lẽ không hiếm tại Việt Nam.
Đại tá Trương Chí Lăng, nguyên Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Quân sự thành phố Đà Nẵng trả lời báo chí cho biết sân bay quân sự Nước Mặn có vai trò quan trọng về phòng thủ của Đà Nẵng. Diện tích sân bay trước đây lớn, sau này Bộ Quốc phòng có nhượng bớt một phần đất cho thành phố mở đường. Với 21 lô đất thành phố đã cấp cho các doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài, ông Lăng nói câu chuyện này “có tính lịch sử”. Trước đây thành phố không làm theo quy trình xin ý kiến đơn vị quốc phòng đóng trên địa bàn trước khi cấp hoặc chuyển nhượng cho doanh nghiệp nên nhiều trường hợp cấp đất nhưng Bộ Chỉ huy quân sự thành phố không nắm được.
Và Việt Nam không chỉ có sân bay Nước Mặn là trọng điểm quân sự! Vậy có bao nhiêu trường hợp “lịch sử” khác mà ta chưa biết và kể cả lực lượng vũ trang cũng “không nắm được”? Đó chẳng phải là việc rất đáng lo hay sao?
Lại nhớ một chuyện khác, Đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa đã đưa ra sáng kiến lập pháp là vận động các thành viên Hội luật gia VN chấp bút dự thảo luật Biểu tình cho kịp với tiến độ. Chính phủ đã nợ Luật Biểu tình trước nhân dân quá lâu rồi.
Và Chính phủ với nòng cốt là các đảng viên được giao soạn các dự thảo luật trình Quốc hội mà chưa tận dụng triệt để tài nguyên trí tuệ của nhân dân trong việc soạn thảo luật và các chính sách khác như trường hợp Dự Luật Biểu tình; thì các kẽ hở như việc người Trung Quốc lách qua luật đầu tư để đứng tên doanh nghiệp sở hữu đất đai Việt Nam sẽ còn tiếp diễn.
Vậy khác nào nhượng địa ngoại bang về chính sách của quốc gia? Đó chẳng phải là việc rất rất rất đáng ko hay sao???
P/s: Ngay cả những cách “nhượng địa” khác mang màu sắc duy ý chí kiểu biết lỗ vẫn làm, biết dỏm vẫn làm như đường sắt Cát Linh- Hà Đông (ảnh), cao tốc Quảng Ngãi đều có màu sắc Tàu. Ngay cả dự luật dẫn độ tội phạm với Trung Quốc cũng thế. Nhân dân đều đứng ngoài những cuộc bất lợi cho nhân dân, đất nước như thế dù nhân dân è cổ trả nợ công cho chúng. Trong khi chẳng có ai chịu trách nhiệm cả!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét