Greg Poling bình luận về phát biểu của Cảnh Sảng
Song Phan
20-9-2019
Hôm qua nhân phát biểu ‘sảng’ của Cảnh Sảng rằng Trung Quốc có chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa, quyền chủ quyền và tái phán đối với vùng nước ở Bãi Tư Chính trong khu vực quần đảo Trường Sa, ông Greg Poling, giám đốc AsiaMTI bình luận trên twitter, như sau:
Trung Quốc vừa làm vừa vẽ cho ra chuyện. Bộ Ngoại giao TQ muốn tránh đề cập đến đường 9 vạch, nhưng vẫn yêu sách mọi thứ trong đó. Vì vậy, bộ này hợp lí hóa các hành động TQ ngoài khơi của VN với việc nói rằng bãi ngầm Vạn An (bãi Tư Chính) là một phần của quần đảo Trường Sa đang có tranh chấp. Vấn đề: không phải vậy”.
Trung Quốc vừa làm vừa vẽ cho ra chuyện. Bộ Ngoại giao TQ muốn tránh đề cập đến đường 9 vạch, nhưng vẫn yêu sách mọi thứ trong đó. Vì vậy, bộ này hợp lí hóa các hành động TQ ngoài khơi của VN với việc nói rằng bãi ngầm Vạn An (bãi Tư Chính) là một phần của quần đảo Trường Sa đang có tranh chấp. Vấn đề: không phải vậy”.
Bãi Tư chính là bãi ngầm dưới mặt biển. Thể địa lí trên măt biển khi triều cao gần với lô 06/01 nhất là đảo Trường Sa cách đó gần 190 nm. Bờ biển VN chỉ cách đó 140 nm. Ngay cả khi theo lập trường của TQ là phán quyết của trọng tài năm 2016 là không hợp lệ và Trường Sa được hưởng EEZ / CS (thềm lục đia), thì quả thật vô lí để yêu sách lô 06/01.
Như vậy, TQ vẫn đang đòi quyền đối với tất cả mọi thứ trong đường 9 vạch dù họ có thay đổi trong phát ngôn chăng? VÀ / HOẶC họ có yêu sách toàn bộ quyền lợi từ mọi thể địa lí, thậm chí ngầm dưới mặt biển, kéo ra 200 nm đến tận giới hạn lãnh hải của nước láng giềng, không chấp nhận trung tuyến chăng?
Có lẽ cả hai. TQ yêu sách EEZ đầy đủ từ “các nhóm đảo”, bao gồm các bãi ngầm dưới mặt biển, thông qua các đường cơ sở chưa được vẽ. Trong các khoảng trống còn lại trong đường 9 vạch, họ vẫn yêu sách quyền lịch sử. Xem bên dưới. Nhưng Bộ NG TQ sẽ không thừa nhận điều đó vì rất vô lí về mặt pháp lý, do đó, đó chỉ là cách hợp lí hóa chữa cháy (ad hoc)”.
***
Nói thêm cho các bạn ít theo dõi:
Tòa trọng tài vụ Philippines kiện Tàu cộng có phán quyết ngày 12/7/2016, dù trên nguyên tắc chỉ có hiệu lực với Philippines và Tàu cộng, nhưng gần như chắc chắn không có chuyện đảo ngược phán quyết này trong các vụ kiện liên quan trong tương lai. Trong phán quyết này có mấy điều liên quan như sau:
– Đường 9 vạch/đoạn hay Đường Lưỡi Bò không hiệu lực vì không có cơ sở trong UNCLOS và luật quốc tế.
– Không có thể địa lí nào ở TS đủ tiêu chuẩn là đảo theo UNCLOS để có EEZ và CS.
– Không thể coi qđ TS như một đơn vị thống nhất để vẽ đường cơ sở rồi tính EEZ và thềm lục địa.
– Không ai có thể đòi quyền sở hữu đối với bãi triều thấp bên ngoài lãnh hải, vốn được coi như một phần của đáy biển (do đó cũng không thể đòi sở hữu đối với bãi ngầm như bãi Tư Chính vốn có chỗ cạn nhất vẫn cách mặt biển 16m).
Mấy điều này chỉ là giải thích cho rõ các quy định trong UNCLOS nên Cảnh Sảng nói Tàu công có quyền theo UNCLOS ở khu vực quanh bãi Tư Chính chỉ là nói ‘sảng’.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét